Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Trình trạng này xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm các đầu xương của bị hư hại, tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tàn tật cho người bệnh. Và tháo hóa khớp gối là tình trạng thường gặp nhất, một trong những bệnh phức tạp, diễn tiến một cách âm thầm, khó phát hiện được. Hôm nay Dr Knee giới thiệu đến bạn một cứu tinh trong điều trị thoái hóa khớp gối – phong bế thần kinh. Nếu đã quá quen với những cơn đau thường trực nơi khớp gối mỗi lúc đứng lên, ngồi xuống.
Phong bế thần kinh là gì?
Phong bế thần kinh là một phương pháp gây tê vùng, ngăn ngừa hoặc kiểm soát cơn đau. Hoạt chất gây tê sẽ được tiêm vào gần rễ thần kinh chi phối vùng cơ thể bị đau cần can thiệp. Thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm, phong bế thần kinh sẽ giúp ngăn chặn dẫn truyền tín hiệu đau từ cơ quan cảm thụ về não. Ngoài ra có thể nhờ trợ giúp từ hình ảnh X quang cong( C arm) hoặc CT scanner.
Còn nếu đốt dây thần kinh, ta sẽ loại bỏ hoàn toàn dẫn truyền, gây tê và giảm đau triệt để. Hoạt chất được dùng để tiêm thường là thuốc tê tác dụng dài. Đôi khi là thuốc kháng viêm steroid để tăng tác dụng giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm đau hiệu quả cho một vài trường hợp cụ thể.
Ứng dụng tại khớp gối, phong bế thần kinh được dùng trong điều trị thoái hóa và gây tê, giảm đau mạnh trong phẫu thuật thay khớp nhân tạo. Phong bế thần kinh thể được thực hiện nhằm gây tê các nhánh cảm giác tận cùng chi phối khớp gối. Từ đó gây tê khoang trước khớp gối và triệt tiêu các cơn đau cấp và mạn tính vùng này mà phương pháp khác không hiệu quả.
Giải phẫu
Khớp thực chất là nơi tiếp xúc của các đầu xương. Khớp gối tạo bởi đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, xương mác và xương bánh chè. Bao khớp sẽ bọc lấy hai đầu xương thành hình dáng tương đối của ổ khớp. Màng hoạt dịch lót trong bao khớp chịu trách nhiệm tiết dịch bôi trơn ổ khớp. Xung quanh là hệ thống dây chằng, gân, cơ neo giữ khớp. Hệ thống mạch máu và thần kinh thì phức tạp.
Khớp gối thường được chia thành khoang trước và khoang sau. Khoang sau được chi phối bởi đám rối khoeo có nguồn gốc từ các dây thần kinh chày và bịt. Mặt trước và bao khớp lại được chi phối từ bốn nhánh của thần kinh thể. Người ta chia khoang trước thành bốn góc phần tư. Tên gọi các nhánh thần kinh thể chính là tên góc tương ứng mà chúng chi phối.
Phần mặt hướng ra ngoài gọi là mặt bên. Phần mặt hướng vào trong, về phía gối còn lại gọi là mặt trong. Phía trên được xác định từ phần diện khớp hướng lên trên xương đùi. Phần dưới lại hướng xuống bàn chân, theo trục xương chày. Các nhánh thần kinh chi phối góc phần tư ở trên và hướng ra ngoài gọi là thần kinh thể trên bên( SLGN). Tương tự ta có nhánh trên trong( SMGN), thần kinh thể dưới bên( ILGN) và nhánh dưới trong( IMGN).
