Loãng xương thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh này làm xương yếu dần đi, dễ bị gãy và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì loãng xương tiến triển âm thầm, không có dấu hiệu từ sớm nên khi phát hiện, nhiều người đã ở giai đoạn nặng, bị gãy xương và đau dai dẳng. Trong bài viết này, Phòng khám Dr Knee sẽ chia sẻ đầy đủ về cách theo dõi điều trị và phòng ngừa loãng xương.
Đo mật độ xương (BMD) để phát hiện và theo dõi điều trị loãng xương
Như chúng ta đã biết, sự chắc khỏe của xương được thể hiện qua hàm lượng canxi và khoáng chất trong xương. Người ta sử dụng thông số mật độ xương để nói lên số gam canxi và khoáng chất có trong một đơn vị diện dích hay thể tích xương.
Đo mật độ xương (BMD) là cách để kiểm tra xem bạn có bị loãng xương hay không, mức độ nặng hay nhẹ. Đây cũng là cách để theo dõi quá trình điều trị loãng xương xem kết quả như thế nào.
Quá trình đo mật độ xương khá nhanh chóng khoảng từ 15 đến 30 phút, sau đó Bác sĩ sẽ giải thích kết quả cho bạn. Kết quả đo mật độ xương cho chỉ số T, thể hiện mật độ xương của bạn so với những người có xương khỏe mạnh trong độ tuổi 30. Chỉ số T càng thấp, bạn càng có nguy cơ loãng xương cao.
Cụ thể:
T từ -1 đến 1: mật độ xương bình thường
T từ -1 đến -2,5: mật độ xương thấp nhưng chưa bị loãng xương
T nhỏ hơn -2.5: bị loãng xương
Ngoài chỉ số T để theo dõi điều trị loãng xương, kết quả đo mật độ xương còn cho chỉ số Z, thể hiện mật độ xương của bạn so với những người cùng độ tuổi, cùng giới tính. Chỉ số này thường được dùng phân tích cho trẻ em, phụ nữ tiền mãn kinh…
>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Bệnh Loãng Xương Và Cách Điều Trị
Những người có nguy cơ bị loãng xương cao như người lớn tuổi
Như vậy, những người có nguy cơ bị loãng xương cao cần theo dõi điều trị loãng xương gấp như người lớn tuổi, người tiền sử gia đình bị loãng xương hoặc người có dấu hiệu loãng xương (giảm chiều cao, bị sụt cân nhiều, gãy xương sau 50 tuổi) nên đo mật độ xương để phát hiện bệnh và điều trị sớm.
Đối với những người đang điều trị loãng xương cũng cần theo dõi điều trị loãng xương bằng cách kiểm tra 2 năm/lần để xem mật độ xương có thay đổi không, kết quả điều trị như thế nào. Sau khi theo dõi điều trị loãng xương Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và chỉ định tiếp theo.
>> Xem thêm: Triệu Chứng Loãng Xương – Những Điều Bạn Cần Biết
Điều trị loãng xương
Loãng xương khi tiến triển nặng có thể làm người bệnh bị gãy xương do những va chạm nhẹ, đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tin vui là chúng ta hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa và điều trị bằng việc kết hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống.
Thuốc loãng xương
Để tối ưu hiệu quả của việc theo dõi điều trị loãng xương thì chúng ta cần biết loãng xương là gì? Trong cơ thể chúng ta luôn có sự hình thành xương và hủy xương diễn ra song song nhau. Người bị loãng xương sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc kích thích tạo xương như vitamin D, canxi và thuốc làm chậm quá trình hủy xương như bisphosphonates.
Ngoài ra, tùy theo tình trạng mỗi người sẽ có thêm các loại thuốc dùng để giảm đau, ngăn ngừa gãy xương…Thời gian uống tùy thuộc vào từng loại thuốc và thể trạng người bệnh. Có loại thuốc chỉ uống vài tuần, cũng có những loại thuốc có thể sử dụng liên tục từ 3 đến 5 năm.
Tuy nhiên, nhiều loại thuốc loãng xương có cảnh báo về tác dụng phụ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và không nên sử dụng lâu dài. Do đó, việc sử dụng thuốc phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều người tự ý mua thuốc hoặc sau khi hết thuốc lại tiếp tục mua theo đơn cũ và uống lâu dài. Không nên lạm dụng thuốc đâu nhé! Bạn cần đi khám định kỳ, kiểm tra lại mật độ xương để Bác sĩ theo dõi và điều chỉnh việc sử dụng thuốc.
Ngoài uống thuốc, thay đổi lối sống là chìa khóa để duy trì sự chắc khỏe của xương. Kể cả đối với những người khỏe mạnh, việc duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh cũng rất cần thiết để ngăn ngừa bệnh loãng xương.
