Sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần, muốn có được kết quả tốt nhất, không chỉ cần kỹ thuật mổ tốt của bác sĩ phẫu thuật, mà việc tập luyện, vật lý trị liệu sau thay khớp gối để phục hồi chức năng sau phẫu thuật chiếm phần quan trọng không kém. Cùng phòng khám DrKnee tìm hiểu về những bài tập vật lý trị liệu sau thay khớp gối như thế nào nhé!
Phẫu thuật thay khớp gối là gì?
Phẫu thuật thay khớp vùng gối là một quy trình cắt bỏ đi phần đầu của xương bị hư, sau đó dùng các vật liệu nhân tạo để tái tạo lại, mục đích của nó là giúp người bệnh tránh được các trường hợp những đầu xương tiếp xúc, va chạm mạnh mới nhau khi chúng ta hoạt động hay di chuyển, khi đó sự đau đớn của người bệnh sẽ giảm đi và kèm theo đó đồng thời sửa chữa được các biến dạng của khớp gối.
Khớp gối được cấu tạo cũng phức tạp. Khớp được hoạt động thường xuyên nhất trong cơ thể mình từ đi lại hay vận động, điều đó làm cho việc những bệnh về khớp gối cũng khá phổ biến. Chúng được cấu tạo bởi 3 phần: đầu dưới xương đùi, đầu trên mâm chày và xương bánh chè. Cho nên, khi vận động, cần có sự phối hợp cả 3 phần, khi đó chúng ta sẽ di chuyển một cách dễ dàng nhịp nhàng hơn. .
Quá trình luyện tập sau mổ thay khớp gối đơn giản, người bệnh có thể tự mình tập luyện, càng sớm càng tốt, có thể thực hiện ngay sau ca phẫu thuật. Đối với người bệnh vừa trải qua phẫu thuật khớp gối, vận động càng sớm sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực. Vì vậy, việc hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc người bệnh tập luyện vật lý trị liệu sau thay khớp gối giúp giảm thiểu biến chứng sau phẫu thuật, thêm vào đó, tập luyện vật lý trị liệu còn giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.
>> Xem thêm: Cùng Drknee tìm hiểu về ứng dụng thay khớp gối bằng robot
Cách đi lại, di chuyển ở người phẫu thuật thay khớp gối
Đối với người bệnh phẫu thuật thay khớp gối, việc di chuyển đi lại sẽ gặp khó khăn ban đầu, tuy nhiên các bác sĩ vẫn khuyến cáo người bệnh có thể di chuyển, tập luyện càng sớm càng tốt với một chế độ tập luyện hợp lý.
Cụ thể cần chú ý những điều sau:
- Người bệnh có nguy cơ té ngã rất cao, vì vậy trong việc đi lại, di chuyển cũng như các động tác khác đều cần sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu.
- Bệnh nhân khi mới phẫu thuật xong cần chịu lực một cách từ từ, không chịu lực nặng. Khi xương chưa liền nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ để tập đi để tập đi: nạng, khung… để giúp chịu lực ít đi và tránh té ngã, sau đó tùy theo giai đoạn phục hồi để có thể có thời gian tập luyện đi lại hợp lý, theo sự hướng dẫn của Bác sĩ và nhân viên y tế.
- Nếu cần ngồi, hãy chọn những ghế ngồi có tay vịn để giúp ích cho trọng lượng lực lên khớp gối.
- Về thời gian đi lại: ban đầu có thể vài phút/ vài lần trên ngày, sau đó tăng dần thời gian lên khoảng 30-40 phút/ngày. Kết hợp với các dụng cụ trợ giúp người bệnh đảm bảo an toàn như: Khung hay nẹp.
- Nâng cao chân khi ngủ cũng giảm và kiểm soát những cơn đau hay sưng.
- Trên giường có thể tập bằng cách: gập khớp gối và duỗi khớp gối luận phiên nhau.
- Nếu có tình trạng đau hay sưng tại khớp gối cũng cần uống thuốc giảm đau hay kháng viêm được bác sĩ chỉ định.
- Khi gập gối ổn, khớp gối vững vàng hơn thì tập đi bộ bằng khung và nạng, chi tiết như hình sau:
(Chú ý cần bước chân phẫu thuật xuống trước, chân không phẫu thuật lên trước nếu đi cầu thang bộ)
Trong tuần đầu sau mổ, bạn nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ là nẹp gối, sau đó đi nạng tiếp đến 4-6 tuần. Và người bệnh có thể mất đến 3 tháng để đi lại, hoạt động và vận động như 1 người bình thường, và mất khoảng 1 năm để chúng ta nhận thấy được không còn sự khác biệt giữa khớp thật và khớp được thay thế.
Tư thế nên và không nên cho người phẫu thuật thay khớp gối
- Hạn chế để chân thay khớp gối chịu lực nhiều.
- Không ngồi khoanh chân trong 6 tuần đầu sau khi thay khớp gối
- Các tư thế như ngồi xổm dưới nền, vặn người, quỳ gối xuống cũng làm cho việc đau khớp sẽ tái diễn.
- Cần tránh việc khi ngồi bắt chéo chân này lên chân kia
- Khi xoay người không nên vặn xoắn khớp gối, sẽ gây tổn thương và đau nhiều
- Tránh bỏ dụng cụ hỗ trợ nếu chưa có sự đồng ý của chuyên gia vật lý trị liệu hay bác sĩ điều trị.
- Không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, có thể đi bộ thường xuyên với khoảng cách ngắn;
Cụ thể nên và không nên làm gì có thể theo dõi ở bảng sau:
Tư thế | Nên | Không nên |
Khi nằm ngửa | Nằm duỗi thẳng chân. | Bắt chéo chân khi nằm ngửa. |
Khi nằm nghiêng | Nằm nghiêng phần chân không phẫu thuật khớp gối | Tránh để trọng lực của cơ thể chịu lên phần chân có phẫu thuật. |
Khi lên hoặc xuống giường | – Rời khỏi giường bằng chân được phẫu thuật.
– Khi bước lên giường, cần trượt chân khỏe xuống giường trước. |
– Xoay khớp chân phẫu thuật đột ngột.
– Ngồi ở cạnh giường và mông đặt thấp hơn đầu gối. |
Khi ở tư thế ngồi | Cần có tay vịn, trước khi ngồi cần vịn tay vào ghế, chịu lực trước khi ngồi xuống. Tránh trọng lượng dồn vào khớp gối phẫu thuật. | – Gập khớp gối quá lâu.
– Ngồi chồm hổm. – Ngồi bắt chéo chân. |
Ngồi xuống | Từ tư thế đang đứng, di chuyển lùi về phía sau cho đến khi chạm được ghế, đưa chân phẫu thuật về phía trước, nắm chặt tay vịn ghế; đặt chân không phẫu thuật phía sau, rồi từ từ hạ cơ thể ngồi xuống ghế. | Gập người về phía trước làm tăng lực lên khớp gối. |
Đứng lên | Từ tư thế đang ngồi, ngồi sát mép ghế, tay giữ chặt thanh vịn, đưa chân phẫu thuật ra trước, đặt chân không phẫu thuật ở đằng sau, cuối cùng dùng lực chống hai tay để đứng lên. | Gập người về phía trước làm tăng lực lên khớp gối. |
Khi ở tư thế đứng | – Xoay đồng thời cơ thể và bàn chân.
– Sử dụng dụng cụ để trợ giúp di chuyển theo đề nghị của chuyên gia vật lý trị liệu đang hỗ trợ vật lý trị liệu. – Sử dụng kẹp gắp hoặc yêu cầu giúp đỡ từ người khác để lấy các vật dụng ở dưới đất hoặc vị trí thấp hơn mà không phải gập khớp gối. |
· Xoay chân phẫu thuật vào trong khi trọng lực đang đặt trên chân đó, đặc biệt là khi xoay cơ thể.
Cúi gập khớp gối để lấy các vật dụng ở dưới đất hoặc vị trí thấp hơn. |
Hoạt động thường ngày | Sử dụng nhà vệ sinh
– Tránh việc khớp gối bị gập quá mạnh bằng cách sử dụng nhà vệ sinh có bệ ngồi cao; – Nên lắp đặt thêm một thanh vịn tay kế bên nơi đi vệ sinh để hỗ trợ khi ngồi xuống và đứng lên. Tắm – Trong khi tắm, sử dụng ghế tắm để tránh gập khớp gối quá mức về phía trước; – Nên lắp đặt thêm các tay vịn trong nhà tắm hoặc trên bồn tắm để hỗ trợ việc di chuyển đi vào đi ra, tránh té ngã do nhà tắm trơn. – Sử dụng bông tắm có tay cầm dài và vòi sen có dây nối dài. – Khi rửa chân, chăm sóc móng nên nhờ sự hỗ trợ từ người thân. Mặc quần áo – Nên nhờ sự hỗ trợ từ người thân hoặc sử dụng các dụng cụ trợ giúp để mặc đồ lót hoặc quần dài. – Khi mang vớ, giày cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ mang vớ hoặc dụng cụ đón gót giày có tay cầm dài để tránh gập khớp gối đã phẫu thuật trong khi ngồi; |
Cúi gập khớp gối quá mạnh để lấy quần áo, mặc quần dài, đồ lót, mang giày, mang vớ… |
Khi lái xe | Để đi vào xe hơi:
– Đẩy ghế xe ra phía sau càng xa càng tốt. – Khi ngồi xuống phải trượt chân về phía trước. – Trượt cơ thể sang tư thế nửa nằm nửa ngồi đồng thời xoay chân và cơ thể cùng một lúc. |
Khoảng thời gian bao lâu bạn có thể bỏ nạng được?
Theo các chuyên gia, việc bỏ nạng sau bao lâu có sự mật thiết đến sự hồi phục của người bệnh, tùy thuộc vào sự tập luyện hàng ngày và công việc mà bệnh nhân thực hiện, cho nên cần cá thế hóa trên người bệnh. Tuy nhiên, thông thường người bệnh sẽ cần 4-6 tuần để có thể bỏ nạng và di chuyển từ từ, nhẹ nhàng.
Đối với những bệnh nhân có đặc thù về nghề nghiệp: Cần di chuyển nhiều, cần hoạt động mạnh, cần khuân vác nặng,… cần trao đổi với chuyên gia vật lý trị liệu của mình hoặc bác sĩ điều trị về thời gian bỏ nạng nhằm tránh việc tái phát đau và giúp cho bản thân có trạng thái tốt nhất để quay lại với những hoạt động, công việc của chính mình.
>> Xem thêm: Tìm hiểu về thoái hoái khớp và cách phòng tránh và điều trị bệnh.
>> Xem thêm: Tìm hiểu từ A đến Z về bệnh thoái hóa khớp gối
Sinh hoạt thể thao cho người phẫu thuật thay khớp gối?
Để có thể sinh hoạt được thể dục, thể thao, bạn cần xác định lại với bác sĩ điều trị đã bỏ được dụng cụ hỗ trợ như: nạng hay nẹp gối hoàn toàn. Sau đó, bước đầu có thể tham gia các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi trong thời gian ngắn, bóng bàn nhưng tránh việc quá sức khi chạy, đặc biệt khuyến khích người bệnh có thể tham gia các lớp về thái cực quyền hay yoga để có thể hỗ trợ tiếp cho quá trình điều trị …
Tránh việc tham gia các môn như điền kinh, bóng đá, bóng rổ bởi lúc đó khớp chưa hoàn toàn bình phục, không thể chịu đựng mạnh các vận động như vậy, nếu không sẽ gây đau hay sưng lên xung quanh khớp.
Các bài tập vật lý trị liệu sau thay khớp gối
Tùy theo tình trạng và mức độ hồi phục mà các chuyên gia vật lý trị liệu và bác sĩ để ra liệu trình để hồi phục khớp gối sau phẫu thuật cho bạn. Ở đây chúng tôi có thể cung cấp một số thông tin và bài tập được các chuyên gia áp dụng cho bệnh nhân như sau:
- Tập với cường độ 2 lần/ngày: Gập cổ chân trước, tăng dần lên gập khớp gối, tuy nhiên dừng lại nếu bạn cảm thấy đau khi vận động
- Dạng và khép chân lại thường xuyên
- Gấp gối và duỗi thẳng chân ra trong thời gian ngắn, không nên gập thường xuyên quá. (mỗi lần co 5 giây, nghỉ 5 giây, tập khoảng 10 lần/ngày). Tăng dần thời gian co duỗi và số lần tập nếu cảm thấy khớp dễ dàng và không đau.
- Chườm lạnh vào khớp gối theo liệu trình: ít nhất 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. Nếu người bệnh cảm thấy vẫn đau nhiều thì có thể thêm số lần chườm. Khuyến khích chườm từ ngày thứ nhất sau phẫu thuật.
- Hãy chú ý rằng không nên gập gối quá mức cũng như đứng qua lâu, đảm bảo mọi hoạt động không lấy chân mới phẫu thuật khớp gối hoạt động. Nếu như tập luyện không thấy hiệu quả cần liên hệ với bác sĩ của bạn để có thể thay đổi liệu trình phù hợp hơn cho cơ thể bạn.
Hy vọng những thông tin mà phòng khám DrKnee chia sẻ trên đây giúp các bạn có đủ kiến thức hiểu biết về vật lý trị liệu sau phẫu thuật khớp gối. Để được tư vấn và thăm khám về các tình trạng sức khỏe của bạn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây: Phòng khám DrKnee, website: drknee.vn.
Tài Liệu Tham Khảo
- Chuyên sâu thoái hóa khớp gối – DrKnee
- https://www.physio-pedia.com/Knee_Osteoarthritis
- https://www.webmd.com/osteoarthritis/ss/slideshow-knee-exercises
- http://nhidongcantho.org.vn/Default.aspx?tabid=556&ch=4794&vat-ly-tri-lieu-thoai-hoa-khop-goi.html
- https://www.hoanmyvinh.com/ung-dung-vat-ly-tri-lieu-phuc-hoi-chuc-nang-trong-dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi.html