Thuốc Calcitonin: Công Dụng và Cách Dùng Trong Điều Trị Loãng Xương

Thuốc Calcitonin: Công Dụng và Cách Dùng Trong Điều Trị Loãng Xương

Thuốc Calcitonin: Công Dụng và Cách Dùng Trong Điều Trị Loãng Xương

Thuốc calcitonin là một loại không thể thiếu trong đa số các thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị loãng xương. Bởi điều trị loãng xương là một hành trình dài đầy gian nan do bệnh khó phát hiện và khả năng tái phát cao. Hiện nay có nhiều phương pháp trị loãng xương khác nhau nhưng việc dùng thuốc là nhanh chóng và phổ biến nhất. Mời các bạn cùng Drknee tìm hiểu kĩ hơn về loại thuốc này nhé.

Tổng quan về thuốc Calcitonin

Calcitonin bản chất nó là một hormone được bài tiết bởi tế bào cận nang tuyến giá

Calcitonin bản chất nó là một hormone được bài tiết bởi tế bào cận nang tuyến giáp, có cấu trúc là một polypeptide chứa 32 axit amin. Tác dụng chính của Calcitonin là điều hoà quá trình chuyển hóa chất khoáng trong cơ thể cũng như ngăn ngừa quá trình phân hủy xương. Calcitonin là một hợp chất polypeptide nên dễ bị phá huỷ bởi dịch vị dạ dày. Chính vì thế, thuốc này được bào chế ở 2 dạng chính là thuốc tiêm và thuốc xịt mũi, là thuốc điều trị loãng xương chuyên dụng.

Tác dụng của thuốc – nguyên tắc điều trị

Tác dụng của thuốc - nguyên tắc điều trị của thuốc điều trị loãng xương

Tác dụng của Calcitonin

  • Calcitonin nổi tiếng với công dụng làm giảm lượng canxi trong huyết thanh và hạn chế phân huỷ  trong xương, giúp kiểm soát tốt bệnh loãng xương, phòng ngừa gãy xương và các rủi ro khác có thể xảy ra trong tương lai. 
  • Thuốc cũng giúp giảm đau xương ở những người mắc bệnh Paget.
  • Trong các hoạt động bảo vệ xương, calcitonin có hiệu quả bảo vệ cao trong thời gian cần nhiều  như mang thai và cho con bú. 

Nguyên tắc điều trị

Calcitonin có khả năng chống lại hormon tuyến cận giáp và vitamin D, làm giảm nồng độ Ca2+ trong máu theo hai cách:

  • Ức chế hoạt động của tế bào hủy xương, một loại tế bào “tiêu hóa” chất nền của xương, giải phóng  và phospho vào máu.
  • Ức chế tái hấp thu Ca2+ và phosphate của tế bào ống thận, cho phép chúng được đào thải qua nước tiểu.

Nồng độ cao của calcitonin có thể tăng bài tiết nước tiểu chứa canxi và phosphate qua ống thận, dẫn đến hạ canxi huyết rõ rệt. Thế nhưng, đây chỉ là tác dụng ngắn hạn do thận thường không bài tiết canxi ở người bệnh có khối u tuyến giáp tiết ra quá nhiều calcitonin. Hiện nay, theo các nghiên cứu cho thấy có tổng cộng 5 loại thuốc có tương tác với calcitonin bao gồm: Cimetidin, Etelcalcetide, Foscarnet, Lith, Morphin.

Cách sử dụng Calcitonin – Thuốc điều trị loãng xương

Cách sử dụng Calcitonin điều trị loãng xương

Calcitonin được tiêm dưới da (100UI) hoặc xịt qua niêm mạc mũi mỗi ngày (200UI) trong thời gian ngắn (2 – 4 tuần tùy trường hợp). Phương pháp tiêm dưới da có hiệu quả dung nạp rất tốt, bạn có thể tự tiêm được thông qua hướng dẫn của bác sĩ. Ở một số trường hợp, chỉ cần tiêm cách hai ngày và chỉ cần dùng 50 UI mỗi lần, đặc biệt là khi các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng được cải thiện.

Ngoài ra bạn có thể tăng liều mỗi ngày lên đến 200 UI nếu cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ. Cần lưu ý không sử dụng dài ngày trong điều trị loãng xương vì điều trị lâu dài với thuốc này có nguy cơ mắc ung thư.

Để điều trị cường độ cao, bạn sẽ thường sử dụng thuốc này 12 tiếng 1 lần. Đối với việc điều trị loãng xương, bạn sẽ thường sử dụng thuốc này mỗi ngày một lần hoặc dùng cách ngày. Để điều trị bệnh Paget, bạn sẽ sử dụng thuốc này hằng ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn cần sử dụng hơn 2ml thuốc vào cùng một thời điểm, các bác sĩ khuyến cáo rằng bạn tiêm thuốc vào bắp

Trước khi tiêm, kiểm tra thuốc một cách tổng quát về màu sắc và dung dịch. Nếu có màu lạ hoặc dấu hiệu vón cục, không nên sử dụng thuốc nữa. Ngoài ra, cần phải sát trùng vị trí tiêm bằng cồn trước khi tiêm. Điều cần lưu ý là nên thay đổi vị trí tiêm sau mỗi lần để tránh các phản ứng ở khu vực dưới da hoặc ở các cơ bắp

Chỉ định – chống chỉ định

Chỉ định

Chỉ định sử dụng thuốc Calcitonin

Calcitonin thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp dưới đây:

  • Loãng xương sau mãn kinh
  • Tăng canxi huyết
  • Bệnh Paget
  • Di căn xương
  • Bệnh xương thứ phát do suy thận
  • Phù hợp cho bệnh nhân lớn tuổi, người bệnh bị bất động hoặc dùng corticosteroid trong thời gian dài.

Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Calcitonin

Những người quá mẫn cảm với calcitonin thì không được dùng thuốc. Bệnh nhân từng bị dị ứng với protein, phụ nữ trong giai đoạn cho con bú (nếu cần dùng thuốc phải ngừng cho con bú), phụ nữ mang thai nên hết sức cân nhắc và chú ý rủi ro khi dùng calcitonin.

Cách theo dõi trong và sau khi dùng Calcitonin

hầu hết tác dụng phụ của thuốc Calcitonin sẽ tự khỏi

Tác dụng không mong muốn của thuốc Calcitonin có thể xảy ra ở 15 – 20% số người dùng thuốc. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện như sau:

  • Thường gặp: cảm giác châm chích ở mặt, tai, tay, chân, buồn nôn, chán ăn, sưng chỗ tiêm,…
  • Ít gặp: hạ huyết áp, tim đập nhanh, cảm giác lạnh, đau đầu, chóng mặt, ngứa do dị ứng, thở ngắn và sung huyết mũi.
  • Hiếm gặp: sốc phản vệ.

Các phản ứng phụ này của thuốc Calcitonin có khả năng xảy ra cao hơn khi tiêm tĩnh mạch thay vì tiêm bắp hay tiêm dưới da. Hầu hết tác dụng phụ của thuốc Calcitonin sẽ tự khỏi, chỉ một số ít cần tạm thời giảm liều. Để hạn chế các triệu chứng phụ xảy ra khi dùng thuốc, bệnh nhân cần thực hiện:

  • Kiểm tra phản ứng dị ứng trên da trước khi sử dụng đối với người nghi ngờ mẫn cảm với calcitonin.
  • Kiểm tra nồng độ canxi huyết thanh trong điều trị tăng canxi huyết.
  • Thăm khám mũi trước khi sử dụng thuốc xịt mũi để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến niêm mạc hoặc bệnh về mũi (ví dụ loét niêm mạc mũi)
  • Thường xuyên kiểm tra lượng hydroxyproline trong nước tiểu và nồng độ phosphatase kiềm trong huyết thanh để điều chỉnh liều dùng calcitonin cho người bệnh Paget.

Quá liều calcitonin có thể gây hạ canxi huyết. Khi gặp tình trạng này, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như lạnh, có cảm giác châm chích tại miệng, đầu ngón tay và ngón chân. Lúc này phải ngừng sử dụng calcitonin. Đồng thời có các biện pháp điều trị hỗ trợ bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch canxi gluconate hoặc canxi clorua

Bài viết trên đây chứa thông tin về thuốc calcitonin mà bạn có thể tham khảo. Phòng khám DrKnee hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong suốt quá trình điều trị loãng xương bằng thuốc calcitonin. Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh xương khớp, đừng ngần ngại mà liên hệ ngay với DrKnee theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn tận tình nhé.

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00