Những lưu ý sau khi phẫu thuật thay khớp gối là điều mà bệnh nhân cũng như người nhà cần lưu tâm vì phẫu thuật thay khớp gối có thể coi là một trong những thủ thuật được thực hiện phổ biến ở những người trung niên và người cao tuổi. Bởi việc thay khớp nhân tạo được coi là phương pháp điều trị cuối cùng cho những bệnh nhân có các vấn đề cơ xương khớp nặng, đặt biệt người bệnh bị thoái hóa khớp nặng không còn đáp ứng điều trị đối với các phương pháp khác như: Cải thiện sinh hoạt, uống thuốc theo đơn hay vật lý trị liệu.
Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối được hiểu là phần khớp gối bị tổn thương, hư hỏng sẽ được thay thế bằng gối nhân tạo, giúp phục hồi khả năng vận động, chức năng bình thường của khớp gối cho người bệnh.
Sau phẫu thuật thay khớp gối, muốn có được kết quả tốt nhất, không chỉ cần kỹ thuật mổ tốt của bác sĩ phẫu thuật, mà việc tập luyện, vật lý trị liệu để phục hồi chức năng sau phẫu thuật chiếm phần quan trọng không kém, kèm theo đó cần lưu ý những vấn đề nên hay không nên, các dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra sau khi thay khớp gối để nhận biết và phòng tránh hiệu quả. Cùng phòng khám DrKnee tìm hiểu về những lưu ý sau khi thay khớp gối nhé!
Cần phải nằm viện trong bao lâu sau khi phẫu thuật thay khớp gối?
Về vấn đề thời gian nằm viện, không thể có một đáp án chính xác cho việc người bệnh cần nằm viện bao nhiêu ngày. Thời gian nằm viện của bệnh nhân thoái hóa khớp gối được chỉ định thay khớp tùy thuộc vào chế độ luyện tập và sự hồi phục nhanh hay chậm của bệnh nhân. Hầu hết khi bệnh nhân có thể tự đi lại được hoặc cần đến sự hỗ trợ của nạng, nép một cách dễ dàng thì có thể xuất viện.
Theo tổng hợp, khoảng ngày thứ 2 sau phẫu thuật người bệnh đã được các nhân viên y tế hướng dẫn, bắt đầu tập hoạt động đi lại nhẹ nhàng. Có thể những ngày này khá khó khăn nên thường đi trong 2-3 phút, sau đó nghỉ ngơi. Chế độ tập và cường độ tập sẽ được tăng lên theo thời gian, thông thường 3 – 4 ngày là người bệnh có thể tự ngồi, tự đứng và tự đi được. Cho nên đối với những người thay khớp gối, họ không phải nằm viện quá lâu mà có thể xuất viện trong khoảng 5-7 ngày, nếu để yên tâm về các chế độ tập luyện họ có thể nằm viện lâu hơn.
Những loại thuốc nào được sử dụng ở bệnh nhân phẫu thuật thay khớp gối?
Phẫu thuật thay khớp gối là một phương pháp sử dụng sau cùng nếu như điều trị nội khoa không hiệu quả nữa. Đối với thời gian bệnh nhân nằm viện, thuốc được kê tùy thuốc vào tình trạng thăm khám lâm sàng mỗi ngày của bệnh nhân.
Đối với những bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp gối, chúng ta không cần uống những loại thuốc trước đó đã sử dụng, thay vào đó các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau hay kháng viêm để cải thiện tình trạng đau và sưng tại khớp trong thời gian ngắn. Ngoài ra, người bệnh có thể uống các vitamin hay thực phẩm chức năng để tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.
Những nhóm thuốc có thể được sử dụng trong thời gian nằm viện?
Chắc chắn rằng không thể thiếu các thuốc giảm đau như: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống phù nề như alphachymotrypsin.
Việc sử dụng thuốc sau mổ được cá thể hóa trên từng bệnh nhân, đối với những bệnh nhân có cơn đau nhiều hơn thì có thể sử dụng đến các thuốc tiêm bao quanh khớp để giảm đau hiệu quả tốt nhất như: Bupivacaine, Ketorolac, … hoặc các thuốc Opioid.
Trong trường hợp người bệnh có xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng thì sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp với tình trạng của bạn.
Những thuốc nào được sử dụng sau khi xuất viện?
Đối với những bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp gối, chúng ta không cần uống những loại thuốc trước đó đã sử dụng, thay vào đó các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau hay kháng viêm để cải thiện tình trạng đau và sưng tại khớp trong thời gian ngắn. Ngoài ra, người bệnh có thể uống các vitamin hay thực phẩm chức năng để tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.
Một số loại thuốc giảm đau sử dụng ở nhà như: Paracetamol, giảm đau không steroid (Meloxicam, Ibuprofen, Celecoxib, diclofenac). Ngoài ra người bệnh còn được cung cấp một số vitamin, Calci, Glucosamine và chondroitin, Axit hyaluronic, …
Lưu ý sau khi thay khớp gối – dấu hiệu nguy hiểm cần khám lại sớm?
