Phẫu thuật nội soi khớp gối có được hay không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Hiện nay phẫu thuật nội soi được áp dụng ở rất nhiều chuyên ngành ngoại khoa. Tuy nhiên, không phải bất kỳ phẫu thuật nào cũng có thể được tiến hành bằng nội soi. Trong điều trị bệnh lý khớp gối, cụ thể là thay khớp gối nhân tạo, có rất nhiều bệnh nhân có nhu cầu thay khớp gối và băn khoăn không biết có thể thay khớp gối bằng nội soi hay không? Hôm nay, hãy cùng phòng khám DrKnee đi tìm câu trả lời nhé.
Thay khớp gối là gì?
Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi có thể thay khớp gối bằng nội soi khớp gối hay không? Chúng ta cần biết khi nào cần phải thay khớp gối. Thay khớp gối có thể hiểu đơn giản là loại bỏ các tổ chức tổn thương của khớp gối, các tổ chức ấy không còn chức năng, gây nên đau đớn, hạn chế vận động của bệnh nhân và thay bằng khớp gối nhân tạo.
Chỉ định của khớp gối nhân tạo thường gặp ở nhóm tuổi từ 60 trở lên. Khi thoái hóa khớp gối dẫn đến khớp gối đau nhiều mà các phương pháp điều trị bảo tồn như thuốc uống, tiêm, vật lý trị liệu… không mang lại kết quả khả quan, bệnh nhân đau nhiều và khớp gối biến dạng, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Khớp gối nhân tạo có tuổi thọ trong khoảng 15 năm.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng có thể thay khớp gối nhân tạo mà vẫn nên tiến hành điều trị nội khoa bảo tồn. Khớp gối nhân tạo thường được chống chỉ định, cân nhắc chỉ định trong một số trường hợp sau:
- Tình trạng bệnh nhân không cho phép tiến hành cuộc phẫu thuật như mắc các bệnh lý nội khoa nặng.
- Bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng vùng gối.
- Bệnh nhân trẻ tuổi nên hạn chế thay khớp gối do tuổi thọ khớp gối nhân tạo chỉ khoảng 15 năm, bệnh nhân phải thay nhiều lần trong đời.
- Bệnh nhân béo phì do trọng lực dồn nén tại khớp sẽ khiến cho khớp gối hư hại nhanh hơn.
Phẫu thuật thay khớp gối thường được tiến hành qua các bước như sau:
- Bác sĩ sẽ rạch đường mổ dài khoảng 10-15cm
- Hai mặn sụn khớp của lồi cầu xương đùi, mâm chày bị cắt bỏ. Thay bằng kim loại gắn vào
- Loại bỏ sụn chêm, dây chằng chéo trước
- Xem xét giữ lại dây chằng chéo sau
- Gắn thành phần kim loại vào xương, giữ bằng xi măng y học
Phẫu thuật nội soi khớp gối là gì?
Phẫu thuật nội soi khớp gối được coi là một trong những thành tựu của ngành chấn thương chỉnh hình. Nó đã trở thành một phương pháp chuẩn đoán phổ biến được sử dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Kỹ thuật nội soi khớp gối là một kỹ thuật hiện đại, chảy máu ít, xâm lấn ít và giúp bệnh nhân phục hồi nhanh sau phẫu thuật. Phẫu thuật nội soi khớp gối thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Đứt dây chằng chéo trước
- Đứt dây chằng chéo sau
- Rách sụn chêm khớp gối
- Viêm màng hoạt dịch khớp gối
Tuy nhiên, không phải bất kỳ bệnh lý nào của khớp gối cũng có thể được chỉ định làm phẫu thuật nội soi khớp gối. Một trong số đó chính là phẫu thuật thay khớp gối.
Quá trình nội soi khớp gối
Phẫu thuật nội soi khớp gối, hay còn gọi là phẫu thuật nội soi khớp gối, là một quá trình minh invasive giúp chữa trị các vấn đề cụ thể trong khớp gối mà không cần phải mở rộng cắt mở lớp da rộng lớn. Đây là một quy trình phẫu thuật tiên tiến và ít đau đớn hơn so với phẫu thuật truyền thống.
Quá trình phẫu thuật nội soi khớp gối bao gồm các bước sau:
Chuẩn bị:
- Bệnh nhân được chuẩn bị và đặt trong tư thế thuận tiện để thực hiện phẫu thuật.
- Trước khi phẫu thuật, có thể sử dụng thuốc gây mê hoặc gây tê địa phương để làm giảm đau và làm mất cảm giác.
Khởi đầu quá trình nội soi:
- Bác sĩ sẽ tạo một hoặc hai vết cắt nhỏ (khoảng 1-2 cm) để chèn các thiết bị nội soi và dụng cụ phẫu thuật vào khớp gối.
- Một dụng cụ nội soi, được gọi là nội soi, được sử dụng để xem bên trong khớp gối thông qua hình ảnh truyền hình.
