Tìm Hiểu Về Phương Pháp Ghép Sụn Khớp Gối Nhân Tạo Và Chăm Sóc Sau Phẫu Thuật

Tìm Hiểu Về Phương Pháp Ghép Sụn Khớp Gối Nhân Tạo Và Chăm Sóc Sau Phẫu Thuật

Tìm Hiểu Về Phương Pháp Ghép Sụn Khớp Gối Nhân Tạo Và Chăm Sóc Sau Phẫu Thuật

Ghép sụn khớp gối nhân tạo là một trong những phương pháp điều trị được nhiều người quan tâm khi bị thoái hóa khớp gối, nhất là ở người cao tuổi. Thoái hóa khớp gối là bệnh mãn tính, độ tuổi thường xảy ra nhiều nhất đó là những người trên 40 tuổi, và đặc biệt sau 60 tuổi đến 70% người có những triệu chứng của thoái hóa khớp. Hiện nay, việc tìm hiểu đến những cách và phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối luôn là điều mà rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Phòng khám Dr Knee tìm hiểu qua bài dưới đây nhé!

Bản chất của hư khớp gối là gì? Ghép sụn khớp gối nhân tạo là gì?

Ghép sụn khớp gối nhân tạo

Nói một cách cho bạn có thể hình dung được đó là: nơi mà 2 xương gặp nhau thường được bao phủ bởi một chất liệu cao su gọi là sụn. Vật liệu này cho phép các xương trượt qua nhau mà không gây đau. Khi quá trình hư khớp gối bắt đầu, sụn bắt đầu bị phá vỡ, sụn là thứ bị hư đầu tiên. Khi nó mòn đi, các xương trong khớp bắt đầu cọ xát với nhau, điều này có thể gây đau, cứng và sưng, từ đó tiến triển đến vấn đề hư xương và vẹo trục.

Ghép sụn khớp gối nhân tạo là một phương pháp được sử dụng làm nếu sụn không thể tái tạo lại nữa, nó giúp khôi phục lại toàn bộ chức năng của khớp và cơn đau của bạn sẽ thuyên giảm rất đáng kể. Có thể kể đến các công dụng khi thay sụn như giảm đau hiệu quả, chức năng vận động tăng lên, giúp ngăn ngừa và chậm tiến triển của bệnh cơ xương khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng.

>> Xem thêm: Biểu Hiện Thoái Hóa Khớp Gối

Có thể mổ ghép sụn khớp gối không?

Câu trả lời chắc chắn là có. Để chắc chắn như vậy, phòng khám chúng tôi sẽ giải thích cho câu trả lời dưới đây.

Sụn khớp là một lớp mô màu trắng, bao phủ các đầu xương (bề mặt khớp), có tính chất vừa dai và vừa có khả năng phục hồi. Sụn khớp có tác dụng rất quan trọng trong sự hoạt động của khớp, nó giúp việc “vận hành” của khớp gối một cách êm ái vừa làm mềm giảm xóc trong trường hợp chịu lực cao.

Mở ghép sụn khớp gối

Sụn khớp gối có một vai trò quan trọng như vậy, nhưng số lượng tế bào sụn trong mô thực sự rất nhỏ, chúng có nhiệm vụ giữ cho sự vận hành của khớp được thực hiện liên tục. Thật không may, không giống các mô khác, bản thân tế bào sụn không thể sinh sản và tái tạo được. Cho nên, việc ghép sụn gối là điều cực kì cần thiết và quan trọng ở người bệnh bị hư sụn, mài mòn sụn.

Mặt khác, mức độ đau khớp gối cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự hư hỏng, tổn thương của sụn khớp. Sụn khớp gối có thể xem như là một lớp đệm tránh cho các xương khớp tiếp xúc trực tiếp với nhau. Do đó, nếu lớp đệm này bị hư hỏng thì mức độ va chạm các xương nó sẽ tăng lên rất nhiều, nếu không điều trị kịp thời khớp sẽ trở nên bị sưng và cứng, để lâu dài sẽ tiến triển nặng thêm

Ghép sụn khớp gối lấy từ đâu?