>> Xem Thêm: Nhóm Chỉ Định Thay Khớp Gối Là Nhóm Đối Tượng Nào
Phương pháp, mô tả
Dụng cụ cần thiết cho thủ thuật là kim tiêm vát ngắn, 50mm, 22 gauge. Thuốc gây tê tác dụng dài như bupivacain, hoặc lidocaine( 0.25- 0.5%). Để gây tê một nhánh thần kinh cần trung bình từ 4-5 ml. Ngoài ra còn cần bông sát trùng, gel và đầu dò siêu âm. Bệnh nhân sẽ được đặt trong tư thế nằm ngửa, có thể kê gối nhỏ dưới khoeo chân để đầu gối hơi cong, khe khớp giãn ra.
Phong bế thần kinh có thể được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm, Xquang cong( C arm) hoặc CT- scanner,… Tất cả đều nhằm xác định vị trí thần kinh một cách chính xác, tránh tai biến khi bơm thuốc, đâm nhầm mạch máu hay cắt phạm vào thần kinh. Siêu âm được sử dụng nhiều nhất vì khả năng quan sát đường đi và hướng kim trong thời gian thực, giúp bác sĩ dễ dàng thao tác.
Kỹ thuật viên sát khuẩn vùng gối trước sau đó dùng kim, tiêm nông dưới da một lượng nhỏ thuốc tê. Đầu dò siêu âm sẽ được đặt tại các mốc giải phẫu tương ứng với các góc phần tư. Nhờ tần số sóng âm truyền dưới da, hình ảnh mô mềm, xương và đường đi của mạch máu, thần kinh hiện rõ. Đầu dò siêu âm được bác sĩ di chuyển qua lại để quan sát kỹ theo nhiều góc độ.
Dây thần kinh thường đi song hành với động, tĩnh mạch tương ứng. Cần lưu ý tương quan vị trí của các nhánh thần kinh thể với cân cơ xung quanh và các mốc giải phẫu của xương. Nhờ nắm rõ các đặc điểm giải phẫu, bác sĩ dễ dàng tìm ra vị trí thích hợp đâm kim, tiếp cận nhánh thần kinh một cách an toàn. Tiếp đến là sát khuẩn lần nữa trước khi đâm kim.
Bác sĩ khéo léo đâm kim vào vị trí định trước, xuyên qua da, cân, đi gần tới mạch máu nhưng tránh không xuyên mạch. Một khi cảm giác được sự tiếp xúc với xương và thấy hình ảnh tương ứng trên màn hình, bác sĩ sẽ rút thử xem có máu tràn vào kim. Nếu có thì nên chỉnh góc vì kim đã đâm vào mạch máu, nếu không thì yên tâm bơm nốt phần thuốc tê còn lại.
Sau khi rút kim, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác trên tuần tự ở đủ bốn góc phần tư. Thuốc tê sẽ có tác dụng tức thì tại mỗi góc phần tư tương ứng. Để đảm bảo an toàn, một số nơi còn sử dụng máy cầm tay nhỏ để kích thích thần kinh. Một xung điện cường độ thấp dưới da sẽ được truyền từ máy nhằm xác định vị trí thần kinh với các đáp ứng co giật cơ, cảm giác châm chích nhưng không đau.
Chỉ định
- Những trường hợp thoái hóa khớp gối mạn tính mức độ nặng đều có thể lựa chọn phong bế thần kinh. Đặc biệt khi các bệnh nhân này không đáp ứng với các điều trị bảo tồn thông thường. Cần loại trừ nguyên nhân gây đau khác như quá trình viêm gây sưng nóng đỏ đau vùng khớp. Bởi phong bế thần kinh chỉ phù hợp với đau nhức do chèn ép thần kinh khi khe khớp hẹp dần, gai xương cọ xát.
Trường hợp thoái hóa nặng nhưng không thể phẫu thuật cũng có thể tìm đến phong bế thần kinh. Thay khớp gối nhân tạo hay nội soi kích thích tủy xương, đục xương sửa trục đều loại bỏ triệt để thương tổn giúp giảm đau tốt và khôi phục tầm vận động. Nhưng người lớn tuổi hay có bệnh lý mãn tính như bệnh về máu, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc đang dùng thuốc chống đông kéo dài đều chống chỉ định với phẫu thuật. Và khi đó gây tê vùng là lựa chọn hợp lý hơn cả.
