Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý thường gặp, nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như loãng xương gây gãy xương, các bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, mù lòa…. Vậy viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không, chữa trị bằng cách nào, chi phí điều trị ra sao… Hãy cùng Phòng khám Dr Knee tìm hiểu về việc điều trị viêm khớp dạng thấp thông qua bài viết sau.
Điều trị viêm khớp dạng thấp không sử dụng thuốc
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các biện pháp hỗ trợ góp phần cải thiện tình trạng bệnh. Cùng Phòng khám Dr Knee điểm qua một vài biện pháp hỗ trợ bệnh.
Vật lí trị liệu
Các bài tập vật lí trị liệu sẽ giúp cho người bệnh tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện thể lực đồng thời giúp cho các khớp trở nên linh hoạt hơn. Các chuyên gia vật lí trị liệu sẽ hỗ trợ bệnh nhân lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng, tình trạng viêm khớp dạng thấp.
Bên cạnh đó, các kĩ thuật viên vật lí trị liệu cũng giúp bệnh nhân bớt đau hơn bằng một số cách như chườm nóng hoặc chườm lạnh, xung điện qua da(TENS) để kích thích thần kinh…
>> Xem thêm: Bài Tập Thoái Hoá Khớp Vai Hiệu Quả, An Toàn Có Tác Dụng Cao
Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ
Đối với các bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để quá trình sinh hoạt thuận tiện hơn sẽ được áp dụng. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn về cách vận động sao cho hợp lí, hướng dẫn cách đeo nẹp, mang giá dỡ hay dùng đế lót giày.. để giúp bệnh nhân bảo vệ khớp, trong bất kì tình huống nào kể cả đang làm việc hay đang thư giãn.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lí
Mặc dù chưa có các bằng chứng rõ ràng nào về việc thực phẩm có thể chữa trị hay làm cho tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp trở nên trầm trọng hơn nhưng việc sử dụng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lí, cân bằng với nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc, hạt, các chất béo không bão hòa…. có ích cho sức khỏe nói chung và cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nói riêng.
Các liệu pháp bổ sung khác để tăng cường quá trình lưu thông máu, hỗ trợ giúp các khớp dẻo dai hơn thì nhiều bệnh nhân có thể được chỉ định thêm các liệu pháp bổ sung như châm cứu, massage.
>> Xem thêm: Mẹo chữa tràn dịch khớp gối tại nhà bằng lá lốt hiệu quả và an toàn
Phẫu thuật viêm khớp dạng thấp
Nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị với thuốc, bác sĩ có thể xem xét tới phẫu thuật để giúp khắc phục, sửa chữa các tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp gây nên. Từ đó giúp giảm đau, khôi phục chức năng khớp hiệu quả.
Các thuốc dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp
Các thuốc sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp được chia thành hai nhóm thuốc là nhóm thuốc điều trị cơ bản và nhóm thuốc điều trị triệu chứng:
Nhóm thuốc điều trị cơ bản
- Các thuốc chống thấp tác dụng chậm – Disease Modifying Anti-Rheumatism Drugs (DMARDs) có vai trò quan trọng trong việc ổn định bệnh và cần kéo dài thời gian điều trị. Các thuốc DMARDs kinh điển bao gồm Methotrexat (MTX).
- Thuốc chống sốt rét tổng hợp (Hydroxychloroquine), Sulfasalazine (Salazopyrine), Leflunomid, Cyclosporin A… trong đó đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định bệnh là Methotrexat. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vẫn không kiểm soát được bệnh, đặc biệt là ở các bệnh nhân có yếu tố tiên lượng nặng.
- Các thuốc DMARDs sinh học (Biological Therapy; Biotherapy): được đưa vào chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp do đạt hiệu quả và tính an toàn, chỉ định đối với thể kháng trị với DMARDs kinh điển, thể nặng hoặc tiên lượng nặng. Ngoài cải thiện các triệu chứng trên lâm sàng tại khớp và ngoài khớp, thuốc còn hạn chế tổn thương trên X quang do làm chậm sự hủy khớp, giúp bảo tồn chức năng khớp. Nhờ hiệu quả cao, tác dụng trị liệu nhanh chóng và dung nạp tốt, hiện nay các thuốc điều trị sinh học đã tạo ra cuộc cách mạng trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
>> Xem thêm: Thuốc Trị Đau Khớp Gối Của Nhật – Loại Nào Tốt Nhất Hiện Nay
Nhóm thuốc điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Giúp cải thiện các triệu chứng điển hình như đau, viêm, giảm khả năng vận động
- Thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau không có khả năng điều trị triệu chứng viêm tại khớp hay kiểm soát tiến triển của bệnh, nhưng chúng giúp người bệnh dễ chịu hơn, giảm các cơn đau trong khi chờ đợi điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa hoặc dùng khi có các cơn đau bùng phát bất chợt.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các thuốc NSAID có thể giúp bệnh nhân giảm đau, chống viêm ở khớp chứ không có khả năng ngăn ngừng bệnh tiến triển. Một số loại thuốc thường được sử dụng như ibuprofen, naproxen hoặc diclofenac, celecoxid.
