Nguyên Nhân Triệu Chứng Của Thoái Hóa Khớp Khuỷu Và Phương Pháp Điều Trị

Nguyên Nhân Triệu Chứng Của Thoái Hóa Khớp Khuỷu Và Phương Pháp Điều Trị

Nguyên Nhân Triệu Chứng Của Thoái Hóa Khớp Khuỷu Và Phương Pháp Điều Trị

Thoái hóa khớp khuỷu là trường hợp thường gặp hiện nay. Đặc biệt, bệnh lý này đang có xu hướng xuất hiện với tần suất nhiều hơn ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Cùng Drknee tìm hiểu thêm về thoái hóa khớp khuỷu nhé!

Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp khuỷu

thoái hóa khớp khuỷu

Theo các chuyên gia đầu ngành, thoái hóa khớp khuỷu là một bệnh lý biểu hiện rằng hệ thống xương khớp khuỷu ở tay của bạn đang bị tổn thương. Hệ thống này bao gồm xương quay cẳng tay, xương cánh tay, xương trụ cùng hệ sụn khớp, gân kết nối các xương này. Từ đó, ta định nghĩa thoái hóa xảy ra khi các ụ xương ở vùng ngoài khuỷu tay bị những sợi gân bám dính vào, gây nên tình trạng căng thắt.

Thoái hóa khớp khuỷu không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì khả năng vận động cơ bản của tay sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Thậm chí, trong trường hợp chuyển biến nặng, biến dạng khớp có thể xảy ra dẫn đến mất vận động ở tay.

Nguyên nhân thoái hóa khớp khuỷu

Các nguyên nhân thoái hóa khớp khuỷu thường gặp ngoài vấn đề tuổi tác bao gồm:

Chấn thương

Các lực từ chấn thương sẽ tác động trực tiếp đến cấu trúc và hoạt động của các tổ chức tại khớp khuỷu tay. Từ đó bề mặt khớp sẽ bị nứt, mẻ, trật khớp hoặc các tổn thương khác. Do đó về lâu dài người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan tại vùng chấn thương, bao gồm thoái hóa khớp khuỷu tay.

Dây chằng bị tổn thương

thoái hóa khớp khủy

Đây là bộ phận quan trọng tại khớp khuỷu tay. Dây chằng có tác dụng hỗ trợ khớp khuỷu hoạt động và thực hiện các vận động tay cần thiết cho sinh hoạt và lao động.

Dây chằng bị tổn thương, sưng viêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động ổn định của vùng khớp khuỷu. Do đó, nguy cơ thoái hóa khớp khuỷu sẽ tăng cao về lâu dài, kể cả khi sụn khớp vẫn khỏe mạnh.

Lao động nặng

thoái hóa khớp khuỷu tay

Hệ sụn khớp ở khuỷu tay rất dễ bị tổn thương nếu thường xuyên thực hiện các công việc nặng bằng tay. Hơn nữa, không chỉ ảnh hưởng đến vùng xương, cơ, sụn mà các lực mạnh còn có thể gây ra tình trạng viêm gân tại khuỷu tay. Từ đó, mà người bệnh dễ bị thoái hóa khớp khuỷu khi lao động nặng.

Bệnh lý về xương khớp

Khi mắc các bệnh lý về xương khớp cũng dễ tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp khuỷu tay. Các bệnh phổ biến như: viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu tay, loạn sản xương khớp,…

Các triệu chứng thoái hóa khớp khuỷu

thoái hóa khớp khuỷu

Người bệnh khi bị thoái hóa khớp khuỷu đều sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu. Các cơn đau thường xuất hiện ở những vùng như cánh tay, khuỷu tay,… Ngoài ra, bệnh lý còn có các triệu chứng như:

  • Vùng khuỷu tay thường xuyên đau mỏi. Các cơn nhức có thể lan dần xuống vùng cẳng tay, kể cả bàn tay.
  • Các hiện tượng bất thường như sưng đỏ, nóng và căng bóng da do viêm nhiễm xảy ra tại khuỷu tay.
  • Cầm nắm đồ vật, vận động cơ bản tại tay bị hạn chế.
  • Cứng và đau khớp khuỷu tay sau khi thức dậy.
  • Khớp khuỷu tay bị biến dạng hoặc teo cơ,..
  • Xuất hiện những cơn đau dồn dập, dữ dội sau khi vận động mạnh.

Điều trị thoái hóa khớp khuỷu

Hiện nay, thoái hóa khớp khuỷu có thể được điều trị bởi nhiều phương pháp và bài thuốc khác nhau. Tùy vào từng giai đoạn bệnh lý mà người bệnh sẽ được chỉ định và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục thoái hóa khớp khuỷu:

Thuốc Đông y

thoái hóa khớp khuỷa

Bệnh nhân có thể tìm đến các bài thuốc Đông y khi bị thoái hóa ở mức độ nhẹ. Các loại thảo dược trong phương pháp này sẽ giúp điều trị bệnh nhẹ nhàng, an toàn nhưng không kém phần hiệu quả. Ví dụ như:

  • Cây cỏ xước
  • Bột gạo lứt
  • Trà gạo lứt
  • Cà gai leo
  • Cây tầm xoọng

Lưu ý, không phải bất kỳ ai cũng phù hợp với các loại thảo dược trên. Đặc biệt, việc áp dụng các loại dược liệu này để trị thoái hóa khớp khuỷu cần có sự tư vấn và hướng dẫn từ các chuyên gia Đông y uy tín.

Thuốc Tây y

thoái hóa khớp khuỷu

Thuốc Tây y sẽ giúp việc điều trị bệnh được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các loại thuốc giảm đau và kháng viêm sẽ giúp các cơn đau nhức và một số triệu chứng khó chịu được giảm thiểu. Đây là những loại thuốc được kê đơn trong điều trị thoái hóa:

  • Thuốc kháng viêm: Tenoxicam, Meloxicam,…
  • Thuốc giảm đau nhức: Tramadol, Paracetamol, Aspirin,…
  • Thuốc Corticosteroid dạng tiêm
    ….

Lưu ý, đây chỉ là biện pháp tạm thời giúp người bệnh đỡ đau và cảm thấy thoải mái hơn. Hơn nữa, thuốc Tây y có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân. Thế nên, cần cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Tây y chữa thoái hóa khớp khuỷu.

Phẫu thuật thay khớp

thoái hóa khớp khuỷu

Bên cạnh các phương pháp dùng thuốc điều trị, bệnh nhân có thể xem xét phẫu thuật thay khớp khuỷu, nếu bị thoái hóa ở mức độ nặng. Lưu ý rằng, biện pháp này chỉ nên được tiến hành khi người bệnh đã thử các phương pháp trị liệu thông thường mà không đạt hiệu quả.

Bởi khi phẫu thuật, ngoài chi phí tốn kém, các nguy cơ rủi ro và biến chứng hậu phẫu thuật cũng dễ xảy ra.

Với những thông tin về thoái hóa khớp khuỷu, Drknee hy vọng đã đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, giúp bạn có quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Để biết chính xác bản thân có bị thoái hóa khớp hay không, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp.

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00