Tiêm chất nhờn gối là một phương pháp hữu hiệu giúp giảm đau, chống viêm và cải thiện chức năng vận động của khớp gối khi khớp gối bị thoái hóa. Vậy, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức gì khi tiêm? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Chăm sóc sau khi tiêm chất nhờn gối
Để đảm bảo việc tiêm chất nhờn khớp gối an toàn và đạt hiệu quả, bệnh nhân sẽ được hút dịch gối và vô khuẩn trước khi tiêm.
Sau khi tiêm, người bệnh cần:
- Nghỉ ngơi trong khoảng từ 12 đến 24 giờ.
- Hạn chế các hoạt động chơi thể thao, chạy bộ trong vòng 48 giờ.
- Tránh các hoạt động mang vác nặng hoặc đứng lâu hơn 1 giờ.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng và ảnh hưởng đến tác dụng sau tiêm như các thực phẩm cay, nóng, rượu, bia, chất kích thích,…
Bổ sung chất nhờn gối có nguy hiểm không?
Nhiều bệnh nhân gặp vấn đề về thoái hóa khớp sẽ sử dụng các loại thuốc giảm đau, các loại thuốc chống viêm không steroid,… Tuy nhiên về lâu dài việc sử dụng các loại thuốc trên thường gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa,… Nhằm khắc phục nhược điểm mà các loại thuốc trên, biện pháp bổ sung chất nhờn được ứng dụng và điều trị rộng rãi. Nghiên cứu và thực tế đã chứng minh, tiêm chất nhờn khớp gối là một phương pháp hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân gặp vấn đề về thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Ưu điểm
- Giúp làm giảm nhanh các cơn đau nhức.
- Hạn chế đến mức thấp nhất các phản ứng viêm nhiễm, đau nhức và mệt mỏi sau khi tiêm.
- Tác dụng phụ biến mất sau khoảng 2 đến 3 ngày và chỉ xuất hiện trong lần tiêm đầu.
- Hiệu quả có thể kéo dài đến 6 tháng do khả năng kích thích sản sinh ra acid hyaluronic tự nhiên.
- Tăng hoạt tính men TIMP, ức chế thoái hóa sụn khớp, kết nối các proteoglycan giúp tăng sinh tổng hợp tế bào sụn khớp.
Nhược điểm
- Không đáp ứng được với mọi người bệnh có nhu cầu sử dụng.
- Không phải trường hợp nào cũng đạt hiệu quả tốt.
- Hiệu quả sẽ kém nếu không tiêm thuốc vào đúng vị trí.
- Tình trạng teo da, mất sắc tố da có thể xuất hiện nếu tiêm nhiều lần vào một vị trí và tiêm quá nông.
- Nếu không đảm bảo vô khuẩn khi tiêm có thể dẫn đến hủy hoại xương khớp, dính khớp, nhiễm trùng huyết.
- Không thể điều trị bệnh tận gốc.
- Chi phí điều trị cao.
Một số trường hợp chống chỉ định tiêm chất nhờn gối
Tiêm chất nhờn vào khớp gối (hay còn gọi là tiêm viscosupplementation) có thể không phù hợp hoặc được coi là chống chỉ định trong một số trường hợp sau:
- Nhiễm trùng: Bất kỳ nhiễm trùng nào ở vùng khớp gối sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau tiêm chất nhờn. Trong trường hợp nhiễm trùng, việc tiêm chất nhờn có thể không được khuyến nghị hoặc cần phải hoãn lại cho đến khi nhiễm trùng được điều trị hoàn toàn.
- Dị ứng hoặc phản ứng nặng đối với chất nhờn: Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng nặng với các thành phần của chất nhờn được tiêm, việc tiêm chất nhờn có thể không phù hợp.
- Tình trạng viêm nhiễm cấp tính: Trong trường hợp viêm nhiễm cấp tính ở khớp gối, việc tiêm chất nhờn có thể không mang lại lợi ích và có thể gây đau hoặc kích thích sự viêm nhiễm.
- Bệnh gout cấp tính hoặc cấp động: Trong các trường hợp cấp tính hoặc cấp động của bệnh gout, việc tiêm chất nhờn có thể không được khuyến nghị vì nó có thể gây kích thích và làm tăng đau.
- Tình trạng xương khớp cực đoan hoặc tình trạng không còn mô sụn: Trong các trường hợp mất sụn nặng, không còn khả năng tái tạo sụn, việc tiêm chất nhờn có thể không hiệu quả và không đem lại lợi ích đáng kể.
Trước khi quyết định tiêm chất nhờn, việc thảo luận và kiểm tra tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân với bác sĩ chuyên khoa là quan trọng để đảm bảo tính phù hợp và an toàn của phương pháp điều trị này.
Hiệu quả khi bơm chất nhờn gối
Mục đích chính của việc tiêm chất nhờn khớp gối là bổ sung acid hyaluronic vào phần khớp bị thoái hóa dẫn đến khô khớp. Việc này mang lại một số hiệu quả nhất định như sau.
Bổ sung dịch khớp giúp giảm đau
Acid hyaluronic có tác dụng chống viêm, giúp ức chế các cytokine gây viêm và ngăn chặn các hoạt chất gây viêm như PGE2.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với người bị thoái hóa khớp gối, bổ sung hyaluronic có tác dụng giảm đau tốt hơn giả dược, và hiệu quả bền vững hơn khi tiêm corticoid.
Làm giảm hiện tượng cứng khớp gối và thoái hóa sụn khớp
Việc các khớp gối được bôi trơn sẽ giúp giảm sự va chạm giữa các đầu xương, từ đó làm giảm hiện tượng đau, cứng khớp.