- Thuốc Steroid: các thuốc này được sử dụng giảm đau trong thời gian ngắn bởi vì dùng lâu dài sẽ có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng cân, xuất huyết dưới da, yếu cơ, loãng xương… Tương tự thuốc NSAID, các thuốc steroid giúp giảm đau, giảm triệu chứng cứng khớp và chống viêm.
>> Xem thêm: Tham Khảo Top 10 Loại Thuốc Trị Đau Khớp Gối Của Mỹ Tốt Nhất
Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Kết hợp nhiều nhóm thuốc: Thuốc điều trị triệu chứng (thuốc chống viêm, thuốc giảm đau) và các thuốc chống thấp ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Có thể phải duy trì thuốc điều trị trong nhiều năm, thậm chí phải dùng thuốc suốt đời riêng đối với corticoid thường chỉ được sử dụng trong những đợt tiến triển.
Với nhóm thuốc chống thấp kinh điển, phác đồ thường dùng có hiệu quả, ít tác dụng không mong muốn, đơn giản, rẻ tiền nhất ở nước ta là Methotrexat phối hợp với thuốc chống sốt rét tổng hợp trong năm năm đầu và sau đó là Methotrexat đơn độc.
Đối với các trường hợp bệnh nhân có yếu tố tiên lượng nặng (Nồng độ RF và /hoặc Anti-CCP cao, mức độ hoạt động bệnh nặng, tình trạng hủy khớp) ngay từ đầu cần điều trị tích cực và xem xét chỉ định sử dụng sớm các thuốc chống thấp sinh học (kết hợp với methotrexat nếu như không có chống chỉ định) .
Thuốc ức chế sinh học là gì? Có những loại thuốc nào?
Thuốc ức chế sinh học là một nhóm thuốc mới sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp giúp cải thiện tình trạng viêm cũng như giúp nâng cao chất lượng cuộc sống một cách hiệu quả.
Về bản chất, thuốc ức chế sinh học là các protein được tạo ra bằng công nghệ sinh học với mục tiêu nhắm trúng đích là các protein gây viêm trong hệ thống miễn dịch (TNF và interleukin). Một số thuốc sinh học thường được sử dụng trong viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Nhóm thuốc ức chế tế bào B: Rituximab
- Nhóm thuốc ức chế yếu tố chống hoại tử khống U (TNF- α): Infliximab, Adalimumab, Golimumab, Etanercept, Certolizamab…
- Nhóm thuốc ức chế Interleukin 6: Tocilizumab có biệt dược là Actemra.
Q&A về điều trị viêm khớp dạng thấp
Chữa bệnh viêm khớp dạng thấp hết bao nhiêu tiền, có mắc không?
Chữa viêm khớp dạng thấp hết bao nhiêu tiền, có mắc không? Là một trong những mối quan tâm hàng đầu của hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên rất khó để có thể đưa ra được một con số chính xác cụ thể cho việc chữa trị bởi đây là bệnh cần quá trình điều trị lâu dài cũng như sự phụ thuộc vào từng bệnh nhân và phương pháp điều trị cụ thể.
Để biết được nhanh chóng và chính xác về lộ trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, Phòng khám Dree cần có sự thăm khám tình trạng bệnh cũng điều kiện kinh tế để tư vấn lựa chọn trị liệu phù hợp với từng bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân hãy gọi điện đến số hotline 0938 531 601 để được hỗ trợ. Giá thành sẽ được niêm yết công khai, minh bạch ngay từ đầu.
Bảo hiểm y tế có chi trả hay không?
Cũng như các loại bệnh khác, viêm khớp dạng thấp cũng được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi bệnh… Bệnh nhân có thể tham khảo thêm về các chính sách bảo hiểm để hiểu rõ hơn.
Khi đến điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân cần cung cấp thẻ bảo hiểm y tế nhà nước còn thời hạn hiệu lực, kèm chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và sẽ được hướng dẫn cụ thể. Đồng thời bệnh nhân có thể áp dụng thêm các loại hình bảo hiểm sức khỏe khác như bảo hiểm tư nhân, bảo hiểm xã hội… để hỗ trọ chi trả khi đến khám viêm khớp dạng thấp tại các cơ sở y tế công.
