Thoái Hóa Khớp Gối Là Gì? Tìm Hiểu Từ A Đến Z Về Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối

Thoái Hóa Khớp Gối Là Gì? Tìm Hiểu Từ A Đến Z Về Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối

Thoái Hóa Khớp Gối Là Gì? Tìm Hiểu Từ A Đến Z Về Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối

Thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng đã không còn xa lạ với nhiều người. Căn bệnh này không những làm phiền cuộc sống của các cô chú trung niên mà đang ngày một trẻ hóa. Chính vì độ phổ biến này mà DrKnee xin được cung cấp những hiểu biết đúng đắn cho độc giả về thoái hóa khớp gối qua đôi lời sau nhằm xóa tan nỗi lo mơ hồ về nó.

Thoái hoá khớp gối là gì, có nguy hiểm không?

Khớp gối là một trong những khớp lớn của cơ thể phụ trách nâng đỡ hầu như toàn bộ trọng lượng cơ thể và cũng là khớp hoạt động nhiều nhất cho nên khớp gối đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng di chuyển và đi lại của cơ thể. Cấu tạo của khớp gối bao gồm:

  • Diện khớp là mặt tiếp xúc của các sụn ở các đầu xương. Hợp thành diện khớp gối có sụn xương đùi, xương chày, xương mác, xương bánh chè.
  • Bao khớp là phần gắn vào viền sụn ở đầu xương và bao kín lấy khớp
  • Màng hoạt dịch lót vào lớp trong bao khớp, tiết dịch giúp bôi trơn ổ khớp
  • Dây chằng và gân hỗ trợ bao khớp trong việc ổn định ổ khớp, giúp hai mặt khớp tiếp khớp nhau.
    • Đầu gối gấp duỗi linh hoạt là nhờ gân kết hợp đầu xương với các cơ chân.
    • Bốn loại dây chằng gối lần lượt là dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng chéo giữa và dây chằng bên.

Thoái hóa khớp gối là tình trạng thoái hóa dần của sụn, xương dưới sụn của khớp gối, làm cho lớp sụn bị bào mòn trở nên mỏng dần, xù xì do đó lớp sụn sẽ mất đi khả năng bảo vệ đầu xương. Bề mặt sụn bị tổn thương sẽ làm tăng sự lắng đọng canxi tại đây dẫn đến việc hình thành các gai xương. Hệ quả cuối cùng là làm hư hỏng và biến dạng khớp.

Thoái hóa khớp gối
Trạng thái thoái hóa khớp gối

Thoái hoá khớp gối có nguy hiểm không? Thoái hoá khớp gối ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tình mạng nhưng nó lại tiềm ẩn nguy cơ và biến chứng nguy hiểm như:đau nhức âm ỉ kéo dài, tăng nguy cơ chấn thương đầu gối và những bệnh lý khác như gout.

Lối sống ít vận động của những người bị thoái hoá khớp cũng tạo tiền đề cho hàng loạt các bệnh lý khác như ĐTĐ, tăng huyết áp, tim mạch,… Trường hợp tệ nhất nếu bệnh nhân bị thoái hoá khớp gối kéo dài và không điều trị gì thì bệnh nhân có thể mất khả năng vận động đi lại do tổn thương ở khớp gối quá nặng nề.

Nguyên nhân gây ra vấn đề thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một trạng thái lão hóa tự nhiên của khớp gối, thường xảy ra khi tuổi tác tăng lên. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân chính gây ra vấn đề này:

  1. Tuổi tác: Lão hóa là một trong những nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp gối. Khi tuổi tác tăng lên, sụn trong khớp gối mất đi tính đàn hồi, dẫn đến việc mòn mòn và giảm chất lượng của sụn.
  2. Tác động lực lượng: Sử dụng áp lực lớn hoặc lâu dài trên khớp gối có thể gây mòn sụn. Ví dụ như việc vận động nhiều, thể thao cường độ cao, hoặc tải trọng quá nặng có thể tạo áp lực lên khớp gối, gây mòn sụn.
  3. Chấn thương: Các chấn thương trực tiếp vào khớp gối có thể gây tổn thương cho sụn, dẫn đến thoái hóa sau này. Các vết thương, gãy xương hoặc chấn thương mô liên kết có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của khớp gối.
  4. Cấu trúc cơ thể và di truyền: Một số người có cấu trúc khớp gối không hoàn hảo hoặc di truyền có nguy cơ cao hơn để phát triển vấn đề thoái hóa khớp gối.
  5. Bệnh lý khớp: Các bệnh lý như viêm khớp (ví dụ như viêm khớp dạng thấp) cũng có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị đúng cách.

