Tìm Hiểu Về Những Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Phương Pháp Phòng Ngừa Thoái Hóa Cột Sống Ở Người Trẻ

Tìm Hiểu Về Những Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Phương Pháp Phòng Ngừa Thoái Hóa Cột Sống Ở Người Trẻ

Tìm Hiểu Về Những Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Phương Pháp Phòng Ngừa Thoái Hóa Cột Sống Ở Người Trẻ

Những năm gần đây, giới y khoa nhận thấy tình trạng thoái hóa cột sống ở người trẻ xảy ra khá nhiều ở tuổi 30, thậm chí là dưới 20 tuổi, mà lẽ ra đây là bệnh phổ biến ở người già. Các ca bệnh tăng vọt nhanh chóng và có xu hướng trẻ hóa. Đây là điều đáng báo động cần phát hiện sớm và điều trị đúng cách để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống.

Nhóm đối tượng người trẻ thường mắc bệnh thoái hóa cột sống

Học sinh và sinh viên thường có lịch học trên trường, học thêm dày đặc, việc ngồi học tư thế không đúng hoặc ngồi lỳ liên tục.

Nhóm nhân viên văn phòng dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống vì ngồi quá lâu ở một tư thế, ít vận động và di chuyển.

Những người lao động, mang vác đồ nặng, làm việc quá sức, sai tư thế. Thông thường, cột sống chỉ chịu được mức độ tầm 60 – 70kg, nhưng nhiều người tính chất công việc nên mang vác nặng với thế lưng còng.

Người có thói quen tập thể dục, thể thao nhưng tư thế tập không đúng, đặc biệt là những người tập tạ, hầu như người tập tạ đều bị ảnh hưởng cột sống vì trọng lực của tạ khá nặng đè lên cột sống.

Tăng cân, béo phì cũng nằm trong nhóm đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống, tình trạng các khớp phải chịu sức đè lớn do cân nặng thường hay xảy ra.

Thoái hóa cột sống ở giới trẻ là như thế nào?

thoái hóa cột sống ở người trẻ

Tình trạng cột sống bị thoái hóa là lớp sụn ở khớp bị mòn dần, các đầu xương đốt sống ma sát trực tiếp với nhau khi cơ thể di chuyển và gây viêm, lâu dần dẫn đến sưng bao hoạt dịch khớp, lượng dịch ở khớp hạn chế tiết ra làm khô khớp.
Trước kia cứ nghĩ đây là căn bệnh chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, nhiều người trẻ đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo để rồi xuất hiện nhiều biến chứng khó lường. Trong các hoạt động thường ngày, cột sống giữ vai trò rất quan trọng trong việc chống đỡ trọng lượng của cơ thể, giúp cho việc di chuyển, vận động diễn ra thuần thục và dễ dàng hơn.
Nếu như việc phải chống đỡ một lực quá lớn hoặc trong thời gian dài sẽ khiến cho phần xương dưới sụn, lớp sụn khớp, đĩa đệm cột sống bị bào mòn, tổn thương nặng từ đó làm thoái hóa đốt sống.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống ở giới trẻ

Do ảnh hưởng từ yếu tố nghề nghiệp

thoái hóa cột sống ở người trẻ

 

Một trong số nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ là do nghề nghiệp. Tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu nằm ở độ tuổi trẻ làm công việc văn phòng, ngồi thường xuyên trước máy tính trong thời gian dài.
Tư thế chủ yếu là cúi, gập cổ và ngồi nên rất ít khi vận động, tăng ca, làm việc quá sức qua đêm. Khi trạng thái này kéo dài làm gia tăng áp lực lên đĩa đệm vùng cổ, vùng lưng, nhóm cơ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa đốt sống lưng.

Chế độ ăn uống không khoa học

thoái hóa cột sống ở người trẻ

Giới trẻ ngày này rất bận rộn, làm việc và có thói quen ngồi nhiều nên không có thời gian để tâm đến chế độ ăn uống thiếu chất hoặc thừa chất. Điều này không tốt cho xương khớp, thói quen sinh hoạt không lành mạnh tác động lớn đến quá trình thoái hóa cột sống.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm soát gây áp lực lên xương và cột sống.

Không có thói quen luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên

thoái hóa cột sống ở người trẻ

Trong xã hội hiện đại, người trẻ ưu tiên hàng đầu là công việc mà bỏ quên đi các hoạt động rèn luyện thể thao. Ngoài ra, những stress, áp lực, mệt mỏi trong cuộc sống bộn bề hàng ngày càng khiến giới trẻ lười vận động, đi làm về chỉ muốn nghỉ ngơi. Hình thành thói quen này lâu dài sẽ làm các khớp xương kém linh hoạt và thoái hóa dần dần.

