Những Điều Không Thể Bỏ Qua Về Thoái Hóa Khớp Cổ Chân

Những Điều Không Thể Bỏ Qua Về Thoái Hóa Khớp Cổ Chân

Những Điều Không Thể Bỏ Qua Về Thoái Hóa Khớp Cổ Chân

Thoái hóa khớp cổ chân là một trong những khớp khi thoái hóa gây đau nhiều, ảnh hưởng đến vận động của chi dưới, khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi lại. Tuy nhiên, tổn thương khớp cổ chân chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của mọi người. Hôm nay, hãy cùng Phòng Khám Drknee tìm hiểu về thoái hóa khớp cổ chân nhé!

Thoái hóa khớp cổ chân là gì?

bệnh thoái hóa khớp cổ chân là gì

Giống như bất kỳ tổn thương thoái hóa nào khác, thoái hóa khớp cổ chân được hiểu là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến cho các xương cọ vào nhau khi hoạt động gây đau, cứng khớp và mang đến các triệu chứng khó chịu khác cho người bệnh. Về lâu dài, tổn thương không chỉ ở sụn khớp mà cả ở xương, hệ thống dây chằng và gân xung quanh khớp, hậu quả cuối cùng gây biến dạng khớp và mất vận động.

Thoái hóa khớp cổ chân gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là lứa tuổi trung niên từ 45 tuổi trở lên và phổ biến ở nữ hơn nam giới.

Làm thế nào để nhận biết thoái hóa khớp cổ chân?

Thoái hóa khớp cổ chân gây ra rất nhiều triệu chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tuổi, giới cũng như khả năng chịu đau của bệnh nhân, các triệu chứng xuất hiện và gây ảnh hưởng lên mỗi người sẽ là khác nhau. Các triệu chứng của thoái hóa khớp cổ chân thường thấy đó là:

  • Nhức mỏi nhất là sau khi vận động mạnh. 
  • Nhức, đau cổ chân sau thời gian dài đi giày cao gót
  • Cứng khớp vào buổi sáng, trong thoái hóa, thời gian cứng khớp thường dưới 30 phút. Đây là triệu chứng của hiện tượng phá rỉ khớp
  • Khớp biến dạng, lồi to hơn bình thường
  • Tiếng kêu lắc rắc hoặc lạo xạo khớp khi cử động
  • Đau khi đi bộ, khi bạn dồn trọng lực quá nhiều lên mắt cá chân
  • Đứng không vững khi di chuyển.
  • Giảm biên độ và tầm vận động của khớp. Bạn sẽ thấy điều này khi thực hiện các động tác của khớp.

biểu hiện của thoái hóa khớp cổ chân là cứng khớp vào buổi sáng

>> Xem thêm: Dấu hiệu và biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp gối mà bạn nên biết

Nguyên nhân là do đâu?

Thoái hóa khớp do rất nhiều nguyên nhân xảy ra. Một trong những nguyên nhân đầu bảng gây thoái hóa khớp đó chính là tuổi tác. Khi tuổi càng cao, sụn khớp bị thoái hóa, đồng thời sự nuôi dưỡng của khớp cũng kém hơn khi còn trẻ khiến khớp không thể hoạt động trơn tru như trước.

Nguyên nhân thường gặp thứ hai gây thoái hóa khớp chính là tình trạng chấn thương. Theo như một số nghiên cứu, 90% các bệnh lý về khớp cổ chân xuất hiện sau chấn thương hoặc bệnh lý trước đó. Thông thường, khi gặp các tổn thương khớp cổ chân, nếu như được điều trị và tập luyện đúng cách, khớp sẽ liền và phục hồi như bình thường. Tuy nhiên, chấn thương khớp là một yếu tố thúc đẩy cho quá trình tổn thương khớp diễn ra nhanh hơn cho dù bạn có điều trị tốt vấn đề chấn thương.

lí do viêm thoái hóa khớp cổ chân

Tình trạng thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân. Lý do là trọng lực dồn xuống khớp cổ chân của bạn lớn. Khi thực hiện các động tác như chạy, nhảy, đứng lên ngồi xuống… khớp cổ chân chịu lực dồn nén và phản lực nhiều nên nhanh chóng thoái hóa.

thừa cân là nguyên nhân bị bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Các bệnh lý cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp cổ chân. Có thể kể đến một số bệnh như:

  • Viêm khớp cổ chân
  • Bệnh lý huyết học
  • Các tổn thương, dị dạng khớp bẩm sinh
  • Hoại tử vô mạch
  • Tình trạng dinh dưỡng kém

Những nguy hiểm khi thoái hóa khớp cổ chân

nguy hiểm khi cổ chân bị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp cổ chân có thể gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc phải nó. Có thể kể đến các biến chứng như:

  • Dính xương bàn chân (Hội chứng cứng khớp Hallux)
  • Viêm khớp biến dạng ngón chân cái
  • Nốt chai bàn chân

Và nguy hiểm nhất, biến chứng cuối cùng của mọi bệnh lý xương khớp là mất hoàn toàn chức năng khớp, mất vận động và tàn phế.

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Để chẩn đoán thoái hóa khớp cổ chân, bác sĩ cần kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và các cận lâm sàng cần thiết. Việc bạn cần làm là kể rõ các triệu chứng để bác sĩ có chẩn đoán đúng cũng như phác thảo được đúng quá trình điều trị của bạn. Giúp cho chẩn đoán rõ ràng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng cần thiết như: tổng phân tích tế bào máu, sinh hóa máu, Xquang khớp…

Điều trị sao cho hiệu quả?

Quan trọng nhất của điều trị thoái hóa khớp cổ chân là điều trị giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa và giúp người bệnh phục hồi lại tầm vận động của khớp.

Về thuốc, bác sĩ có thể sử dụng thuốc giảm đau, các loại thuốc, gel dùng để bôi và corticoid cho bệnh nhân. Chỉ định phẫu thuật được đặt ra khi tất cả các phương pháp điều trị bảo tồn không có kết quả, hiệu quả kém.

thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân

Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý thoái hóa khớp. Nếu bạn không có cho mình chế độ vận động, tập luyện đúng, chức năng khớp sẽ hồi phục rất chậm. Chú ý quan trọng trong tập luyện: luôn tham khảo, làm theo hướng dẫn của chuyên viên, hạn chế áp lực lên cổ chân và không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc để bôi, đắp.

vật lý trị liệu chữa bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

phòng bị thoái hóa khớp cổ chân

Phòng bệnh luôn có ý nghĩa và giá cả rẻ hơn chữa bệnh rất nhiều. Để phòng thoái hóa khớp cổ chân bạn cần:

  • Chú ý không mang vác quá nặng.
  • Khi cần mang đồ, chuyển tư thế từ ngồi sang đứng, phải chuyển đúng tư thế.
  • Chọn giày dép phù hợp, tránh đi giày cao gót trong một khoảng thời gian dài
  • Thể dục thể thao phù hợp
  • Duy trì cân nặng lý tưởng

Trên đây là những kiến thức về thoái hóa khớp cổ chân. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi, bạn có thêm những kiến thức bổ ích và biết cách bảo vệ, có cho mình một khớp cổ chân khỏe mạnh. Nếu muốn biết thêm về các bệnh lý khác như thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp khuỷu,… hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có cho mình câu trả lời nhé!

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00