Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, đặc trưng bởi sự giảm mật độ xương, xương trở nên yếu, giòn, chỉ cần ngã hoặc va chạm nhẹ cũng có thể gãy xương. Đặc biệt hơn, nữ giới có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Chính vì vậy, Estrogen và liệu pháp hormone là giải pháp tiềm năng hiện nay giúp chị em phụ nữ ngăn ngừa loãng xương, cải thiện nội tiết tố nữ. Mời các bạn cùng Drknee tìm hiểu chi tiết hơn về Estrogen và liệu pháp hormone này nhé.
Tổng quan về Estrogen và liệu pháp hormone
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mật độ xương ở nam giới sau 50 tuổi giảm 0.4%/ năm, trong khi phụ nữ từ 30 tuổi trở lên mật độ xương giảm 0.75-1%/ năm và giảm gấp 3 lần vào thời kỳ sau mãn kinh. Liệu pháp hormone cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều phụ nữ bằng cách làm giảm các triệu chứng nhưng không áp dụng cho tất cả phụ nữ sau mãn kinh.
Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, nguy cơ mắc chứng loãng xương cũng tăng cao. Estrogen và liệu pháp hormone là giải pháp tiềm năng, tuy nhiên cần đo mật độ xương trước để quyết định xem liệu pháp này có phù hợp với bản thân không. Bên cạnh các lợi ích ngăn ngừa loãng xương, cải thiện nội tiết tố nữ, Điều nãy cũng có rủi ro như gây ung thư vú, do đó cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ trước khi đưa ra quyết định.
Công dụng và nguyên tắc điều trị
Estrogen có công dụng ngăn ngừa gãy xương duy trì mật độ xương. Dùng thuốc hiệu quả nhất nếu bắt đầu trong vòng 4 đến 6 năm sau mãn kinh, estrogen đường uống cũng đem lại hiệu quả chống loãng xương ngay cả khi sử dụng muộn hơn.
Estrogen và liệu pháp hormone (estrogen kết hợp với progestogen) được chấp thuận để ngăn ngừa loãng xương và giảm tỉ lệ gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh (kể cả người không mắc bệnh loãng xương). Một nghiên cứu gần đây cho thấy liệu pháp hormone giảm tỷ lệ gãy xương xuống 24%.
Trường hợp phụ nữ dưới 60 tuổi hoặc đã trải qua ít hơn 10 năm mãn kinh, lợi ích tiềm năng của liệu pháp hormone có thể nhiều hơn mối nguy hại. Nữ giới trong độ tuổi này có nguy cơ loãng xương cao, liệu pháp hormone sẽ làm giảm sự mất xương và gãy xương. Đặc biệt nó còn hữu hiệu với những bệnh nhân mà thuốc điều trị loãng xương không đáp ứng hiệu quả được.
Một khía cạnh khác cần lưu ý là các tác dụng phụ tiềm ẩn, khuyến cáo chị em phụ nữ nên sử dụng liệu pháp hormone trong trường hợp các loại thuốc khác không hiệu quả, sử dụng với liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất. Hơn nữa, cần cân nhắc cẩn thận giữa rủi ro và lợi ích của liệu pháp estrogen và hormone trong điều trị loãng xương
Cách sử dụng Estrogen và liệu pháp hormone
Có rất nhiều cách sử dụng khác nhau như dạng đường uống hoặc hấp thu qua da (miếng dán, kem dưỡng da, xịt, hoặc gel). Bệnh nhân tiến hành điều trị nên bắt đầu với liều thấp nhất và tăng dần lên mỗi 2- 4 tuần khi cần thiết. Liều thấp nhất thường dùng là:
- Estrogen đường uống: 0,5mg/lần/ngày
- Miếng dán estradiol: bôi lên da một hoặc hai lần mỗi tuần ( liều lượng hấp thu được là 0,025- 0,375 mg/ngày
Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm progestogen cho estrogen vì estrogen không đối lập làm tăng nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung. Các progestogen kết hợp với estrogen liên tục (hàng ngày) với liều lượng cần là
- Medroxyprogesterone acetate: 2,5 mg /ngày
- Progesterone vi thể (tự nhiên hơn loại progesterone tổng hợp): 100 mg/ngày
Các sản phẩm kết hợp của estrogen và progestogen (liệu pháp hormone) có sẵn trên thị trường như:
- Thuốc uống một lần mỗi ngày (ví dụ: estrogen kết hợp với medroxyprogesterone acetate ; norethindrone acetate kết hợp với estradiol; estradiol cộng với progesterone)
- Miếng dán (ví dụ estradiol phối hợp với levonorgestrel mỗi tuần một lần, estradiol kết hợp với norethindrone acetate hai lần mỗi tuần)
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
Nữ giới giai đoạn tiền mãn kinh (phụ nữ < 60 tuổi hoặc đã trải qua < 10 năm mãn kinh), nguy cơ mắc chứng loãng xương tăng cao. Bệnh nhân nữ không đáp ứng hiệu quả với các thuốc ưu tiên trong điều trị loãng xương.
Chống chỉ định
Estrogen chống chỉ định cho bệnh nhân nữ có hoặc có nguy cơ cao bị ung thư vú, đột quỵ, bệnh động mạch vành hoặc huyết khối. Không khuyến cáo điều trị bằng nội tiết tố ở phụ nữ > 60 tuổi hoặc > 10 đến 20 năm sau mãn kinh. Nữ giới trong độ tuổi này, tác hại tiềm ẩn của liệu pháp hormone (như bệnh động mạch vành, đột quỵ, chứng sa sút trí tuệ, huyết khối tắc nghẽn tĩnh mạch) có thể vượt quá những lợi ích tiềm ẩn.
Theo dõi trong và sau khi sử dụng
Trước khi kê toa bác sĩ lâm sàng sẽ thảo luận về những rủi ro và lợi ích của nó với bệnh nhân. Cần theo dõi và điều trị loãng xương cần chặt chẽ trong và sau khi dùng estrogen và liệu pháp hormone (kết hợp estrogen và progestogen) bởi các rủi ro như:
Progestogen gây các tác dụng phụ (chướng bụng, căng vú, tăng mật độ vú, đau đầu, tăng nguy cơ huyết khối…). Progesterone vi thể thường sẽ ít tác dụng phụ hơn.
Do những mối quan tâm trên và có các phương pháp điều trị loãng xương khác, các tác hại của estrogen nhiều hơn lợi ích điều trị loãng xương với hầu hết phụ nữ trước giai đoạn mãn kinh; khi cần phải điều trị bằng thuốc này, nên điều trị ngắn hạn và cần theo dõi chặt chẽ.
Bất kỳ trường hợp chảy máu âm đạo ở phụ nữ bằng liệu pháp nội tiết này nên được đánh giá ngay và dừng thuốc để loại trừ nguy cơ ung thư. Tuy nhiên tầm quan trọng của ăn uống cũng là những vấn đề có thể dẫn đến bệnh loãng xương.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về Estrogen và liệu pháp hormone hỗ trợ điều trị loãng xương cho đối tượng phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Bạn có thể tham khảo qua và đừng ngần ngại liên hệ ngay với Drknee theo hotline: 0938 246 482 dưới đây để được chuyên gia giải đáp thắc mắc tận tình nhé. Drknee luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng hành cùng bạn, hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho chị em phụ nữ trong suốt quá trình điều trị loãng xương.