Chống chỉ định
Mặc dù thao tác thực hiện tương đối đơn giản nhưng không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Nếu bạn là người có bệnh lý về đông, cầm máu hay đang dùng thuốc chống đông hằng ngày thì có thể cần xem xét lại. Hiệu quả của phương pháp này phần nhiều đến từ hoạt chất sử dụng. Nếu đã từng dị ứng thuốc tê, giảm đau hay steroid nào thì bạn cũng không nên thực hiện gây tê vùng.
Chống chỉ định phong bế thần kinh trong các trường hợp đang viêm tại vùng gối với biểu hiện sưng nóng đỏ đau rõ rệt. Bởi mũi tiêm khi đi vào sẽ là một nguồn mang theo vi khuẩn làm nặng thêm tình hình và hiệu quả giảm đau lúc này là không có. Không khuyến khích những trường hợp có biến chứng trong lần phong bế thần kinh trước kể cả trong và sau tiến hành.
Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của phong bế thần kinh chính là khả năng giảm đau tại chỗ, tức thời. Khác với các phương pháp điều trị bảo tồn thông thường hay dùng thuốc đều cần một khoảng thời gian nhất định để đạt hiệu quả. Thuốc gây tê sau khi tiêm vào sẽ ngay lập tức phát huy khả năng phong tỏa dẫn truyền và triệt tiêu cảm nhận đau đớn.
Nhờ hướng dẫn dưới siêu âm mà mọi hình ảnh từ khớp gối được rõ ràng, thủ thuật thực hiện dễ dàng hơn. Qua màn hình, bác sĩ có thể nhận diện mô mềm, mạch máu, thần kinh ngay tại thời điểm thực hiện. Từ đó giảm thiểu tối đa các xâm phạm không đáng có. Bác sĩ có thể đâm kim dễ dàng và quan sát hình ảnh hiển thị trên màn hình để điều chỉnh góc kim, đường đi.
Trước đây, gây tê vùng từng được thực hiện nhờ chụp những thước phim Xquang cong( C arm) liên tục nhằm xác định xem mũi tiêm đã vào đúng vị trí định sẵn rồi bác sĩ lại dựa vào đó để căn chỉnh. Cho nên bệnh nhân và cả người thực hiện phải chịu ảnh hưởng nhiều từ tia X mỗi lần chụp. Siêu âm không độc hại như tia X và cũng đơn giản, tiết kiệm thời gian hơn trong thao tác.
Ưu điểm nổi bật của phong bế thần kinh qua siêu âm chính là không đau đớn. Nếu so với các phương pháp phẫu thuật thì mức độ xâm lấn gần như bằng không, siêu âm không gây khó chịu, bệnh nhân sẽ chỉ cảm giác đau nhói một chút khi kim tiêm gây tê xuyên qua da. Sau thủ thuật, vết thương để lại cũng chỉ bằng đầu kim. Kích thước càng nhỏ, vết thương càng nhanh lành và không viêm nhiễm.
Nhược điểm
Chi phí thực hiện chắc hẳn là một nhược điểm so với các phương án thông thường khác như thay đổi chế độ sống, luyện tập và dùng thuốc. Định giá phụ thuộc nhiều vào loại thuốc sử dụng và liều lượng sao cho phù hợp với tình trạng đau nhức của từng người.
Phong bế thần kinh trong điều trị thoái hóa khớp gối chỉ được thực hiện ở những cơ sở có máy siêu âm. Trang thiết bị hiện đại giúp hỗ trợ nhiều trong quá trình thực hiện. Hiệu quả gây tê giảm đau trong khi thực hiện thủ thuật phụ thuộc nhiều vào tay nghề bác sĩ. Kỹ năng và kinh nghiệm làm nghề sẽ giúp các thao tác đạt độ chính xác cần có và tránh được tai biến.