Các biểu hiện của thoái hóa khớp gối

Mọi người nên chú ý hơn tới sức khoẻ của bản thân, nhất là ở độ tuổi trung niên vì đây là độ tuổi mà thoái hoá khớp sẽ bắt đầu tấn công bạn. Cho nên chúng ta không nên chủ quan mà bỏ qua các dấu hiệu sau:

Đau khớp

Đây là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải đi khám. Đau thường âm ỉ kéo dài, tăng lên khi chúng ta vận động hoặc là thay đổi tư thế, và giảm xuống khi ta nghỉ ngơi. Cơn đau này là do gai xương tác động vào các thành phần khác kế bên của khớp gối khi chúng ta cử động gây đau. Các thành phần trong ổ khớp bị viêm, dây chằng bao khớp và cơ quanh khớp gối bị co kéo cũng là nguyên nhân gây đau.

Biểu hiện đau khớp
Biểu hiện đau khớp

Hạn chế vận động, teo cơ

Bởi vì sự đau đớn tăng lên khi cử động hoặc thay đổi tư thế làm cho người bệnh rất ngại cử động. Các động tác như bước lên cầu thang, ngồi ghế đứng dậy, ngồi xổm ,… đều mang lại đau đớn cho người bệnh. Và khi cơ lâu ngày không vận động thì chúng bị teo nhỏ đi làm sự liên kết giữa các thành phần của khớp gối trở nên lỏng lẻo.

Hạn chế vận động
Hạn chế vận động

Cứng khớp

Hay còn được biết đến như dấu chứng“ phá rỉ khớp” , đây là hiện tượng thường thấy ở bệnh lý thoái hóa khớp gối. Mỗi sáng dậy bệnh nhân thường bị cứng khớp từ 15 – 30 phút, ngoài ra có thể có cứng khớp sau khi nghỉ ngơi, bệnh nhân phải vận động 1 lúc thì khớp mới trở lại bình thường.

Làm cứng khớp vào mỗi sáng thức dậy
Làm cứng khớp vào mỗi sáng thức dậy

Biến dạng khớp gây vẹo chân

Khớp gối sẽ bị biến dạng, chân sẽ cong vẹo vào trong hoặc ra ngoài. Biểu hiện này thường ít gặp, chỉ gặp trong những trường hợp bệnh nhân chủ quan để bệnh đến giai đoạn muộn. Các biến dạng trong thoái hoá khớp gối thường là do các gai xương, thoát vị màng hoạt dịch hoặc do lệch trục khớp.

Tiếng “lục khục” khi cử động

Đây là dấu hiệu khớp gối của chúng ta đã xuất hiện tổn thương, các thành phần  bên trong khớp đã không còn ăn khớp với nhau như những bánh răng mà đã xuất hiện vấn đề. Các sụn khớp gối đã tổn thương đáng kể, các xương va chạm với nhau và ít dịch khớp được tiết ra, tất cả những yếu tố này dẫn đến tiếng “lục khục “ mà ta nghe thấy.

Có thể sờ thấy các chồi xương quanh khớp

Đây là dấu hiệu nặng xuất hiện khi khớp gối đã tổn thương nhiều. Các gai xương hình thành nhiều và to đến nỗi ta có thể sờ thấy chúng qua da.

Rối loạn giấc ngủ và giảm năng suất làm việc

Việc khớp gối bị thoái hoá làm cho cơn đau diễn ra 1 cách thường xuyên và dai dẳng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt. Khớp gối đau nhức và sưng tấy làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hơn, không thể nào ngủ ngon được. Và việc đau nhức cũng cản trở vận động, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất công việc .

Thoái hóa khớp gối làm rối loại giấc ngủ
Thoái hóa khớp gối làm rối loại giấc ngủ

Tràn dịch khớp gối

Là tình trạng lượng dịch tăng tiết bất thường có thể là một phản ứng quá phát từ màng hoạt dịch sau tổn thương và để tránh cho các đầu xương va chạm trong khe khớp hẹp. Nếu tràn dịch ở mức độ nhẹ và không kèm viêm nhiễm thì có khả năng trên lâm sàng sẽ chưa thấy khớp gối sưng to, nóng đỏ.

