Khớp háng nhân tạo là một giải pháp y tế quan trọng cho những người gặp vấn đề về khớp háng do tổn thương hoặc bệnh lý. Bài viết này khám phá sâu hơn vào các loại khớp háng nhân tạo, từ các loại chất liệu đến công nghệ tiên tiến và lựa chọn phù hợp
Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là một loại phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, thường chỉ thực hiện khi các khớp háng đã hư hỏng nặng do một số bệnh về viêm cơ xương khớp như thoái hóa khớp, ngoài ra cũng có thể do các chấn thương mạnh, sự bất ổn sau chấn thương hoặc một số nguyên nhân khác.
Tại Việt Nam, kỹ thuật này đã được ứng dụng và phát triển trong hơn 40 năm, đến nay mỗi năm đã có hàng nghìn ca bệnh được thay khớp thành công. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo mở ra cơ hội thoát khỏi cơn đau xương khớp dai dẳng cho người bệnh và giúp người bệnh hồi phục các hoạt động vận động bình thường.
Một trong những điều người bệnh quan tâm đó là cần phải thay khớp như thế nào? Là toàn bộ khớp hàng hay chỉ một phần. Cùng Drknee tìm hiểu nhé!
>> Xem thêm: Thay Khớp Háng Hai Bên Và Những Điều Bạn Cần Biết
Thay khớp háng nhân tạo là gì?
Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là một quy trình ngoại khoa thay thế khớp nhân tạo cho khớp bị đau do tổn thương bệnh lý. Phẫu thuật này thường được chỉ định khi có tổn thương ở khớp, mà tổn thương này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày, học tập và lao động của người bệnh.
Dựa vào hình ảnh tổn thương, bác sĩ sẽ có thể đánh giá tình trạng của bệnh nhân và đưa ra các lựa chọn điều trị tối ưu. Việc phân tích kỹ lưỡng hình ảnh giúp xác định phạm vi và mức độ tổn thương, từ đó quyết định liệu có cần phẫu thuật hay không và phương pháp nào sẽ phù hợp nhất. Đây được xem là phương pháp cuối cùng và mạnh nhất trong các phương pháp điều trị bệnh cơ xương khớp. Sau phẫu thuật người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường, cơn đau giảm một cách triệt để và khả năng sinh hoạt được thực hiện cách toàn diện nhất.
Thay khớp háng nhân tạo có 3 loại là: thay khớp háng toàn phần, thay khớp háng bán phần và thay chỏm khớp háng.
Khớp háng nhân tạo toàn phần
Thay khớp háng nhân tạo toàn phần là phương pháp người bệnh được thay thế toàn bộ khớp cần điều trị. Thay khớp háng toàn phần bao gồm thay chỏm xương đùi và ổ cối. Lý do được chỉ định có thể do người bệnh có sự tổn thương quá lớn hoặc rộng hết cả khớp điều trị, bị thoái hóa rất nặng hoặc bị hoại tử bởi một chấn thương nào trước đó.
Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo toàn phần có thể hiểu qua 2 sự thay thế:
– Thay thế phần chỏm của xương đùi: phần này được thay bằng chỏm vật liệu là kim loại hoặc bằng sứ, tùy theo tình trạng và cơ sở y tế bạn phẫu thuật.
– Phần cối: Một chuôi cắm từ chỏm vào lòng tủy xương đùi, sau đó có thể bỏ đi phần ổ cối đã bị hư hỏng thay vào đó là vật liệu bằng kim loại hoặc sứ hoặc có thể là Polyethylene.
Sau khi thay khớp toàn phần, người bệnh sẽ có sự hồi phục rất lớn về khớp đó, giúp cho người bệnh sinh hoạt bình thường và giảm hết các cơn đau trước đó.
Khớp háng nhân tạo bán phần Bipolar
Thay khớp háng nhân tạo bán phần là phương pháp người bệnh chỉ được thay thế một phần mặt phía bên trái hoặc phải của khớp háng, thay phần khớp bị tổn thương hoặc các chấn thương ảnh hưởng. Hoặc thay khớp bán phần cũng được chỉ định khi thể trạng người bệnh quá yếu, việc thay khớp toàn phần không thể đảm bảo được sức khỏe trong và sau phẫu thuật của người bệnh.
Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo bán phần thường được áp dụng để điều trị cho những người bệnh gãy cổ xương đùi. Khi đó các vật liệu như titanium, cobalt hay kim loại sẽ được sử dụng để thay thế chỏm xương đùi bị hư hại.