Hiệu quả
Phong bế thần kinh đem lại hiệu quả gây tê, giảm đau tức thì. Ngay khi được tiêm gần dây thần kinh, thuốc tê chỉ mất vài giây để thực hiện chức năng gây tê của mình. Mọi dẫn truyền đau ngay lập tức bị ngăn chặn, và não bộ gần như không bắt được tín hiệu đau. Theo nghiên cứu, bệnh nhân thường giảm ít nhất 50% cảm giác đau đớn trong vòng 24 giờ sau thủ thuật.
- Khi dùng thuốc uống, hiệu quả có thể giảm bớt khi đến được cơ quan đích sau quá trình chuyển hóa. Chưa kể đến thuốc có thể gây ảnh hưởng lên các cơ quan khác của cơ thể gây triệu chứng không mong muốn. Khả năng giảm đau hiệu quả tại chỗ của phong bế thần kinh là một ưu thế. Lượng thuốc sử dụng ít nhưng hiệu quả đem lại cao và ít tác dụng không mong muốn lên các vùng khác.
Ngoài ra, vì đau nhức không còn nên khả năng hồi phục của bệnh nhân cũng nhanh hơn. Phần đa bệnh nhân có thể tập co duỗi nhẹ nhàng và đi lại ngay trong ngày đầu sau tiêm. Sau đó các bài tập lấy lại tầm vận động khớp gối sẽ được tiến hành thuận lợi, rút ngắn thời gian nằm viện cho bệnh nhân. Mục đích chính của phong bế thần kinh trong là cải thiện khả năng đi lại, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
Nguy cơ, biến chứng
Nguy cơ, biến chứng tại chỗ có thể gặp sau tiêm ở một nhiều trường hợp. Sưng, nóng, đỏ, đau do viêm nhiễm tại ổ khớp do đưa vi khuẩn vào trong quá trình đâm kim. Chỗ tiêm bầm tím, tụ máu do đâm xuyên mạch. Khó chịu nhẹ tại chỗ hoặc đau dữ dội tại nơi tiêm đều cần báo lại cho bác sĩ. Cần chườm lạnh hoặc dùng thuốc giảm đau, kháng viêm để xoa dịu cơn đau vùng gối.
Dị ứng thuốc tê có thể gây ra phản ứng mày đay, khó thở nặng hơn là biến chứng sốc phản vệ nguy hiểm. Các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn,.. cũng có thể gặp ở vài người. Cho nên việc thông báo về tiền sử dùng thuốc cho bác sĩ rất quan trọng. Ngộ độc thuốc do quá liều là biến chứng nguy hiểm hiếm gặp. Bác sĩ cần thận trọng khi đánh giá, căn chỉnh liều lượng thuốc tê sử dụng.
Tổn thương mạch máu, thần kinh, cơ xung quanh là nguy cơ tiềm tàng khi phong bế thần kinh. Thuốc gây tê có thể ảnh hưởng cục bộ đến hệ thần kinh xung quanh, làm bạn thấy tê yếu cơ ở chân. Trong lúc này đi lại cần có sự trợ giúp để tránh té ngã hay chấn thương. Cảm giác này sẽ hết dần trong 8 giờ. Nếu kéo dài hơn đến nhiều ngày sau thì nguy cơ kim đâm phạm vào thần kinh là rất lớn.
Vậy ra phong bế thần kinh đúng là một phương pháp hữu hiệu đối với thoái hóa khớp nói chung và khớp gối nói riêng. Những cơn đau dai dẳng sẽ tan biến, tầm vận động nhanh chóng được khôi phục và bạn sẽ lại làm chủ cuộc sống của chính mình. Nếu vẫn còn thắc mắc về phương pháp phong bế thần kinh, sao còn ngần ngại mà không đến với Dr Knee chúng tôi để được giải đáp cặn kẽ.