Thực hiện phẫu thuật:
- Trong quá trình này, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nội soi để điều chỉnh và sửa chữa các vấn đề trong khớp gối.
- Các vấn đề thường được xử lý trong phẫu thuật nội soi có thể bao gồm việc gỡ bỏ mô tủy xương, sửa chữa tổn thương meniscus, hoặc loại bỏ các cặn bám trong khớp gối.
Kết thúc phẫu thuật:
- Sau khi hoàn thành các thao tác cần thiết, dụng cụ và thiết bị nội soi sẽ được loại bỏ và các vết cắt nhỏ được đóng lại.
- Bệnh nhân được chuyển tới khu vực hồi phục để theo dõi và bắt đầu quá trình phục hồi.
Phẫu thuật nội soi khớp gối thường giúp giảm đau, thời gian hồi phục nhanh hơn và ít tổn thương hơn so với phẫu thuật mở cắt mở. Tuy nhiên, quyết định và kỹ thuật thực hiện phẫu thuật sẽ được quyết định dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân và đề xuất từ bác sĩ chuyên khoa.
Tại sao không thể tiến hành thay khớp gối bằng nội soi?
Chúng ta không thể tiến hành thay khớp gối bằng nội soi. Mặc dù mang trong mình rất nhiều ưu điểm, phẫu thuật nội soi cũng có những nhược điểm nhất định và nó là nguyên nhân chính khiến các bác sĩ không thể tiến hành thay khớp gối nội soi.
Thay khớp gối cần một phẫu trường và đường rạch đủ rộng để bác sĩ có thể quan sát được hết tổn thương của khớp gối. Tuy nhiên, đường vào của nội soi thường nhỏ, khiến cho các phẫu thuật viên gặp khó khăn trong quan sát tổn thương của khớp gối. Từ đó, không thể đánh giá đúng tổn thương và điều trị triệt để cho bệnh nhân.
Khi thay khớp gối, phẫu thuật viên cần đưa các vật liệu nhân tạo vào khớp gối, tái tạo khớp gối mới cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đường rạch của nội soi quá bé, đầu vào quá nhỏ so với kích thước của vật liệu nhân tạo. Phẫu thuật viên không thể tiến hành đưa vật liệu nhân tạo vào để thay thế. Cuộc phẫu thuật sẽ thất bại.
Phẫu thuật thay khớp gối vẫn cần phải áp dụng bằng phương pháp mổ mở thông thường. Tuy không có sự giúp đỡ của nội soi, phẫu thuật thay khớp gối vẫn có thể tiến hành thuận tiện và nhanh chóng hơn nhờ sự giúp đỡ của robot phẫu thuật.
Robot phẫu thuật giúp tạo những lát cắt tối ưu, phục hồi đúng chức năng cơ học của khớp và cũng giúp rút ngắn thời gian mổ, giảm chảy máu, đường mổ nhỏ và thời gian phục hồi của bệnh nhân trở lên nhanh chóng hơn. Không những thế, trước khi tiến hành phẫu thuật bằng robot, còn có hệ thống phần mềm tính toán tạo các lát cắt đẹp và hiệu quả, giúp cho quá trình phẫu thuật được tiến hành thuận lợi hơn.
Thậm chí ngay cả khi không có sự giúp đỡ của robot, quá trình phẫu thuật thông thường chỉ với phẫu thuật viên cũng đem đến khả năng thành công lên tới 90%. Bạn không cần quá lo lắng về cuộc phẫu thuật thay khớp gối của mình. Bởi lẽ mỗi năm có đến 600.000 ca phẫu thuật thay khớp gối được tiến hành trên khắp thế giới và mang đến cuộc sống tốt hơn cho hàng trăm nghìn người.
Phẫu thuật thay khớp gối trả lại cho người bệnh một khớp gối khỏe mạnh, không còn đau nhức khó chịu, có thể hoạt động sinh hoạt như bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặc dù không thể tiến hành thay khớp gối nội soi, phẫu thuật thay khớp gối thông thường vẫn đạt được hiệu quả tối ưu. Nhất là khi có dữ trợ giúp của robot phẫu thuật.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết bản thân mình có phải thay khớp gối hay không, làm thế nào để không phải chịu đựng đau đớn, làm thế nào để khớp gối hoạt động trơn tru như bình thường, hãy đến với phòng khám DrKnee. Chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên gia, trang thiết bị hiện đại, phòng bệnh sạch sẽ, mang đến cho bạn sự thoải mái trong quá trình điều trị.
Hy vọng, qua bài viết trên đây sẽ cung cấp đầy đủ tri thức để giúp bạn hiểu rõ hơn và có câu trả lời phẫu thuật thay khớp gối bằng nội soi có được hay không? Chúc bạn sức khỏe và khớp xương luôn hoạt động khỏe mạnh, cần tư vấn điều gì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi qua website https://drknee.vn/.