Viêm Khớp Dạng Thấp Tự Miễn: Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị

Viêm Khớp Dạng Thấp Tự Miễn: Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị

Viêm Khớp Dạng Thấp Tự Miễn: Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị

Hầu hết mọi người đều đã biết đến bệnh viêm khớp. Còn khái niệm “viêm khớp dạng thấp tự miễn” thì nhiều bạn vẫn thấy khá lạ lẫm và chưa hiểu. Nhưng đây lại là một căn bệnh rất nhiều người mắc phải, không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn khó ngừa, khó chữa. Cùng trang bị thêm kiến thức với Drknee thông qua bài viết này nhé!

Viêm khớp dạng thấp tự miễn là gì?

viêm khớp dạng thấp tự miễn

Bệnh này khiến các khớp bị tổn thương, sưng, đau nhức và nóng đỏ, gây khó khăn trong sinh hoạt, vận động. Tuy nhiên khác với viêm khớp thông thường, đây là bệnh tự miễn, nghĩa là do chính hệ miễn dịch của cơ thể gây ra. Bình thường thì hệ miễn dịch đóng vai trò tích cực, chúng tiêu diệt các vi khuẩn/ virus có hại để bảo vệ cơ thể. Nhưng khi bị rối loạn, chúng nhầm lẫn và tấn công cả vào những tế bào khỏe mạnh.

Cụ thể, đối với khớp, đầu tiên hệ miễn dịch tấn công khiến màng hoạt dịch bị tổn thương. Khi mất đi lớp bảo vệ, sụn khớp và xương sẽ bị bào mòn và tổn thương nghiêm trọng, gân và dây chằng cũng yếu đi. Đây chính là tình trạng viêm khớp dạng thấp tự miễn.

Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh này, nhưng phổ biến nhất là độ tuối trung niên và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam từ 2 – 3 lần.
Viêm khớp dạng thấp khi tiến triển nặng gây đau đớn, hư hỏng xương khớp, tàn phế, người bệnh sẽ không thể vận động và sinh hoạt bình thường.

Ngoài ảnh hưởng đến hệ khớp, viêm khớp dạng thấp còn có thể làm tổn thương những bộ phận khác trong cơ thể như da, mắt, phổi, tim và mạch máu.

Triệu chứng và dấu hiệu

viêm khớp dạng thấp tự miễn

Lúc mới chớm bệnh, triệu chứng có thể nhẹ và chưa kéo dài nên nhiều người không để ý, chẳng hạn như thấy cứng khớp vào buổi sáng nhưng khi đi lại thì đỡ nên chủ quan

Tuy nhiên biểu hiện bệnh sẽ ngày càng rõ ràng theo từng giai đoạn.

viêm khớp dạng thấp tự miễn

Dưới đây là những triệu chứng phổ biến khi bị viêm khớp dạng thấp tự miễn. Nếu có những dấu hiệu này, bạn nên lưu ý nhé.

  • Cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, đôi khi sốt nhẹ.
  • Khớp bị cứng, khó khăn khi cử động, nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi.
  • Khớp bị sưng, đỏ, đau, sờ vào thấy ấm nóng.
  • Khớp bị biến dạng, không còn hoạt động được

Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp, nhất là những khớp đối xứng ở hai bên cơ thể như khớp cổ tay, bàn tay, khớp gối, cổ chân, bàn chân, vai, khớp háng…

Thăm khám và điều trị

viêm khớp dạng thấp tự miễn

Ngay khi có dấu hiệu và nghi ngờ bị viêm khớp dạng thấp, bạn nên đến các phòng khám, bệnh viện chuyên về cơ xương khớp để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Ngoài khám lâm sàng, các Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu, chụp x-quang để phát hiện và kiểm tra xem tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào. Từ đó bác sĩ chỉ định điều trị và đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho bạn.

viêm khớp dạng thấp tự miễn

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính, hiện nay chưa có phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn. Mục đích của việc điều trị nhằm giúp giảm đau, bảo vệ khớp, ngăn ngừa những biến chứng nặng hơn. Do đó, phát hiện và điều trị từ giai đoạn sớm sẽ có hiệu quả tốt hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Các phương pháp điều trị chủ yếu bao gồm uống thuốc, tập vật lý trị liệu, sử dụng dụng cụ hỗ trợ và phẫu thuật.

  • Dùng thuốc: Tùy theo tình trạng viêm mà Bác sĩ sẽ chỉ định những loại giảm đau, chống viêm khác nhau như thuốc chống viêm nonsteroid, corticoid, thuốc sinh học…
  • Vật lý trị liệu: Đối với các bệnh về xương khớp, tập vật lý trị liệu rất quan trọng. Bạn nên tập đúng và đều đặn theo sự hướng dẫn của Bác sĩ để cơ bắp khỏe mạnh, khớp linh hoạt hơn, không bị xơ cứng. Ngoài ra, kỹ thuật viên vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn các chườm lạnh, chườm nóng, xoa bóp để giảm đau, giảm sưng.
  • Nẹp khớp, giày chỉnh hình: những dụng cụ hỗ trợ này sẽ giúp bạn bảo vệ khớp, có thể hoạt động dễ dàng hơn và hạn chế bớt lực tác động lên khớp.
  • Phẫu thuật: Đối với những trường hợp nặng, khớp bị phá hủy và không thể cải thiện bằng các phương pháp thông thường, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để chỉnh sửa khớp hoặc thay khớp.

Chế độ sinh hoạt cho người bị viêm khớp dạng thấp

viêm khớp dạng thấp tự miễn

Vì là bệnh mạn tính nên bạn phải tự làm “bác sĩ của chính mình” thông qua việc thay đổi lối sống, bảo vệ khớp, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần để “sống chung” với viêm khớp dạng thấp.

  • Nên chú ý giữ gìn khớp, tránh những động tác dồn nhiều sức nặng lên khớp như ngồi xổm, quỳ, leo cầu thang, đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu, mang vác nặng.
  • Chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng, đủ chất giúp cơ thể khỏe hơn. Bạn cũng nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin D và canxi như sữa, rau xanh, cá, trứng để tăng cường sức khỏe xương khớp. Đồng thời nên tránh những đồ ăn thức uống gây hại như thuốc lá, rượu bia.

viêm khớp dạng thấp tự miễn

  • Ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng cũng rất quan trọng đối với người bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Tập thể dục thường xuyên ngoài giúp tăng sự dẻo dai và linh hoạt cho khớp còn giúp cơ thể khỏe mạnh, giữ cân nặng hợp lý. Điều này rất quan trọng, vì những người thừa cân sẽ khiến khớp phải chịu sức nặng lớn và dễ bị tổn thương hơn. Bạn nên lưu ý chọn môn thể thao vừa sức và ít làm tổn thương khớp như đi bộ, bơi lội, các động tác yoga nhẹ nhàng… Trong quá trình tập luyện, nếu bị đau thì bạn nên nghỉ ngơi, tránh làm tổn thương khớp do vận quá mức.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về viêm khớp dạng thấp và viêm khớp dạng thấp tự miễn giúp bạn hiểu và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Để biết rõ về tình trạng bệnh của mình và có liệu trình điều trị tốt nhất, hãy nhắn tin trực tiếp cho Drknee hoặc liên hệ hotline để được tư vấn nhé!

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00