Bổ sung acid hyaluronic cũng làm chậm tốc độ mất xương của chuột bị loãng xương và tăng hoạt động của nguyên bào xương, góp phần ngăn chặn quá trình thoái hóa sụn khớp.
Giúp cải thiện chức năng và phạm vi vận động
Bổ sung acid hyaluronic giúp lượng dịch khớp được đảm bảo hoạt động ở mức bình thường, tăng khả năng hạn chế tổn thương ở khớp và cải thiện khả năng vận động của khớp gối. Việc này giúp bệnh nhân có thể co duỗi chân cũng như đi lại dễ dàng hơn.
Tránh các phản ứng phụ
Hầu hết các biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối như tiêm thuốc giảm đau, uống thuốc kháng viêm,… đều ít nhiều để lại các tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, khi tiêm chất nhờn, các phản ứng phụ xảy ra rất ít hoặc không có.
Hạn chế ảnh hưởng xấu của các loại thuốc khác
Khi uống thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hay các loại thuốc khác, người bệnh có thể bị đau dạ dày hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng tiêm chất nhờn lại hoàn toàn không để lại tác dụng phụ.
Đặc biệt hơn, kể cả người bệnh đang gặp các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể sử dụng.
Thuốc tăng chất nhờn gối
Acid hyaluronic là thuốc tăng chất nhờn khớp gối được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp.
Sự bổ sung loại acid này dẫn đến tăng kéo dài nồng độ và trọng lượng phân tử của acid hyaluronic nội sinh, giúp cải thiện chức năng khớp. Nó cũng có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhờ làm giảm sản sinh các hóa chất gây viêm trong dịch khớp (PE G2, bradykinin), ức chế cảm thụ đau ở người bệnh.
Acid hyaluronic có tác dụng chống viêm do ngăn chặn tác dụng của cytokine và ngăn chặn sinh tổng hợp PGE2. Dù chỉ lưu lại trong dịch khớp 7 ngày nhưng nó duy trì tác dụng trong vòng 6 tháng nhờ kích thích sản xuất acid hyaluronic nội sinh. Thực hiện thí nghiệm trên động vật cho thấy acid hyaluronic còn có tác dụng bảo vệ và sửa chữa các tế bào sụn.
Acid hyaluronic có khả năng ức chế thoái hóa sụn khớp do gia tăng hoạt tính của men tisue inhibitor metalloprotease (TIMP), kết nối các proteoglycan và tăng sinh tổng hợp của tế bào sụn khớp.
Loại thuốc tăng chất nhờn khớp gối này có hiệu quả rõ rệt đối với người bệnh thoái hóa khớp ở nhiều mặt, nhất là cải thiện chức năng của khớp.
Thiếu chất nhờn khớp gối nên ăn gì?
Những thực phẩm giàu acid béo omega-3
Theo một số nghiên cứu cho thấy, omega-3 có tác dụng tạo độ ẩm, kích thích quá trình tiết chất nhờn ở khớp và giữ sự trơn tru. Vì vậy, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu omega-3 sẽ góp phần vào việc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị tình trạng thiếu chất nhờn khớp gối.
Các loại thực phẩm chứa nhiều omega-3 có thể kể đến như cá cơm, cá thu, cá hồi, dầu gan cá, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, hạt hạnh nhân,…
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa là thực phẩm chứa lượng canxi dồi dào, cần thiết cho quá trình chữa lành những tổn thương của xương khớp, duy trì hệ xương khỏe mạnh và chống lão hóa.
Cà chua
Cà chua chứa một lượng lớn lycopene và vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm khuẩn, kháng viêm, giảm đau, tăng khả năng chữa lành tổn thương các mô mềm, xương khớp và các dây thần kinh.
Ngũ cốc và các loại hạt
Trong ngũ cốc và các loại hạt có chứa nhiều canxi, vitamin, chất đạm, magie, acid béo omega-3. Các chất này giúp nuôi dưỡng hệ xương, kích thích tiết dịch ở khớp gối và tăng khả năng phục hồi tổn thương.
Ngoài ra, những thực phẩm này còn chứa các chất chống oxy hóa, góp phần làm chậm quá trình lão hóa xương, khớp, dây chằng, cơ, dây thần kinh và các mạch máu.
Rau xanh
Rau xanh là thực phẩm có chứa nhiều vi chất dinh dưỡng như vitamin C, K, A, canxi, collagen và chất chống oxy hóa. Chúng đều là những chất giúp ngăn ngừa thoái hóa tiến triển, giảm đau, thúc đẩy chữa lành tổn thương và tăng tiết dịch khớp.
Một số loại rau có chứa nhiều dịch nhờn tự nhiên như rau đay, mồng tơi, đậu bắp,…
Hải sản
Các loại hải sản như tôm, cua, ốc, hàu, sò,… đều có hàm lượng canxi, omega-3, magie, kẽm và kali dồi dào. Những thành phần dinh dưỡng này đều góp phần vào quá trình giảm đau, kháng viêm, tăng tiết dịch khớp giúp người bệnh vận động linh hoạt và tăng khả năng chịu đựng.
Quả bơ
Trong quả bơ có chứa nhiều vitamin K, C, E, vitamin B5, B6, kali và folate. Chúng tham gia vào quá trình kháng viêm, giảm đau, tăng tốc độ tái tạo của các tế bào, rất tốt cho hệ xương khớp.
Một số loại thực phẩm khác bạn có thể bổ sung vào bữa ăn để tăng chất nhờn khớp gối như trà xanh, các loại trái cây, dầu oliu,… Bạn cũng cần lưu ý uống nhiều nước và hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều đường và muối.
Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về việc tiêm chất nhờn gối. Nếu bạn cần tư vấn thêm về điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp tiêm, hãy liên hệ ngay với phòng khám DrKnee qua website dknee.vn. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn.