Phẫu thuật thay khớp gối là một loại phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, thường chỉ thực hiện khi các khớp gối đã hư hỏng nặng do một số bệnh về viêm cơ xương khớp như thoái hóa khớp, ngoài ra cũng có thể do các chấn thương mạnh, sự bất ổn sau chấn thương hoặc một số nguyên nhân khác.
Phần khớp gối bị tổn thương, hư hỏng, được thay thế bằng gối nhân tạo, giúp phục hồi khả năng vận động, chức năng bình thường của khớp gối cho người bệnh. Bởi nó là một phẫu thuật vào giai đoạn nặng của những người thoái hóa khớp gối nặng cho nên sự lo lắng và quan tâm của người bệnh rất lớn. Và điều người bệnh thường tìm hiểu đó là một quá trình thay khớp gối trải qua như thế nào? Hãy cũng phòng khám DrKnee tìm hiểu nhé!
Phẫu thuật thay khớp gối là gì?
Khớp gối được cấu tạo cũng phức tạp. Khớp được hoạt động thường xuyên nhất trong cơ thể mình từ đi lại hay vận động, điều đó làm cho việc những bệnh về khớp gối cũng khá phổ biến. Chúng được cấu tạo bởi 3 phần: đầu dưới xương đùi, đầu trên mâm chày và xương bánh chè. Cho nên, khi vận động, cần có sự phối hợp cả 3 phần, khi đó chúng ta sẽ di chuyển một cách dễ dàng nhịp nhàng hơn.
Phẫu thuật thay khớp gối là một quy trình cắt bỏ đi phần đầu của xương bị hư, sau đó dùng các vật liệu nhân tạo để tái tạo lại, mục đích của nó là giúp người bệnh tránh được các trường hợp những đầu xương tiếp xúc, va chạm mạnh mới nhau khi chúng ta hoạt động hay di chuyển, khi đó sự đau đớn của người bệnh sẽ giảm đi và kèm theo đó đồng thời sửa chữa được các biến dạng của khớp gối.
Cần chuẩn bị những gì trước khi phẫu thuật thay khớp gối?
Phẫu thuật thay khớp vùng gối là một phẫu thuật lớn và sẽ đem lại những lo sợ cho người bệnh. Cho nên việc chuẩn bị kỹ lưỡng đối với người bệnh rất quan trọng để có được sự an tâm và tăng kết quả thành công cho phẫu thuật.
- Đầu tiên chính là thăm khám để xác định chính xác tình trạng và giai đoạn của bạn, xem xét đến mức độ tổn thương đến đâu kèm theo đó các yếu tố về cơ thể như: cân nặng, tình trạng sức khỏe có đủ đảm bảo mổ hay không và xác định các nguy cơ có thể gặp phải dù rất hiếm.
- Thứ hai, người bệnh sẽ được thăm khám và làm các xét nghiệm lâm sàng để đảm bảo đúng những tổn thương và vị trí tổn thương đó. Các xét nghiệm có thể là chụp X quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI hay chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn. Các phương pháp này giúp hỗ trợ rất lớn trong việc chẩn đoán tình trạng khớp gối của bạn.
- Cuối cùng, đó là được tư vấn tường tận về dịch vụ phẫu thuật thay khớp gối ở cơ sở lựa chọn mà bạn tin cậy. Khi đó, tình hình thuốc sử dụng trước đây của bạn cũng sẽ được bác sĩ và dược sĩ xem xét, sau đó là những hướng dẫn, giải thích chi tiết phẫu thuật, những điều cần thiết và các bản cam kết trong suốt quá trình mổ của bạn.
- Nghe tư vấn kỹ càng và quyết định phẫu thuật thay khớp gối
>> Xem Thêm: Tác Dụng Của Nội Soi Khớp Gối.
Quy trình các bước phẫu thuật khớp gối như thế nào?
Những diễn tiến của quy trình phẫu thuật khớp gối chắc chắn người bệnh sẽ được tư vấn và giải thích rất cặn kẽ trong quá trình thăm khám. Cụ thể như sau:
- Trước khi phẫu thuật, người được mổ cần nhịn ăn 6 giờ trước đó. Bởi sẽ có các tình huống không may xảy ra như sặc hay ngưng thở trong khi mổ nếu dạ dày của bạn có nhiều thức ăn dư thừa trong đó.
- Khoảng 1-2 giờ trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được các điều dưỡng, kỹ thuật viên cho nhập viện và vệ sinh toàn bộ cơ thể để đảm bảo cuộc phẫu thuật sạch sẽ, giúp giảm thiệu tối đa tình trạng nhiễm trùng nếu có.
- Kỹ thuật viên hoặc bác sĩ mổ chính sẽ dựa vào các xét nghiệm, hình ảnh học liên quan đến khớp gối của người bệnh để đánh dấu đúng nơi cần mổ, đặc biệt cần tránh tình trạng mổ nhầm khớp gối của người bệnh.
