Thay khớp háng là quá trình phẫu thuật khó, yêu cầu bác sĩ và đội ngũ thực hiện phải có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Vì vậy không phải bất cứ ai cũng có thể tiến hành ca phẫu thuật này. Hãy lướt xuống bài viết bên dưới để biết thêm thông tin chi tiết về chỉ định những trường hợp chỉ định phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo nhé!
Thay khớp háng là gì?
Thay khớp háng là quá trình thay thế phần khớp háng bị hỏng từ nhiều nguyên nhân khác nhau bằng khớp háng nhân tạo. Bệnh nhân có thể phải thay toàn bộ khớp háng hoặc bán phần khớp hàng tùy theo tình trạng mỗi người. Khi thay toàn bộ khớp háng, bác sĩ sẽ thực hiện thay thế cả phần ổ cối xương chậu và chỏm xương đùi. Trong khi đó, nếu thay bán phần khớp háng, người bệnh chỉ cần thay phần chỏm xương đùi.
Ca phẫu thuật chỉ được chỉ định thực hiện trong trường hợp tất cả các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả. Khớp háng nhân tạo sẽ giúp bệnh nhân giảm các cơn đau, cải thiện khả năng vận động và đi lại của khớp háng.
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chữa Đau Khớp Gối Bằng Gừng
Khi nào thì nên thay khớp háng?
Theo các bác sĩ, chỉ trong trường hợp cần thiết bệnh nhân mới được chỉ định phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Ngoài ra, quá trình phẫu thuật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, độ tuổi, tình trạng bệnh,… Dưới đây là thông tin về đối tượng và độ tuổi được chỉ định có thể phẫu thuật thay khớp háng.
>> Xem thêm: Cách lựa chọn gối phù hợp cho người bị thoái hóa khớp háng và khớp gối
Đối tượng được chỉ định thay khớp háng
Đối tượng được chỉ định thay khớp háng nhân tạo thường là những trường hợp bị tổn thương khớp háng ở mức độ nặng, bao gồm:
- Người bệnh đã tiến hành trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng không đem lại hiệu quả.
- Người bị đau khớp háng kéo dài và không có dấu hiệu giảm nhẹ những cơn đau, gây khó khăn cho việc vận động và sinh hoạt.
- Người già bị gãy cổ xương đùi, xương không liền lại sau khi bị gãy cổ xương đùi, gãy khối mấu chuyển xương đùi, u xương,…
- Người có nhiều bệnh lý dẫn đến tổn thương sụn khớp ở chỏm xương đùi và ổ cối: chỏm xương đùi bị hoại tử, thoái hóa khớp háng, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,…
Đặc biệt, với trường hợp bị thoái hóa khớp háng, bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh chụp Xquang Kellgren và Lawrence phân hóa thành 5 mức độ thoái hóa.
- Mức độ 0: Không có dấu hiệu của thoái hóa khớp từ hình ảnh Xquang, nhưng người bệnh lại có triệu chứng đau khớp.
- Mức độ 1: Khó nhìn thấy khe khớp hẹp ít, thậm chí hầu như không hẹp, có thể có chồi xương rất nhỏ.
- Mức độ 2: Khe khớp hẹp rõ cùng chồi xương hiện trên ảnh chụp Xquang thẳng.
- Mức độ 3: Khe khớp hẹp nhiều, nhiều chồi xương hiện rõ, độ xương tăng đậm và có biến dạng xương.
- Mức độ 4: Khe khớp hẹp rất nhiều, nhiều chồi xương lớn hiện rõ, độ xương tăng đậm và có biến dạng xương nhiều.
Thông thường, người bệnh bị thoái hóa khớp ở mức độ 0, 1, 2 sẽ được điều trị nội khoa, bao gồm uống thuốc và tập hồi phục chức năng để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, khi thoái hóa khớp lên đến mức độ 3, 4, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thay khớp háng.
Lưu ý, việc phân loại mức độ thoái hóa khớp ở người bệnh cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Quyết định phẫu thuật chỉ được đặt ra trên cơ sở người bị thoái hóa khớp ở mức độ nặng (mức độ 3, 4) kèm theo đau nhức xuất hiện liên tục vào nhiều thời điểm trong ngày.
>> Xem thêm: Chi Phí Thay Khớp Háng Nhân Tạo Có Cao Không? Có Được Hỗ Trợ Bảo Hiểm Y Tế Không?
Độ tuổi được chỉ định thay khớp háng
Theo nghiên cứu, trung bình tuổi thọ của khớp là từ 15-20 năm. Vì vậy phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo hầu hết được chỉ định cho bệnh nhân trên 50 tuổi. Tuy nhiên, với công nghệ chế tạo ngày càng hiện đại và tối tân khiến lứa tuổi được chỉ định thay khớp háng càng được hạ thấp.
Lưu ý, người trẻ tuổi thường dễ bị hỏng khớp do vận động và đi lại nhiều. Vì vậy, bệnh nhân cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện và tuân theo chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế trường hợp phải tiến hành phẫu thuật lần 2.
>> Xem thêm: Thay Khớp Háng – Những Điều Bạn Cần Biết
Một số loại khớp háng nhân tạo
Ngày nay, có nhiều khớp háng nhân tạo ra đời với tính năng và công dụng khác nhau. Dưới đây là một số loại khớp háng nhân tạo phổ biến, được áp dụng nhiều trong phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.
Khớp háng toàn phần và khớp háng bán phần
- Khớp háng toàn phần: Đây là loại khớp háng nhân tạo bao gồm phần chỏm xương đùi và phần ổ cối. Khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được khoét bỏ phần chỏm xương đùi và ổ cối bị hư hại và thay bằng khớp háng toàn phần.
- Khớp háng bán phần: Đây là loại khớp háng chỉ có phần chỏm kim loại. Bộ phần này được gắn với chuôi và cắm chặt trong lòng tủy xương đùi trong khi ổ cối của khớp vẫn được giữ nguyên. Khớp háng bán phần được sử dụng phổ biến vì khả năng chuyển đổi linh hoạt và tránh sự co sát giữa chỏm và ổ cối gây đau cho người dùng.
Khớp háng có xi măng hoặc không có xi măng
- Khớp háng có xi măng: Đây là khớp háng nhân tạo được gắn vào xương bằng xi măng, thường sử dụng là PMMA (polymethylmethacrylate). Trung bình tuổi thọ của loại khớp háng này khoảng từ 10-15 năm. Bệnh nhân có thể vận động và phục hồi nhanh hậu phẫu thuật nhưng khớp cũng nhanh mòn sớm và dễ bị lỏng.
- Khớp háng không có xi măng: Đây là loại khớp háng nhân tạo được gắn trực tiếp vào xương, có độ bào mòn thấp. Vì vậy khớp thường được sử dụng cho người trẻ tuổi và người có nhu cầu đi lại cao.
Với những thông tin về chỉ định thay khớp háng nhân tạo, Drknee hy vọng đã đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, giúp bạn có tiến trình phẫu thuật thay khớp háng thành công. Để biết chính xác bản thân có thể thực hiện phẫu thuật hay không, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và có phác đồ điều trị bệnh kịp thời.