Nếu không điều trị thì bệnh sẽ để lại những hậu quả gì?
Viêm khớp dạng thấp khi không chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả, biến chứng nghiêm trọng và là gánh nặng kinh tế lên bản thân cũng như gia đình người bệnh. Viêm khớp dạng thấp một trong những loại bệnh viêm khớp gây tàn phế nhiều nhất. Bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ diễn biến mạn tính với những đợt tiến triển liên tiếp, các khớp bị biến dạng nhanh chóng và thậm chí không thể hồi phục được.
Một số hậu quả nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp như:
- Tàn phế, gây biến dạng khớp: hậu quả của viêm khớp dạng thấp là gây biến dạng khớp, tàn phế chức năng của các chi dẫn đến quá trình đi lại, sinh hoạt và lao động hằng ngày trở nên khó khăn. Trong các trường hợp viêm khớp dạng thấp có tổn thương cột sống cổ để lại nhiều biến chứng trên thần kinh và thậm chí có thể liệt tứ chi. Có tới 33% tổng số bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp bị giảm hoặc mất khả năng lao động sau 5 năm. Ngoài ra, sau 10 năm có khoảng 40% người bệnh viêm khớp dạng thấp tàn phế do biến dạng khớp.
- Loãng xương: Viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân làm tăng nguy cơ loãng xương, khiến các xương trở nên yếu và dễ gãy. Tỷ lệ gãy xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp hơn gấp đôi so với người bình thường. Loãng xương còn là một trong những biến chứng của quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp không đúng cách. Lạm dụng các thuốc giảm đau hoặc sử dụng các thuốc chữa viêm khớp dạng thấp không rõ nguồn gốc như có chứa corticoid dẫn đến loãng xương cho người bệnh.
- Hội chứng ống cổ tay: Nguyên nhân là do viêm khớp dạng thấp co thể ảnh huởng đến các xương cổ tay, đây cũng là một trong những hậu quả của viêm khớp dạng thấp.
- Các vấn đề trên tim mạch: Tăng nguy cơ xơ vữa động mạc, viêm màng ngoài tim.
- Bệnh phổi: Bệnh nhân có nguy cơ tăng viêm và xơ hóa mô phổi, dẫn tới tình trạng khó thở tăng dần.
- Tác dụng phụ của NSAID hoặc các chế phẩm corticoid như hội chứng cushing, suy thượng thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, loét dạ dày tá tràng chảy máu,…
- Ngoài ảnh hưởng tại khớp, bệnh còn ảnh hưởng đến toàn thân, gây suy mòn thể chất. Bệnh nhân có biểu hiện gầy ốm, mệt mỏi, vận động kém, ra nhiều mồ hôi. Thậm chí còn kèm theo rối loạn tâm thần như rối loạn âu lo, trầm cảm…
Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?
Hiện nay vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp triệt để loại bỏ nguyên nhân gây tự tổn thương do bản chất viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh lý tự miễn, cũng như từ trước đến nay vẫn chưa từng có bất kì một biện pháp cụ thể nào để phòng tránh bệnh đặc hiệu.
Tuy rằng bệnh viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn được nhưng nếu phát hiện từ sớm thì vẫn có thể kiểm soát bệnh được. Điều trị sớm và tích cực với viêm khớp dạng thấp nhằm hạn chế tiến triển bệnh và biến chứng. Nhiều bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị đúng và tích cực từ đầu đã kiểm soát bệnh một cách hiệu quả, duy trì sức khỏe ổn định và cuộc sống bình thường. Nếu cứ để bệnh càng kéo dài, tổn thương càng nặng thì việc điều trị sẽ càng khó khăn.
Tóm lại viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính với diễn biến phức tạp và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như tàn phế, loãng xương gây gãy xương, rút ngắn tuổi thọ, gánh nặng kinh tế lên gia đình xã hội,… Do vậy, ngay từ đầu những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần được điều trị tích cực bằng các biện pháp hữu hiệu.
Với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tiên tiến cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chữa viêm khớp dạng thấp được đào tạo bài bản từ nhiều trung tâm lớn trên cả nước, Phòng khám Dr Knee là một trong những trung tâm uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Hãy liên hệ ngay với Phòng khám Dr Knee qua số hotline 0938 531 601 để được tư vấn cũng như chữa trị một cách sớm nhất.