>> Xem thêm: Bệnh Loãng Xương Và Phân Độ Loãng Xương: Chuẩn Đoán, Tiêu Chuẩn, Phân Biệt
Ăn uống
Khi bị loãng xương bạn cần quan tâm nhiều hơn đến việc ăn uống, đảm bảo đủ chất để giúp xương chắc khỏe. Các chất dinh dưỡng tốt cho xương bao gồm protein, magiê, kẽm, vitamin K, đặc biệt là canxi và vitamin D.
Những loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D phải kể đến như trứng, sữa, hải sản, ngũ cốc và các loại rau củ quả. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn quá mặn. Muối không tốt cho người bị loãng xương. Những đồ ăn, thức uống cần hạn chế bao gồm thức ăn nhanh, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá.
>> Xem thêm: Thuốc Điều Trị Loãng Xương Tốt Nhất Hiện Nay
Sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt lành mạnh là cách để bạn chủ động ngăn ngừa loãng xương, gãy xương, không để bệnh tiến triển nặng hơn. Đó cũng là một cách hiệu quả để theo dõi điều trị loãng xương. Người bệnh cần ngủ đủ giấc, không để stress kéo dài. Bạn cũng cần tránh mang vác nặng, không lao động quá sức vì có thể tiềm ẩn nguy cơ gãy xương.
Ngoài ra, nơi ở và làm việc cũng cần được thiết kế an toàn như đảm bảo đủ ánh sáng, nền nhà không trơn trượt, tránh té ngã khi đi lại và sinh hoạt hàng ngày.
Tập thể dục
Người bị bệnh xương khớp thường được khuyên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động quá sức nên nhiều người lo lắng không biết có nên tập thể dục hay không và tập môn thể thao nào thì phù hợp.
Đối với loãng xương, việc thường xuyên tập các bài tập làm tăng sức mạnh cơ và xương là cực kỳ quan trọng. Một số hoạt động tốt cho cơ xương như đi bộ, đạp xe, các bài nâng tạ, yoga, bơi lội, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người rất tốt cho việc theo dõi điều trị loãng xương.
Không chỉ tác động trực tiếp đến cơ xương, tập thể dục còn mang lại sức khỏe sức khỏe toàn diện cho cơ thể như tinh thần thoải mái hơn, hệ tim mạch khỏe mạnh, giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý… Tất cả những điều này đều hỗ trợ tích cực cho việc ngăn ngừa và làm chậm quá trình loãng xương.
Do đó, người bệnh nên tìm hoạt động thể chất phù hợp rồi duy trì tập luyện đều đặn và vừa sức. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết lựa chọn bộ môn nào và thời gian luyện tập ra sao, nhớ xin lời khuyên của Bác sĩ để yên tâm hơn nhé.
Điều quan trọng là chọn hoạt động mà bạn thích và phù hợp với mức độ sức khỏe của bạn. Đặt mục tiêu tập luyện hợp lý và duy trì thói quen là chìa khóa để giữ cho hoạt động thể chất là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày của bạn.
>> Xem thêm: Địa điểm khám cơ xương khớp uy tín và cách phòng tránh bệnh lý về cơ xương khớp
Đi khám định kì, kiểm tra lại mật độ xương
Việc kiểm tra định kỳ mật độ xương không chỉ giúp theo dõi điều trị loãng xương sớm mà còn đánh giá mức độ rủi ro cá nhân. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nhóm người có yếu tố nguy cơ cao như phụ nữ tiền mãn kinh và người cao tuổi. Kết quả kiểm tra giúp bác sĩ xác định liệu pháp và chế độ dinh dưỡng phù hợp để bảo vệ sức khỏe xương.
Ngoài ra, kiểm tra định kỳ là cơ hội để theo dõi điều trị loãng xương và học hỏi về cách chăm sóc bản thân và thực hiện thay đổi tích cực trong lối sống, từ việc tập thể dục đến chế độ ăn giàu canxi và vitamin D. Bằng cách này, chúng ta có thể giữ cho xương khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến sức khỏe xương.
Kiểm tra định kỳ mật độ xương là quan trọng để phát hiện và quản lý sớm loãng xương. Điều này giúp ngăn chặn nguy cơ gãy xương và các vấn đề khác. Việc đánh giá rủi ro cá nhân, nhận biết yếu tố nguy cơ, và theo dõi tiến triển bệnh là quan trọng để đưa ra lời khuyên cụ thể về lối sống và can thiệp kịp thời. Thông qua kiểm tra định kỳ, chúng ta có thể chăm sóc sức khỏe xương hiệu quả và duy trì lối sống lành mạnh.
Với những kiến thức về theo dõi điều trị loãng xương như trên, Phòng khám Dr Knee hi vọng bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe, giúp việc theo dõi điều trị loãng xương nhanh và hiệu quả hơn. Nếu muốn kiểm tra tình trạng xương hay cần tư vấn liệu trình điều trị phù hợp có thể nhắn tin trực tiếp cho Phòng khám Dr Knee để được hỗ trợ nhé!