Khi khớp gối bị tổn thương từ nhẹ đến nặng, các phương pháp thích hợp sẽ được khuyến cáo điều trị. Có rất nhiều trường hợp dù người bệnh không quá nặng nhưng việc điều trị nhờ vào thuốc không thể đáp ứng được, lý do đó có thể do việc tổn thương sụn khớp gối. Khi đó, phẫu thuật ghép sụn khớp gối được bác sĩ chỉ định cho người bệnh.

Ghép sụn khớp gối lấy từ đâu

Ghép sụn khớp có thể hiểu như là phương pháp để có thể sửa và tái tạo lại các sụn khớp bị hư hại, khớp bị tổn thương. Những tổn thương sụn có thể được thay thế bằng các sụn khác trong cơ thể còn nguyên vẹn (thường được gọi cấy sụn tự thân), hoặc tế bào sụn của người khác.

Ghép sụn tự thân

Ghép sụn tự thân

Thông thường các sụn được ghép vào sụn khớp gối được lấy ở khác vị trí không chịu lực để ghép tới những sụn chịu lực nhiều và bị tổn thương. Những sụn không chịu lực có thể kể đến như: sụn tai, sụn ở phần cuối của xương sườn, …

Có thể tổng quan việc lấy sụn tự thân như sau: Một mẩu sụn nhỏ sẽ được cắt và lấy ra ở bộ phận ít chịu lực nhất, sau đó được đem đến vùng khớp gối để cấy ghép sụn vào, thường thực hiện bằng kỹ thuật nội soi.

Trong trường hợp sử dụng sụn của bản thân thì sự thải ghép sẽ đảm bảo hơn các trường hợp ghép sụn khác.

Ghép sụn từ sụn của người khác

ghép sụn từ sụn của người khác

Phương pháp này thường áp dụng cho những trường hợp tổn thương lớn hơn của sụn khớp. Việc cấy ghép sẽ giúp cho phục hồi bề mặt khớp như ban đầu.

Cũng giống như ghép sụn tự thân, thay vì lấy một phần tế bào sụn khỏe mạnh của mình thì phương pháp này cấy ghép sụn từ tế bào sụn khỏe mạnh của người khác, thông thường là một người hiến tặng sau khi qua đời. Ở giải pháp này chúng ta cần có sự theo dõi sát sao cho người bệnh hơn để tránh trường hợp thải ghép không mong muốn.

Ghép sụn khớp nhân tạo hay đồng loại không?

Có thể hiểu đây là phương pháp cấy ghép tế bào sụn nhân tạo.

Ghép sụn khớp gối nhân tạo

Hiện nay, phương pháp này đang ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn, nó dựa vào nguyên tác là tế bào sụn sẽ được nuôi cấy bên ngoài, sau đó đến một lúc thích hợp được ghép vào vùng tổn thương. Ghép sụn nhân tạo được mô tả qua 2 quá trình:

– Nuôi cấy tế bào sụn: Tế bào ban đầu sẽ được lấy từ một mảnh sụn nhỏ, ở một người khỏe mạnh và chắc chắn rằng tại nơi ít chịu lực của khớp nhất bằng phẫu thuật nội soi, sau đó được nuôi cấy trong môi trường thích hợp để phát triển.

– Ghép sụn nuôi cấy sụn vào tế bào sụn khớp tổn thương: quá trình này thường thực hiện sau 3-5 tuần nuôi cấy sụn nhân tạo.

Hiệu quả sau phẫu thuật ghép sụn như thế nào?

Hiệu quả sau phẫu thuật ghép sụn

Chắc chắn rằng hiệu quả sau khi ghép sụn sẽ đáp ứng sự mong đợi của bạn. Khi hoàn thành quá trình ghép sụn, sẽ tạo được sự liền xương tại khớp gối, sụn được ghép sẽ thay thế sụn ban đầu thực hiện các chức năng cần thiết, giúp khớp gối giảm xóc khi chịu lực, giúp giảm ma sát khi di chuyển, giúp khớp gối có sự linh động khác biệt.

Sụn khớp gối được tái tạo lại, nó như giá đỡ để gắn kết các đầu xương lại với nhau, giúp hoạt động trơn tru và tốt nhất. Không chỉ là giúp đỡ chịu lực mà còn góp phần nuôi dưỡng và giúp tái tạo những lớp sụn mới, phương pháp này là phương pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả cao.