Tâm lý chủ quan

Bên cạnh nguyên nhân về chế độ ăn uống, luyện tập, tư thế thì nguyên nhân cũng khá quan trọng dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống ở giới trẻ là tâm lý rất chủ quan. Mang suy nghĩ đang ở lứa tuổi tràn đầy sức khỏe, xương khớp chắc chắn mà không quan tâm chăm sóc để ý tới, thoải mái vui chơi, đinh ninh là căn bệnh chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi. Từ đó dẫn đến hệ lụy phát hiện bệnh thoái hóa đốt sống trở nặng, không kịp chữa trị.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống ở người trẻ

thoái hóa cột sống ở người trẻ

Bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng trong giai đoạn đầu, nhưng sẽ chuyển nặng dần qua nhiều năm, khi trở nặng ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, gây ra nhiều căn bệnh khác.

Các dấu hiệu dễ nhận biết thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi là: cảm giác đau nhức ở đầu, cổ hoặc lưng; hay bị căng cứng và co cơ ở vai gáy, cổ, lưng; di chuyển cổ, vặn mình khó khăn; cơn đau thường dịch chuyển sang sang đầu, vai và lưng; hay bị chóng mặt và đau đầu; khi dịch chuyển tạo ra âm thanh lục cục hoặc như tiếng nghiến răng,…

Bên cạnh đó, khi tình trạng thoái hóa cột sống tác động lực gây chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh làm xuất hiện một số dấu hiệu như: bị tê tay chân hoặc ngứa râm ran, cảm giác bị kiến cắn; cơ bắp có trạng thái bị co thắt; các phản xạ xảy ra bất thường; không kiểm soát được tứ chi;…

Mức độ nguy hiểm của thoái hóa cột sống ở giới trẻ

Không để ý những dấu hiệu bệnh để can thiệp chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Việc đau nhức cổ, vai gáy hoặc lưng kéo dài dẫn đến mãn tính khó chữa trị. Thậm chí làm mất khả năng phản xạ, từ đó gây bại liệt tứ chi.

Dây chằng, gân, cơ bắp căng cứng, bị chèn ép từ các dây thần kinh liên quan làm cản trở trong việc vận động, di chuyển thường ngày. Chức năng cột sống bị ảnh hưởng, rối loạn làm lan rộng cơn đau sang xương bả vai, vai gáy, đầu và vùng ngực. Làm cho người bệnh suy yếu sức khỏe đi rất nhiều.

Nếu ở người trẻ xuất hiện các dấu hiệu thoái hóa cột sống thì cần phải đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giảm thiểu được các biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống ở giới trẻ

thoái hóa cột sống ở người trẻ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể, không thừa hoặc thiếu để xương khớp chắc chắn và dẻo dai, thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm như sữa, canxi, vitamin D, rau, củ, cá,… Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Kết hợp luyện tập thể thao, rèn luyện sức khỏe ở cường độ vừa phải, tránh mang vác và tập nặng. Một số bài tập đơn giản nên thực hiện như đạp xe, chạy bộ, đánh cầu lông, yoga,…

Chỉnh sửa thói quen vận động mỗi ngày, giữ tư thế làm việc ngồi thẳng thớm, không để tình trạng ngồi gù lưng, cổ gật gù xảy ra, duy trì vai và lưng đúng tư thế khi đứng và ngồi. Đặc biệt đối với nữ giới cần chú ý đến giày cao gót có độ cao hợp lý, tránh bị thoái hóa khớp gối sau này.

Đặt ra chế độ nghỉ ngơi, thời gian biểu làm việc vừa sức đan xen giờ giấc ngủ nghỉ, hạn chế các hoạt động như cúi đầu xem máy tính, tivi hoặc điện thoại di động.

Căn bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi ngày càng phổ biến. Do đó, cần phải tìm hiểu các nguyên nhân, nhận biết dấu hiệu để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Điều này rất cần thiết với người trẻ để có sức khỏe, xương khớp chắc chắn phục vụ cho công việc, vận động hàng ngày linh hoạt hơn. Đến với phòng khám Drknee sở hữu đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giúp bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và các phương pháp điều trị hiện đại đạt hiệu quả cao, đánh tan nỗi lo lắng về căn bệnh thoái hóa cột sống ở giới trẻ.

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00