Biểu hiện của thoái hóa khớp gối là bị tràn dịch ở khớp gối
Biểu hiện của thoái hóa khớp gối là bị tràn dịch ở khớp gối

Còn một khi có xâm nhiễm vi khuẩn và phản ứng viêm của màng hoạt dịch khớp gối gây tăng tiết dịch trong ổ khớp quá mức gây nên tình trạng tràn dịch dù không có sự tác động của ngoại lực. Biểu hiện với khớp gối bên bị tràn dịch sưng và phù nề, nóng đỏ xung quanh. Cách nhận biết tràn dịch khớp gối là so sánh với gối còn lại. Và cần dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh để khớp hết sưng viêm.

Tại sao khớp gối dễ bị tổn thương?

Thoái hoá xương khớp nói chung đang là 1 bệnh lý khá phổ biến hiện nay, và thoái hoá khớp gối là bệnh mà chúng ta hay bắt gặp nhất, không chỉ ở lứa tuổi trung niên do lão hóa mà còn đang trẻ hóa và gặp nhiều ở thanh niên. Đi liền với quá trình lão hóa tái tạo sụn giảm hẳn theo thời gian không bù kịp sự phá hủy thì một số điểm đặc biệt sau đây mà khớp gối thường là nơi dễ bị tổn thương nhất.

Khớp gối phải chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, vì lý do đó nên khớp gối phải chịu áp lực rất lớn. Mà khi trong lượng cơ thể càng lớn thì áp lực đè nén lên 2 khớp gối càng lớn và làm cho quá trình thoái hoá diễn ra nhanh hơn. Mà trong thời đại bây giờ, việc thừa cân béo phì cũng như lối sinh hoạt không lành mạnh làm cho khớp gối tổn thương đang trẻ hoá.

tại sao khớp gối dễ bị tổn thương
Điều này làm cho khớp gối dễ bị tổn thương

Khớp gối là khớp phải hoạt động nhiều nhất trong cơ thể, các cử động đứng lên ngồi xuống hay đi lại đều có sự tham gia của khớp gối. Cho nên việc hỏng hóc do hoạt động với công suất cao trong  thời gian dài là điều không thể tránh khỏi. Lối sống ít vận động, ít thể dục thể thao đang dẫn đến khớp gối lỏng lẻo, không có sức mạnh và thiếu đi sự linh hoạt.

Khớp gối là nơi dễ dàng bị tổn thương do té ngã hay va đập. Sau đó nhưng vết thương lên khớp gối sẽ lành nhưng cũng để lại những tổn thương khó phục hồi lên lớp sụn khớp gối. Vận động quá sức và chơi thể thao, nhất là những môn thể thao đòi hỏi phải di chuyển nhanh, đổi hướng liên tục như cầu lông, tennis,….. sẽ làm khớp gối phải chịu 1 áp lực kinh khủng.

Hình ảnh cận lâm sàng của 1 khớp gối thoái hoá

Chụp x quang khớp gối

Cận cảnh các giai đoạn
Cận cảnh các giai đoạn

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence:

  • Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
  • Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ.
  • Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa.
  • Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn.

Có 3 dấu hiệu cơ bản:

  • Hẹp khe khớp: hẹp không đồng đều, không hoàn toàn tại khe khớp.
  • Đặc xương dưới sụn: xương dưới sụn viền đậm không đều.
  • Gai xương: gai xương ở phần rìa đầu xương, nơi tiếp giáp giữa xương và sụn.

Siêu âm khớp

Đánh giá tình trạng gai xương, tràn dịch khớp, hẹp khe khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp và tình trạng gân xương cạnh khớp.

Chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI là 1 phương pháp hiện đại sử dụng từ trường và sóng radio để đưa ra những hình ảnh khảo sát các thành phần của khớp gối như: bao hoạt dịch, tổn thương xương, sụn, dây chằng, gân cơ, tổ chức phần mềm quanh khớp. Giúp ta nhận biết được các tổn thương cho dù là nhỏ nhất tại các cấu trúc này mà các phương pháp khác bỏ sót.

Hình ảnh chụp MRI khớp gối
Hình ảnh chụp MRI khớp gối

Nội soi khớp gối

Nội soi khớp đang là phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán cũng như điều trị các bệnh về khớp gối. Bác sĩ sẽ đưa camera vào trong khớp gối và camera sẽ cho ta hình ảnh cấu trúc khớp gối qua màn hình. Qua đó bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tổn thương mà bệnh nhân mắc phải mà cách phương pháp như X quang, siêu âm, MRI không chẩn đoán được.