- Sau khi hoàn tất các thủ tục như trên, người bệnh sẽ được điều dưỡng và kĩ thuật viện xác định hồ sơ lần cuối cùng, bác sĩ xem lại hồ sơ một lần nữa và đưa vào phòng mổ.
- Gây mê hoặc gây tê cho người bệnh phẫu thuật khớp gối ngay sau đó, lựa chọn phương pháp như thế nào đã được tư vấn cho người bệnh và bác sĩ đã chọn được phương pháp tốt nhất khi trao đổi, thăm khám trước đó.
Quá trình phẫu thuật được tiến hành:
- Cắt bỏ các phần hư hỏng của khớp gối: Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành rạch da, đường rạch là một đường dọc giữa gối, từ lồi củ xương chày đến trên xương bánh chè, chiều dài vết mổ được xác định khoảng 10 – 15cm, tất cả thủ thuật trên nhằm mục đích để mở khớp gối bị hư của người bệnh và cắt bỏ.
- Đưa khớp nhân tạo vào thay thế: Khi mở được khớp gối, cắt được phần hư hỏng thì khớp nhân tạo được đưa vào, bác sĩ dựa vào hình ảnh bên trong khớp để cắt tạo hình, gắn cho phù hợp, đảm bảo rằng khớp nhân tạo phải có độ vững tốt nhất.
- Khâu lại vết mổ: Khi khớp nhân tạo đã vững chắc thì bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một ống dẫn lưu từ trong khớp ra (ống dẫn lưu này sẽ được rút ra sau 48 giờ sau khi hoàn thành cuộc phẫu thuật), sau đó bác sĩ khâu lại vết mổ cho người bệnh.
Chăm sóc phục hồi sau phẫu thuật khớp gối?
Sau khi thành công cuộc phẫu thuật thay khớp gối, muốn có được kết quả tốt nhất, không chỉ cần kỹ thuật mổ tốt của bác sĩ phẫu thuật, mà chăm sóc sau phẫu thuật để phục hồi chức năng sớm chiếm phần quan trọng không kém, kèm theo đó cần lưu ý những vấn đề đi lại như thế nào, nên hay không nên làm gì, các dấu hiệu cần tái khám có thể xảy ra sau khi thay khớp háng để bạn có thể an tâm và có kiến thức phòng tránh hiệu quả.
Ngay sau mổ chắc chắn rằng bạn sẽ có những dấu hiệu đau, nhưng cơn đau bởi khi đó thuốc mê của bạn đã hết, cho nên việc kiểm soát cơn đau là vấn đề luôn cần lưu ý để chăm sóc.
>> Xem thêm: Sau Khi Phẫu Thuật Thay Khớp Gối Cần Lưu Ý Điều Gì?
Bác sĩ hay chuyên gia của bạn chắc chắn không thể thiếu việc kê cho bạn các thuốc giảm đau phù hợp với tình trạng của bạn, cho nên điều bạn cần làm là hãy thông báo đến bác sĩ những gì bạn gặp phải, có thể đau sưng hay nhức, và điều tiên quyết là phải phối hợp với nhân viên y tế hết mức có thể.
Tiếp theo, các chuyên gia sẽ tư vấn về tình trạng và kèm theo những bài tập, những lưu ý về sức khỏe của bạn, hãy cùng cố gặp tập luyện và làm theo những chỉ dẫn đó.
Ngoài ra một số tình huống bạn cần lưu ý thêm như:
- Hạn chế tối đa tổn thương, té ngã hay va vấp gây đau trong quá trình luyện tập
- Xem xét kỹ càng nếu vết mổ có dấu hiệu của nhiễm trùng: sưng, nóng, đỏ, đau hay có dịch mủ tiết ra cần báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế tại đó.
- Mức độ đau nhiều hơn cả khi chưa phẫu thuật,
- Có tím bầm hoặc đổi màu da xung quanh vết mổ.
Hy vọng những thông tin mà phòng khám DrKnee chia sẻ trên đây giúp các bạn có thể hiểu được một quá trình phẫu thuật thay khớp gối như thế nào. Để được tư vấn và thăm khám về các tình trạng sức khỏe của bạn, đặc biệt về thay khớp gối nhân tạo bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây: Phòng khám DrKnee, website: drknee.vn.
Tài Liệu Tham Khảo
- Chuyên sâu thoái hóa khớp gối – DrKnee
- https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/knee-replacement/about/pac-20385276
- https://orthoinfo.aaos.org/en/treatment/total-knee-replacement
- https://tamanhhospital.vn/thay-khop-goi/
- https://benhvien108.vn/thay-khop-goi-%E2%80%93-nhung-ai-can-phai-mo.htm