Chăm sóc sau khi thay khớp háng là điều mà cả bệnh nhân lẫn người nhà đều nên quan tâm. Bởi bên cạnh sự can thiệp về y tế, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ kết hợp với chế độ tập luyện hợp lý sẽ thúc đẩy xương khớp liền lại nhanh chóng. Để tìm hiểu thêm về việc chăm sóc sau khi thay khớp háng như thế nào, bạn có thể tham khảo ở bài viết dưới đây nhé!
Chế độ dinh dưỡng để chăm sóc sau khi thay khớp háng
Ăn uống hợp lý sau phẫu thuật sẽ đẩy nhanh tiến trình hồi phục của bệnh nhân. Hãy lướt xuống thông tin bên dưới để nắm vững những món ăn mà người bệnh nên ăn và kiêng ăn để tự chăm sóc sau khi thay khớp háng.
Chăm sóc sau khi thay khớp háng kiêng ăn gì?
Đồ ăn nhiều muối
Đồ ăn chứa nhiều muối là một trong những món ăn mà bệnh nhân cần tránh để tự chăm sóc sau khi thay khớp háng. Thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm tăng lượng canxi bị thải khỏi xương, làm xương yếu và chậm quá trình lành xương hậu phẫu thuật.
Hơn nữa, tiêu thụ thức ăn quá mặn trong quá trình hồi phục sẽ làm tăng phản ứng viêm bên trong, đặc biệt là xung quanh vết mổ. Từ đó làm tăng mức độ sưng viêm, tăng cảm giác đau nhức và khiến vết thương lâu liền lại.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo vừa không lành mạnh cho cơ thể, vừa làm tăng nguy cơ sưng viêm vết mổ sau khi thay khớp háng. Các món ăn mà bạn cần tránh hậu phẫu thuật như đồ ăn rán (gà rán, thịt chiên, khoai tây chiên,…), đồ chiên xào, nội tạng động vật,..
Ngoài ra, tiêu thụ nhiều thức ăn dầu mỡ có thể khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ các chất khác, làm chậm quá trình liền lại của vết thương.
Đồ ăn nhiều đường
Các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas, đồ ăn chứa nhiều đường là những thực phẩm mà người sau phẫu thuật thay khớp háng cần tránh. Đây là những món ăn có khả năng kích thích vết mổ sưng tấy đau nhức, gây khó khăn cho người bệnh.
Hơn nữa, để chăm sóc sau khi thay khớp háng, tiêu thụ nhiều đường dễ khiến bệnh nhân bị béo phì, tăng áp lực lên các khớp xương (kể cả khớp háng nhân tạo). Vì vậy mà khiến tuổi thọ của khớp giảm đáng kể. Người bệnh có thể mắc các bệnh như tiểu đường làm ảnh hưởng đến hệ vận động, trực tiếp đến xương khớp.
Rượu bia
Sau khi thay khớp háng, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ rượu bia và thức uống có cồn. Những loại thức uống này có nguy cơ khiến cơ thể bị mất nước. Đặc biệt, chúng còn tương tác tiêu cực với các loại thuốc được sử dụng trong quá trình hồi phục khớp háng. Từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và tác động đến tiến trình phục hồi của khớp xương.
Ngoài ra, các chất có trong rượu có sẽ khiến vết thương chậm lành và làm tăng thải trừ canxi khỏi khớp xương, làm các khớp suy yếu. Đặc biệt, viêm và đau nhức dai dẳng là những biến chứng nguy hiểm sau khi uống rượu, bia.
Chăm sóc sau khi thay khớp háng nên ăn gì?
Thực phẩm giàu protein
Protein có khả năng làm tăng mật độ xương, rút gọn thời gian liền xương và giúp hệ xương khớp khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu, một chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ protein sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng sau khi thay khớp háng. Thiếu hụt lượng protein cần thiết hậu phẫu thuật sẽ khiến hormone kích thích quá trình sản sinh tế bào xương bị sụt giảm đáng kể, kéo dài thời gian hồi phục.
Ngoài ra, protein còn là thành phần xây dựng các tế bào máu và tế bào bạch cầu trong cơ thể. Bổ sung protein sẽ phục hồi lượng máu mất đi trong phẫu thuật, giúp hệ miễn dịch hoạt động ổn định trở lại và khỏe mạnh hơn. Nhờ vậy mà quá trình hồi phục từ việc chăm sóc sau khi thay khớp háng cũng diễn ra nhanh chóng hơn.
Thực phẩm giàu canxi
Nhắc đến việc xây dựng hệ xương chắc khỏe và ổn định thì không thể bỏ qua thực phẩm giàu canxi. Canxi có khả năng kích thích tế bào làm tăng mật độ xương, làm liền xương nhanh chóng giúp tự chăm sóc sau khi thay khớp háng.
Các khoáng chất có trong canxi có thể duy trì hoạt động của cơ và các dây thần kinh, hỗ trợ người bệnh phục hồi chức năng xương khớp và lành xương tối đa. Một số thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể tham khảo như: sữa và các chế phẩm từ sữa, rau xanh, trứng, các loại hạt, các loại đậu,…
Thực phẩm giàu vitamin D
Theo khảo sát, mỗi 10 phút tắm nắng mỗi ngày sẽ giúp hệ xương chắc khỏe hơn. Điều này là bởi cơ thể đã hấp thụ một lượng đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Như vậy, vitamin D rất cần thiết để duy trì xương khớp chắc khỏe, đặc biệt là người sau khi thay khớp háng.