Ở những bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp nhân tạo bán phần, các sinh hoạt của người bệnh cũng sẽ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, chúng ta luôn lo lắng về phần còn lại của khớp chưa được thay và cần lưu ý để chăm sóc thật kỹ.
Đây là loại phẫu thuật đơn giản hơn, độ bền cơ học cao và đặc biệt khi vô tình bị hỏng cũng dễ dàng thay lại, có thể hình dung là thay chỏm xương đùi đơn thuần.
>> Xem thêm: Thay Khớp Háng Ở Người Trẻ Bạn Có Biết?
Thay chỏm khớp háng nhân tạo
Chỏm xương đùi bị tổn thương được bỏ và thay thế bằng chỏm kim loại. Chỏm kim loại được đặt vào giữa hõm xương đùi. Chỏm xương đùi có thể được cố định bằng xi măng hoặc “ép chặt” vào xương. Phần trên chỏm đặt một khối cầu bằng gốm hoặc kim loại. Chỏm xương đùi bị tổn thương đã được loại bỏ được thay thế bởi khối cầu này. Đó là trường hợp thay chỏm khớp háng.
Các công ty phân phối vật liệu thay khớp háng nhân tạo?
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều nhà phân phối để cung cấp các vật liệu thay khớp háng nhân tạo. những chất liệu đó bao gồm: Kim loại, sứ, xi măng hay các chất nhựa như polyethylene. Để có một cuộc phẫu thuật thành công thì chất liệu phải đảm bảo chất lượng cao nhất.
Một số công ty có thể kể đến như Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn DKSH Việt Nam, nơi có những vật liệu để cung cấp cho thay khớp háng nhân tạo hoặc Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn B.Braun nơi cung cấp các bộ phận giúp cho cấy ghép thay khớp như: ổ cối sứ, các dụng cụ cần thiết hoặc chỏm khớp.
>> Xem thêm: Những Lưu Ý Sau Khi Phẫu Thuật Thay Khớp Háng Mà Bạn Nên Biết
Nguồn gốc, xuất xứ của các vật liệu thay khớp nhân tạo?
Các vật liệu được sử dụng trong thay khớp háng nhân tạo thường có xuất xứ từ các công ty nước ngoài, và có nguồn gốc từ Đức hay Pháp.
Ví dụ sản phẩm chỏm khớp được cấu tạo từ hợp kim Cobalt và crom, được sản xuất tại Tuttlingen, Đức,….
Loại nào tốt nhất để thay khớp háng nhân tạo?
Tùy vào vị trí của khớp, phần được thay mà chọn vật liệu cho phù hợp. Một số vật liệu được sử dụng trong thay khớp háng nhân tạo như:
- Kim loại: Kim loại được sử dụng như Cobalt, Chromium hoặc titan,… những kim loại này hạn chế được sự oxy hóa trong thời gian, tuy nhiên nó cũng có sự hạn chế bởi có thể phát ra các tiếng, âm thanh khi vận động cho nên sử dụng hiện nay không còn nhiều nữa.
- Sứ: Đây là nguyên liệu giúp làm giảm độ màu mòn của khớp rất cao. Tuy nhiên, thực tế được sử dụng ít trong các trường hợp thay khớp nhân tạo bởi nó có nhược điểm đó là giá thành đắt hoặc có thể bị vỡ một ít trong các trường hợp hi hữu, hiếm gặp.
- Polyethylene: Sử dụng vật liệu này đảm bảo được độ mài mòn được giảm lớn, không bị ảnh hưởng và xuất hiện các âm thanh khi hoạt động cũng như không bị vỡ. Tuy nhiên giá thành của nó cũng sẽ mắc.
Từ các ưu nhược điểm của các vật liệu, chúng ta có thể thấy được việc sử dụng nguyên liệu là polyethylene được sử dụng phổ biến hiện nay. Thường có sự kết hợp giữa kim loại và polyethylene cũng là một phối hợp đem lại hiệu quả rất cao bơi giá thành được giảm, độ bền ổn định kèm theo đó là không tạo ra các tiếng kêu gây ảnh hưởng trong sinh hoạt người bệnh.
Cho nên, tùy thuộc vào các cơ sở khám chữa bệnh, tình trạng khớp háng của bệnh nhân mà bác sĩ điều trị và các chuyên gia y tế chọn lựa cũng như loại phẫu thuật thích hợp nhất cho người bệnh.
Hy vọng những thông tin mà Drknee chia sẻ trên đây giúp các bạn nắm được các thông tin tổng quan các loại khớp háng nhân tạo. Để được tư vấn và thăm khám về các tình trạng sức khỏe của bạn, đặc biệt về tình trạng cơ xương khớp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi.