Loãng xương là bệnh nguy hiểm, diễn ra âm thầm, không có triệu chứng khi mới mắc, đến khi có dấu hiệu thì thường đã có biến chứng và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Mắt thường không thể chẩn đoán chính xác được. Vì vậy cần có biện pháp chẩn đoán bệnh loãng xương hiệu quả. Vậy liệu chụp X-Quang có thể phát hiện được bệnh loãng xương không? Hãy cùng Phòng khám DrKnee tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương hiệu quả, an toàn nhất nhé.
Chụp X-Quang là gì?
Chụp X-Quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, nó tạo ra hình ảnh rõ nét về hệ cơ xương và một số mô trong cơ thể, từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán, theo dõi và điều trị nhiều loại bệnh lý, đặc biệt là bệnh liên quan đến xương khớp, tim mạch, hô hấp.
Chi tiết hơn, X-Quang là một loại tia bức xạ mang năng lượng cao được phát ra từ bóng phát tia X. Các tia X này sẽ đi xuyên qua các thành phần dịch trong cơ thể và các mô mềm. Từ đó, chúng sẽ sản xuất ra hình ảnh rõ nét của các bộ phận từ tim, phổi, xương sườn, xương cột sống cho đến mạch máu. Và thông qua những hình ảnh được thu lại trên phim X-Quang, các bác sĩ sẽ nhìn vào đó để chẩn đoán bệnh lý cho bệnh nhân.
Tuy nhiên với các mô đặc như xương thì sẽ cản trở tia X. Nếu như các mô có độ đặc càng cao thì sẽ có càng ít tia X có thể xuyên qua. Chính vì thế mà khi chụp X-quang xương chúng ta chỉ phát hiện được loãng xương rõ khi mất khoảng 30 – 40% độ đậm của xương. Vì vậy, không thể phát hiện được bệnh loãng xương sớm. Do đó khi bệnh loãng xương trở nên nặng thì chụp X-Quang sẽ cho chúng ta thấy rõ độ nặng của bệnh khi loãng xương rõ.
Cũng có nhiều trường hợp nhìn trên X-Quang thì bình thường nhưng vẫn bị loãng xương. Đó là bởi vì khi chụp X-Quang thì tia X bị cản trở bởi mật độ của xương dưới 30% nên không chẩn đoán rõ loãng xương được, khi xem trên hình ảnh X-Quang nhìn qua thì có vẻ bình thường nhưng khi làm thêm một số phương pháp xét nghiệm khác thì mới phát hiện được loãng xương.
Thông thường khi bị xương khớp người ta đều khuyến cáo nên đi chụp X-Quang, vì chụp X-Quang cho kết quả nhanh, hình ảnh rõ, không đau đớn mà lại phát hiện ra được bệnh loãng xương. Tuy nhiên như đã nói ở trên khi chụp X-Quang để phát hiện loãng xương thì thường bệnh đã trở nặng và chỉ khi độ đậm xương giảm 30-40% thì mới biết được là bị bệnh loãng xương.
Vì thế để đảm bảo an toàn và chính xác trong việc chẩn đoán loãng xương cũng như biết được nguy cơ loãng xương của người bệnh thì các bác sĩ sẽ dùng một số phương pháp xét nghiệm chuyên biệt hơn. Một số phương pháp có thể dùng đến để chẩn đoán loãng xương như đo mật độ xương và xét nghiệm sinh hoá.
Trong đó phương pháp đo mật độ xương được xem là tiêu chuẩn vàng trong việc xác định bệnh loãng xương. Thực chất của việc đo mật độ xương là một dạng thử nghiệm mật độ xương xem người bệnh có gặp phải tình trạng bị loãng xương hay không.
Do đó phương pháp đo mật độ xương là nhằm kiểm tra chính xác khả năng mắc bệnh loãng xương ngay cả khi không có triệu chứng gì. Người bệnh sẽ được cảnh báo có nguy cơ loãng xương hay không, từ đó để có biện pháp phòng ngừa bệnh tốt hơn.
>> Xem thêm: Sử Dụng X Quang Thoái Hóa Khớp Gối Trong Phát Hiện Và Chuẩn Đoán
Những phương pháp được ứng dụng để đo mật độ xương
- Phương pháp DEXA
- Phương pháp siêu âm
- Phương pháp micro MRI
- Kỹ thuật chụp MSCT Scanner
- Kỹ thuật CT Scan
Trong đó, hai phương pháp đo mật xương phổ biến nhất được các Bác sĩ ứng dụng đó là DEXA và siêu âm. Vì hai phương pháp này được đánh giá an toàn và mang lại kết quả chính xác cao. Cùng DrKnee tìm hiểu về hai phương pháp đo loãng xương phổ biến này nhé.