Khi nội soi khớp gối
Khi nội soi khớp gối

Phân độ thoái hóa khớp gối

Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, bác sĩ cần theo dõi diễn biến của bệnh, thăm khám khớp gối và toàn thân và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết. Dưới đây là triệu chứng của từng cấp độ và hình ảnh tổn thương trên X quang tương xứng cho ta biết về mức độ nặng nề của bệnh qua từng giai đoạn.

Độ 1: Triệu chứng trong giai đoạn này chưa rõ ràng, bệnh nhân có thể không cảm thấy đau hoặc khó chịu. Tuy nhiên lúc này khớp đã mài mòn và tổn thương nhưng không đáng kể. Trên X quang ta có thể thấy hình ảnh của gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có sự tồn tại của gai xương.

Các mức độ của thoái hóa khớp gối
Các mức độ của thoái hóa khớp gối

Độ 2: Đây là giai đoạn các triệu chứng của thoái hóa khớp bắt đầu biểu hiện như đau khớp gối sau cả ngày làm việc đi lại hoặc cứng khớp khi không cử động trong vài giờ. Trên phim X quang, hình ảnh các gai xương đã rõ ràng hơn chứng tỏ tổn thương đã hình thành trong thời gian dài nhưng khe khớp chưa hẹp, các xương chưa bị cọ xát với nhau và chất lòng hoạt dịch vẫn đủ dùng để duy trì sự vận động.

Độ 3: Mức độ tổn thương trong giai đoạn này đã rõ ràng, các sụn xương tổn thương hình thành nhiều gai xương và làm cho khoảng cách giữa các xương thu hẹp lại. Người bệnh thường xuyên bị đau, đau tăng lên khi đi lại vận động, cứng khớp vào mỗi buổi sáng. Trên phim xuất hiện hẹp khe xương nhưng ở mức vừa phải, khoảng cách giữa xương đùi với xương chày và xương bánh chè bị thu hẹp.

Thoái hóa khớp gối độ 3
Thoái hóa khớp gối độ 3

Độ 4: mức độ thoái hóa của khớp gối đã rất nặng, sụn đầu xương ở khớp gối đã không còn nguyên vẹn, khe xương trở nên hẹp khít. Bệnh nhân cảm thấy rất đau và khó chịu mỗi lần gấp duỗi hay đi lại, khớp trở nên cứng ngắc khi cử động do lượng dịch khớp giảm sút nghiêm trọng.

Điều trị

Mục đích là giảm thiểu gánh nặng lên diện khớp, khắc phục triệu chứng thoái hóa, khôi phục tầm vận động của khớp và phòng tránh các biến chứng do thoái hóa gây ra.

Tiêm vào khớp gối

Corticoid dạng tiêm được bơm trực tiếp vào khớp gối, có tác dụng kháng viêm và giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên không sử dụng liên tục trong thời gian dài vì có thể gây mòn sụn. Còn tiêm hyaluronic sẽ hỗ trợ bổ sung dịch khớp tránh ổ khớp bị khô, giảm đau và ít tác dụng phụ.

Tiêm thuốc trực tiếp vào khớp gối
Tiêm thuốc trực tiếp vào khớp gối

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân ( PRP)

Bệnh nhân sẽ được tiêm vào khớp gối huyết tương giàu tiểu cầu đã được chiết tách từ máu của mình. Việc làm này vừa có lợi cho quá trình tái tạo, phục hồi sụn vừa giảm đau chống viêm hiệu quả.

Tế bào gốc

Sau khi cấy tế bào gốc vào cơ thể, chúng sẽ di chuyển đến vùng thương tổn và chữa lành sau quá trình sinh sản và thay thế tế bào bị thương đó. Đồng thời tăng tưới máu nuôi dưỡng mô thúc đẩy quá trình hồi phục, giảm đau và xóa đi gốc rễ thoái hóa khớp.

Phẫu thuật

Khi đã thất bại điều trị với các phương án trên và mức độ thoái hóa ngày càng nặng nề, phẫu thuật được cân nhắc và ba loại sau đây đem lại hiệu quả ưu việt trong điều trị:

Tiến hành phẫu thuật
Tiến hành phẫu thuật

Phẫu thuật nội soi ổ khớp không chỉ tại điều kiện quan sát trực tiếp tổn thương mà còn giúp rửa sạch, sửa chữa ổ khớp. Hiệu quả giảm đau tức thời nhưng không áp dụng rộng rãi với tất cả bệnh nhân.”Đục xương chỉnh trục” đây là phương pháp giúp căn chỉnh trục cơ học của khớp, lấy lại cân bằng. Phù hợp người bệnh trẻ nhưng có biến dạng khớp sau thoái hóa.

