Trong thoái hóa cột sống, thường gặp nhất là thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Nhiều người bệnh băn khoăn rằng khi đi khám, bác sĩ đã nhìn thấy những hình ảnh gì trên Xquang hay các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác để biết bệnh nhân bị thoái hóa khớp. Liệu bản thân có biết mình bị thoái hóa khớp khi nhìn vào phim chụp. Hôm nay hãy cùng Drknee tìm hiểu về hình ảnh của thoái hóa cột sống nhé!
Trong bài viết này, Drknee chủ yếu giới thiệu đến bạn hình ảnh thoái hóa cột sống trên Xquang. Bởi lẽ Xquang là phương tiện đầu tay trong chẩn đoán các bệnh lý xương khớp. Đồng thời, các tổn thương thoái hóa được bộc lộ khá rõ ràng thông qua Xquang và có thể đem đến chẩn đoán xác định bệnh cho bệnh nhân.
Hình ảnh đặc trưng của thoái hóa cột sống
Thoái hóa khớp là hậu quả của sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và hủy hoại của sụn khớp và xương dưới sụn. Tổn thương cơ bản của thoái hóa khớp bắt đầu từ sụn khớp. Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp, tuổi càng tăng thì nguy cơ thoái hóa khớp càng tăng. Thoái hóa khớp gây nên đau đớn, làm giảm khả năng vận động, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Một trong số các khớp thường gặp và bị thoái hóa nhiều nhất đó là cột sống.
Một trong những phương tiện hàng đầu để chẩn đoán thoái hóa cột sống rẻ tiền, dễ làm, và không gây quá nhiều tác hại lên bệnh nhân là chụp Xquang thường quy. Trên phim chụp Xquang thường quy có ba dấu hiệu cơ bản để bác sĩ nghĩ tới thoái hóa đó là:
- Gai xương: gai xương thường mọc ở phần tiếp giáp giữa xương, sụn và màng hoàn dịch, ở rìa ngoài cột sống. Gai xương trên Xquang nhìn giống như gai của cây hoa hồng. Gai xương cũng là hình ảnh dễ nhìn thấy và nhận ra nhất trên phim Xquang.
- Hẹp khe khớp: khe khớp không đồng đều ở cả bờ của khe khớp. Biểu hiện chủ yếu của hiện tượng này là chiều cao đĩa đệm giảm, hẹp khe đĩa đệm, hẹp lỗ liên hợp.
- Đặc xương dưới sụn: xương dưới sụn cản quang nhiều hơn.
Dựa vào các dấu hiệu trên Xquang, một số tác giả đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp và được chia làm 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: gai xương nhỏ hoặc là nghi ngờ có gai xương
- Giai đoạn 2: mọc gai xương rõ, nghi ngờ hẹp khe khớp
- Giai đoạn 3: có nhiều gai, hẹp khe rõ, có điểm đặc xương, biến dạng đầu xương
- Giai đoạn 4: nhiều gai xương lớn, hẹp khe khớp nặng, đặc xương dưới sụn, biến dạng đầu xương rõ
Về mặt hình ảnh thoái hóa cột sống, không chỉ có Xquang mà còn có nhiều phương pháp về mặt hình ảnh khác giúp các bác sĩ chẩn đoán rõ ràng hơn. Một số phương pháp chúng ta có thể kể đến như:
- Cắt lớp vi tính: phát hiện sớm tổn thương
- Chụp cộng hưởng từ: đánh giá được đặc trưng của thoái hóa khớp
- Siêu âm khớp: xác định được tình trạng bào mòn, gai xương, thay đổi sụn khớp
- Nội soi: quan sát trực tiếp tổn thương sụn, màng hoạt dịch đồng thời có thể nội soi làm sinh thiết màng hoạt dịch, sụn khớp
Ngoài ra, để giúp chẩn đoán và điều trị tốt hơn, bác sĩ có thể chỉ định thêm các cận lâm sàng cần thiết như yếu tố RF (âm tính trong thoái hóa khớp), dịch khớp (bình thường hoặc viêm nhẹ).
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng được chia làm ba loại chính là thoái hóa đốt sống và thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa sụn khớp liên mỏm gai sau:
- Thoái hóa cột sống: hình ảnh gai xương
- Thoái hóa đĩa đệm: theo như nghiên cứu, thoái hóa cột sống chủ yếu là do thoái hóa đĩa đệm chiếm 85%. Tùy mức độ của thoái hóa đĩa đệm bệnh nhân có các triệu chứng từ đau cấp, đau mạn tính cho đến hội chứng chèn ép rể dây thần kinh hông to.
- Thoái hóa cột sống liên mỏm gai sau: hay diễn ra cùng thoái hóa đĩa đệm. Có thể gây nên trượt đốt sống.
Thoái hóa cột sống cổ
Cột sống cổ cũng thường gặp thoái hóa. Có thể gặp thoái hóa cột sống cổ ở tất cả các đốt sống nhưng thường gặp nhất là đốt sống cổ 5, 6 hoặc 6,7.
Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau của thoái hóa cột sống cổ:
- Đau đầu, đau sau đầu, lan ra thái dương, trán
- Đau vùng gáy
- Nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, tê cánh tay, ngón tay
- Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể liệt cứng nửa người hoặc tứ chi
Về hình ảnh của thoái hóa cột sống cổ, nó cũng bao gồm các hình ảnh như mô tả ở trên và cũng được chia làm bốn giai đoạn.
Thoái hóa xương cụt
Khi so sánh với thoái hóa cột sống thắt lưng và cột sống cổ, thoái hóa xương cụt thường ít gặp hơn. Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, thoái hóa xương cụt cũng đến cùng với sự lão hóa và các bệnh lý khác của cơ thể.
Thoái hóa xương cụt biểu hiện bằng việc đau ở mông và hông, cơn đau có thể lan xuống háng hay đầu gối, hai chân. Về mặt hình ảnh, cũng giống như bất kỳ thoái hóa cột sống hay thoái hóa các khớp xương nào khác. Thoái hóa xương cụt cũng đặc trưng bằng gai xương, đặc xương dưới sụn, nặng nề hơn là biến dạng.
Khi có hình ảnh thoái hóa cột sống, cần làm gì?
Thoái hóa cột sống dù ở bất kỳ vị trí nào cũng gây nên rất nhiều bất lợi trong cuộc sống. Khi đã có hình ảnh thoái hóa cột sống, bạn cần nhận được sự tư vấn của thầy thuốc để có thể làm chậm hoặc giảm các triệu chứng mà thoái hóa khớp mang lại. Tùy mức độ thoái hóa, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định cần thiết và có phác đồ điều trị rõ ràng cho bạn. Dù vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, khi có hình ảnh của thoái hóa khớp, bạn nên:
- Giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì
- Sửa chữa các tư thế xấu gây lệch trục cột sống
- Tập luyện nhẹ nhàng
- Áp dụng các bài tập căng cơ
- Dùng dụng cụ hỗ trợ, có thể đeo đai hỗ trợ cột sống
Thoái hóa khớp ngày nay không chỉ gặp ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi mà còn gặp ở người trẻ. Thoái hóa khớp chiếm đến 10,41% các bệnh lý về khớp. Nhu cầu được chữa bệnh, tư vấn về thoái hóa khớp rất cao mà không phải bất kỳ phòng khám, bệnh viện nào cũng đáp ứng được nhu cầu đó. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp cột sống. Mong muốn được điều trị, tư vấn về bệnh này, hãy liên hệ với Drknee, chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực cơ – xương – khớp cùng máy móc, trang thiết bị hiện đại, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tốt trong quá trình điều trị.