Một số hình ảnh bằng chứng y khoa sau khi ghép sụn

Ghép sụn khớp gối

Chăm sóc sau mổ ghép sụn khối nhân tạo

Việc chăm sóc sau một quá trình phẫu thuật luôn là điều dĩ nhiên nhất. Muốn có được kết quả tốt nhất, không chỉ cần kỹ thuật tốt của bác sĩ phẫu thuật, mà chăm sóc sau phẫu thuật để phục hồi chức năng sớm chiếm phần quan trọng không kém, kèm theo đó cần lưu ý những vấn đề đi lại như thế nào, nên hay không nên làm gì, các dấu hiệu cần tái khám có thể xảy ra sau khi ghép sụn gối để bạn có thể an tâm và có kiến thức phòng tránh hiệu quả.

Chăm sóc sau mổ ghép sụn

  • Việc đầu tiên sau khi phẫu thuật xong chính là ổn định tinh thần, giữ tâm trạng thoải mái nhất.
  • Nếu xuất hiện tình trạng đau, việc kiểm soát cơn đau là vấn đề luôn cần lưu ý để chăm sóc.
  • Khoảng ngày thứ 2 sau phẫu thuật người bệnh đã được các nhân viên y tế hướng dẫn, bắt đầu tập hoạt động đi lại nhẹ nhàng. Đây là một phẫu thuật không quá lớn nên thời gian phục hồi cũng sẽ nhanh chóng.
  • Sau khi xuất viện, hoạt động sẽ có thể không được linh hoạt như sụn khớp tự nhiên bình thường cho nên vẫn hạn chế các trường hợp khuân vác và thực hiện những hoạt động gây trọng lực lên khớp gối được thay sụn.

Sinh hoạt và làm việc sau mổ

Sinh hoạt và làm việc sau mổ

Người bệnh khi mới phẫu thuật ghép sụn xong cần chịu lực một cách từ từ, không chịu lực nặng. Khi sụn khớp gối chưa ổn định, xương chưa liền chưa liền nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ để tập đi để tập đi: nạng, khung… để giúp chịu lực ít đi và tránh té ngã, sau đó tùy theo giai đoạn phục hồi để có thể có thời gian tập luyện đi lại hợp lý, theo sự hướng dẫn của Bác sĩ và nhân viên y tế.

Về những công việc có thể thực hiện, sẽ không ảnh hưởng nếu bạn có những công việc không dùng đến sức nặng như nhân viên văn phòng, tuy nhiên không nên giữ một tư thế quá lâu.

Người bệnh sau khi ghép sụn thì cần phải tuân thủ một số điều sau:

  • Sử dụng nạng đi lại cho đến 4-6 tuần
  • Môn thể thao có thể tham gia khoảng sau 2 tuần: Bơi hoặc đạp xe nhẹ nhàng
  • Sau 4-6 tháng sẽ có thể hoạt động bình thường
  • Các môn thể thao khác như chạy bộ, bóng chuyển thì tùy thuộc vào mức độ hồi phục nhanh chóng của bạn, ít nhất 2 tháng.

Cảm nhận của bệnh nhân sau mổ ghép sụn khớp gối

Cảm nhận của bệnh nhân sau mổ ghép sụn

Có nhiều đánh giá sự hài lòng của người bệnh qua rất nhiều cuộc phẫu thuật ghép sụn. Với một quá trình nội soi chỉ từ 30 đến 60 phút, thời gian phục hồi cũng nhanh hơn so với các phẫu thuật khác để điều trị khớp gối như thay khớp gối, mức độ phức tạp của phẫu thuật cũng thấp hơn, tuy nhiên sự hiệu quả của nó là không bàn cãi.

Sau phẫu thuật ghép sụn khớp gối nhân tạo, người bệnh cải thiện được rất lớn về thời gian đau khớp, việc đi lại và hoạt động giống như một người bình thường, chất lượng cuộc sống trong sinh hoạt rất lớn.

>> Xem thêm: Vật Lý Trị Liệu Thoái Hóa Khớp Gối

Hy vọng những thông tin mà Phòng khám Dr Knee chia sẻ trên đây giúp các bạn có thể biết được về ghép sụn nhân tạo tại khớp gối. Để được tư vấn và thăm khám về các tình trạng sức khỏe của bạn, đặc biệt về các vấn đề cơ xương khớp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại Phòng khám Dr Knee.

 

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00