Thay khớp nhân tạo: Đây dường như là biện pháp cuối cùng giúp loại bỏ hẳn thương tổn và thay thế khớp nhân tạo giúp tăng cường khả năng chịu lực, lấy lại tầm vận động. Những bệnh nhân trên 60 tuổi có thể tham khảo phương án này.

Thay khớp nhân tạo
Thay khớp nhân tạo

Thay đổi lối sống

Cần tuân thủ thực đơn dinh dưỡng nhiều Canxi, protein, vitamin,.. để cung cấp đủ dinh dưỡng giúp tái tạo dịch giúp ổ khớp hoạt động trơn tru, không dùng bia rượu, đồ ăn dầu mỡ. Với những ai thể trạng thừa cân thì nên đặt mục tiêu giảm cân, để tránh đè nặng lên hai khớp gối.

Cần phải thay đổi lối sống hàng ngày
Cần phải thay đổi lối sống hàng ngày

Đi bộ và đạp xe đạp là hai môn thể thao khá dễ thực hiện với người thoái hóa khớp gối. Việc vận động khớp gối một cách vừa phải giúp tăng độ dẻo dai linh hoạt của khớp gối và sức mạnh các cơ ở khớp gối. Tránh vận động mạnh, thay đổi tư thế đột ngột sẽ giúp bảo vệ khớp gối tốt hơn

Vật lý trị liệu

Nếu các thay đổi trên không hiệu quả thì bạn có thể cân nhắc các bài tập vật lý trị liệu, kích thích huyệt đạo và lấy lại tầm vận động khớp, sức cơ như bình thường khi tham gia bài tập, xoa bóp, kích điện, thủy châm,.. và giảm đau nhờ châm cứu hay đắp thuốc cũng rất hiệu quả

Tập vật lý trị liệu
Tập vật lý trị liệu

Những biện pháp phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối

Phòng tránh thoái hóa khớp gối có thể bao gồm những biện pháp sau:

  • Duy trì cân nặng lý tưởng: Cân nặng thừa có thể tăng áp lực lên khớp gối, gây mòn sụn nhanh chóng. Việc duy trì cân nặng lý tưởng sẽ giảm nguy cơ này.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khớp gối, hỗ trợ khớp hoạt động linh hoạt và giảm căng thẳng lên sụn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống giàu canxi và vitamin D giúp duy trì sức khỏe của xương và khớp. Hạn chế thức ăn có nhiều đường và chất béo có thể giúp kiểm soát cân nặng.
  • Tránh chấn thương: Để bảo vệ khớp gối, tránh các hoạt động có thể gây chấn thương như thể thao cường độ cao mà không có sự chuẩn bị hoặc không sử dụng đồ bảo hộ phù hợp.
  • Duy trì tư thế và hoạt động đúng cách: Sử dụng đúng tư thế khi ngồi, đứng, hoặc thực hiện các hoạt động để giảm áp lực lên khớp gối.
  • Điều trị các bệnh lý liên quan: Nếu có bất kỳ vấn đề về khớp nào, điều trị sớm để tránh sự tiến triển của các bệnh lý đó đến thoái hóa khớp gối.
  • Thực hiện các bài tập củng cố cơ: Bài tập nhẹ nhàng như yoga, Pilates hoặc bài tập củng cố cơ bắp có thể giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của cơ bắp xung quanh khớp.
  • Theo dõi và điều trị: Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của vấn đề khớp gối, như đau, sưng, hoặc giảm chức năng, hãy thăm bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nhớ rằng, việc duy trì lối sống lành mạnh và quản lý khéo léo các hoạt động hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp gối.

Nhìn chung, thoái hóa khớp gối không đáng sợ nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng sống của bệnh nhân. Những kiến thức trên đây sẽ cho bạn cái nhìn bao quát từ định nghĩa đến triệu chứng, từ phân độ đến điều trị. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác và điều trị đúng đắn phù hợp với mức độ thoái hóa thì bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn đầy đủ.

Tài liệu tham khảo:

  1. Phòng khám chuyên sâu thoái hóa khớp gối – DrKnee
  2. https://www.arthritis.org/diseases/osteoarthritis
  3. https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/suc-khoe-thuong-thuc/thoai-hoa-khop-goi-nen-lam-gi/
  4. https://tamanhhospital.vn/thoai-hoa-khop-goi/
  5. https://medlatec.vn/tin-tuc/he-lo-bi-kip-dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-hieu-qua-va-nhanh-chong-s68-n29316
  6. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis/symptoms-causes/syc-20351925

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00