Vitamin D có khả năng làm tăng hấp thụ và sử dụng canxi của cơ thể, giúp xương liền lại nhanh chóng. Hơn nữa, vitamin D cũng cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp chúng ta đỡ mệt mỏi và đau nhức hậu phẫu thuật. Cá hồi, cá ngừ, nấm, tôm,… là các thực phẩm giàu vitamin D mà mọi người có thể tham khảo để thêm vào thực đơn mỗi tuần.
Thực phẩm giàu Omega-3
Với đặc tính chống viêm hiệu quả, Omega-3 có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương sau khi thay khớp háng. Đồng thời, dưỡng chất còn có thể chống lại các tác nhân có hại gây bệnh cho xương.
Omega-3 có vai trò thiết yếu trong việc hình thành cấu tạo xương. DHA và EPA trong Omega-3 ngăn ngừa sự mất xương và tăng mật độ tế bào xương. Từ đó, khi bổ sung thực phẩm giàu Omega-3 sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lành xương, tăng sự kết nối giữa xương thật và khớp háng nhân tạo. Ngoài ra, Omega-3 giúp các mô tổn thương phục hồi nhanh chóng và giảm nhẹ các cơn đau.
Các bài tập vận động sau khi thay khớp háng
Vận động và tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức sau khi thay khớp háng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và làm liền xương. Dưới đây là một số bài tập cơ bản mà bệnh nhân có thể áp dụng hậu phẫu thuật.
- Gấp duỗi cổ chân: Từ từ và nhẹ nhàng gấp rồi duỗi cổ chân. Sau 5-10 phút lặp lại các động tác này. Bài tập này có thể thực hiện ngay sau khi phẫu thuật và duy trì cho đến khi bệnh nhân phục hồi hoàn toàn.
- Xoay cổ chân: Xoay mỗi hướng 5 lần, thực hiện 3-4 lần/ ngày.
- Tập vận động khớp gối: Để gót chân về hướng mông, gấp đầu gối và đưa bàn chân trên mặt giường. Lặp lại động tác 10 lần, thực hiện 3-4 lần/ ngày. Lưu ý không để đầu gối đổ vào trong.
- Tập cơ mông: Co cơ mông lại và giữ nguyên tư thế trong 5 giây. Lặp lại động tác 10 lần, thực hiện 3-4 lần/ ngày.
- Tập dạng chân: Dạng hai chân sang hai bên tối đa có thể, sau đó từ từ khép lại, không được bắt chéo chân. Lặp lại động tác 10 lần, thực hiện 3-4 lần/ ngày.
Những câu hỏi thường gặp về chăm sóc sau khi thay khớp háng
Ngoài chế độ ăn uống và vận động hợp lý, người bệnh cần phải lưu ý nhiều điều sau khi thay khớp háng. Dưới đây là câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp về việc chăm sóc sau phẫu thuật mà bạn có thể tham khảo.
Khớp háng nhân tạo có thể sử dụng được bao lâu?
Độ bền của khớp háng nhân tạo phụ thuộc vào điều trị và chế độ chăm sóc của bệnh nhân trong thời gian hồi phục. Thông thường, khớp háng nhân tạo có tuổi thọ trung bình khoảng 15-20 năm, có trường hợp lên tới 20-30 năm. Sau khoảng thời gian trên, các bộ phận của khớp háng nhân tạo sẽ dễ bị mất kết nối với xương thật khiến chúng bị lỏng, mài mòn và hoạt động kém linh hoạt.
Biến chứng sau khi thay khớp háng có xảy ra hay không?
Thông thường, các biến chứng sau khi thay khớp háng sẽ xảy ra trong quá trình phẫu thuật hoặc sau đó vài tuần, vài tháng hoặc vài năm. Một số biến chứng mà người bệnh thường gặp hậu phẫu thuật bao gồm: nhiễm trùng sau phẫu thuật, huyết khối tĩnh mạch, chiều dài hai bên chân không đều, trật khớp háng nhân tạo,… Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trên, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và vận động hợp lý.
Sau khi thay khớp háng có đi lại bình thường được không?
Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm phương pháp phẫu thuật, tuổi tác, thể trạng, chất liệu khớp háng được thay và chế độ chăm sóc sau khi thay khớp háng của bệnh nhân. Trung bình sẽ mất khoảng 6-8 tuần để người bệnh có thể đi lại và sinh hoạt bình thường. Sau khoảng thời gian này, các vết thương dần lành lại và tái tạo mô mới tạo thành lớp vỏ bao quanh khớp háng nhân tạo.
Trên đây là những chia sẻ của Phòng khám DrKnee về chăm sóc sau khi thay khớp háng mà bạn có thể tham khảo. DrKnee hy vọng bạn sẽ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với lối sống lành mạnh để có quá trình hồi phục hậu phẫu thuật an toàn và mạnh khỏe nhé!