Phương pháp DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry)
Hiện nay phương pháp DEXA thường được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới trong việc chẩn đoán loãng xương bởi phương pháp này ít nguy hiểm hơn các phương pháp khác như chụp X-Quang vì việc chiếu trực tiếp tia X vào cơ thể ít hơn.
DEXA có nghĩa là đo độ hấp thụ tia X hai nguồn năng lượng (dual energy X – ray absorptiometry). Độ đậm đặc của xương có nghĩa là số vật chất có trong một khoảng không gian nhất định. Các mô nào có độ đậm càng cao thì tia X đi xuyên qua mô đó càng thấp. Về cơ bản, đậm độ xương càng cao thì xương của chúng ta lại càng chắc khỏe.
Nguyên tắc sử dụng máy DEXA: Đó là thực hiện đo mật độ xương trên 2 khu vực chính là háng và cột sống. Một khi có dấu hiệu bị bệnh thì hầu hết các nhóm xương trong cơ thể đều sẽ có kết quả loãng xương như nhau vì vậy việc thực hiện đo mật độ xương tại háng có thể sẽ đoán được tình trạng ở các vùng cơ quan khác. Quá trình quét của phương pháp này có thể kéo dài từ 10-20 phút tùy thuộc vào phần của cơ thể được quét.
Phương pháp siêu âm (Ultrasound)
Phương pháp siêu âm để đo mật độ xương thực chất mới xuất hiện gần đây nhưng cũng đã được rất nhiều chuyên gia y tế chú ý vì sự nhanh chóng, không gây đau và cũng không còn phải dùng tới các nguồn phóng xạ (nguồn phóng xạ có thể gây hại cho cơ thể)
Nguyên tắc là chùm tia siêu âm hướng trực tiếp vào vùng sẽ được đo. Sự hấp thụ của sóng âm cho phép đánh giá mật độ xương đậm hay mỏng. Bộ phận được thực hiện để đánh giá mật độ xương là vùng ngoại vi gót chân. Xương gót chính là xương bè nó có chu chuyển xương cao. Đó là xương dễ nghiên cứu bao gồm 75% – 90% xương bè, một mô xương xốp, đáp ứng tốt với các thay đổi của tuổi tác, bệnh tật và điều trị.
Chính vì phương pháp này chỉ thực hiện ở vị trí ngoại vi, cho nên các chỉ số đưa ra cũng sẽ không thể chính xác bằng kỹ thuật DEXA.
Thêm nữa, các thay đổi mật độ xương từ vùng ngoại vi (gót chân) thường xuất hiện chậm hơn ở vùng cột sống hay vùng háng. Chính vì vậy, kỹ thuật siêu âm đo mật độ xương này chỉ được sử dụng nhiều để tầm soát chứ không để xác định tình trạng bệnh loãng xương.
>> Xem thêm: Triệu Chứng Loãng Xương – Những Điều Bạn Cần Biết
Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương
Tính theo T-score để chẩn đoán loãng xương. Lấy chỉ số T-score của một cá thể đó so với BMD của nhóm người trẻ tuổi làm chuẩn sẽ cho ra được kết quả phân độ loãng xương.
Chẩn đoán | Tiêu chuẩn |
Bình thường – Normal | T-score có chỉ số cao hơn -1 ( T>1 ) |
Thiếu xương – Osteopenia | T-score có chỉ số thấp hơn -1 nhưng cao hơn -2.5 (2.5 < T < -1.1) |
Loãng xương – Osteoporosis | T-score có chỉ số thấp hơn hay bằng -2.5 ( T < / = -2.5) |
Loãng xương nghiêm trọng – Severe Osteoporosis | Tiền sử gãy xương + loãng xương gần đây |
Không có một phương pháp nào là hoàn hảo nhất cả. Vì vậy để xác định cho mình một phương pháp chẩn đoán loãng xương chính xác nhất, an toàn nhất thì chúng ta nên tìm hiểu kỹ ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp từ đó giúp chúng ta có một quyết định tốt nhất.
Quý bạn đọc hãy liên hệ tới Phòng khám DrKnee, với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, có tâm và có tầm sẵn sàng tư vấn miễn phí, sẽ giúp các bạn đưa ra những lời khuyên về phương pháp điều trị loãng xương hiệu quả nhất. Cuối cùng DrKnee chúc các bạn sống vui, sống khoẻ và sống có ích.
>> Xem thêm: Thực Đơn Ăn Uống Cho Người Bị Loãng Xương Và Chế Độ Sinh Hoạt Cải Thiện Bệnh