Sau khi phẫu thuật thay khớp gối, người bệnh vẫn nên có sự trao đổi qua lại với bác sĩ của mình, có thể thăm khám theo tuần hay qua điện thoại. Tuy nhiên, có những tình trạng bạn cần đến bệnh viện để có thể thăm khám và can thiệp kịp thời:
- Bị tổn thương, té ngã hay va vấp gây đau trong quá trình luyện tập
- Vết mổ có dấu hiệu của nhiễm trùng: sưng, nóng, đỏ, đau hay có dịch mủ tiết ra.
- Mức độ đau nhiều hơn cả khi chưa phẫu thuật,
- Có tím bầm hoặc đổi màu da xung quanh vết mổ.
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra việc phẫu thuật thay khớp gối là một trong những phẫu thuật có độ an toàn cao, tỷ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thấp, tuy nhiên chúng ta cũng cần nắm một số dấu hiệu nặng khác nếu gặp phải để giảm thiểu những rủi ro sẽ phát sinh sau phẫu thuật:
- Hãy đến cơ sở khám bệnh nếu có cái dấu hiệu khi khớp gối sưng đỏ lên xung quanh, chảy mủ; thân nhiệt tăng cao, có thể sốt hay cảm giác ớn lạnh của cơ thể.
- Tắc mạch, hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch – đây là một biến chứng rất hiếm xảy ra, tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý đến nó.
Tái khám bác sĩ coi và khám gì?
Sau khi người bệnh xuất viện, thông thường bác sĩ sẽ có giấy chỉ định tái khám đối với bệnh nhân. Thông thường người bệnh tái khám sau 5-7 ngày. Khi đó bác sĩ sẽ coi kĩ về vấn đề phục hồi và lành vết mổ, tránh trường hợp vết mổ có sưng hay có vấn đề gì khác. Các bác sĩ có thể chụp X quang để đánh giá xem tình trạng khớp bên trong như thế nào.
Ngoài ra, bác sĩ còn xem thử đến vấn đề cử động, hoạt động của bệnh nhân như thế nào, có thể vận động được nhẹ nhàng hay chưa nhằm đảm bảo không bị cứng hay thời gian hồi phục quá chậm, không phù hợp với liệu trình. Từ đó, tư vấn cho người bệnh các phương pháp, bài tập ở nhà cho phù hợp.
Có nguy cơ gì cao hơn so với người bình thường?
Ở những bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật thay khớp gối, hầu hết họ đều rất lo lắng bởi không biết sau phẫu thuật có thể đi lại bình thường được không hay chế độ hoạt động của họ có như người bình thường hay không?
Đặc biệt, nếu gặp ở những bệnh nhân cao tuổi hay những bệnh nhân có bệnh nền mãn tính như: tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch thì họ sẽ càng lo sợ về vấn đề an toàn của cuộc phẫu thuật.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy sự an toàn của việc thay khớp gối trên 99% và hơn 90% những người đã thực hiện quá trình phẫu thuật thay khớp gối để nhận được sự cải thiện về đau, sưng và cải thiện cả chất lượng cuộc sống của họ.
Những lưu ý sau khi phẫu thuật thay khớp gối cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày?
Về chế độ sinh hoạt bình thường, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề khi bệnh nhân phẫu thuật thay khớp trong các tư thế: Nằm, lên xuống giường, ngồi xuống hay đứng lên khỏi ghế, trong sinh hoạt hàng ngày hay khi lái xe, quan hệ tình dục và làm việc nhà. Cụ thể được trình bày ở bảng sau:
Tư thế | Nên | Không nên |
Khi nằm ngửa | Nằm duỗi thẳng chân. | Bắt chéo chân khi nằm ngửa. |
Khi nằm nghiêng | Nằm nghiêng phần chân không phẫu thuật khớp gối | Tránh để trọng lực của cơ thể chịu lên phần chân có phẫu thuật. |
Khi lên hoặc xuống giường | – Rời khỏi giường bằng chân được phẫu thuật.
– Khi bước lên giường, cần trượt chân khỏe xuống giường trước. |
– Xoay khớp chân phẫu thuật đột ngột.
– Ngồi ở cạnh giường và mông đặt thấp hơn đầu gối. |
Khi ở tư thế ngồi | Cần có tay vịn, trước khi ngồi cần vịn tay vào ghế, chịu lực trước khi ngồi xuống. Tránh trọng lượng dồn vào khớp gối phẫu thuật. | – Gập khớp gối quá lâu.
– Ngồi chồm hổm. – Ngồi bắt chéo chân. |
Ngồi xuống | Từ tư thế đang đứng, di chuyển lùi về phía sau cho đến khi chạm được ghế, đưa chân phẫu thuật về phía trước, nắm chặt tay vịn ghế; đặt chân không phẫu thuật phía sau, rồi từ từ hạ cơ thể ngồi xuống ghế. | Gập người về phía trước làm tăng lực lên khớp gối. |
Đứng lên | Từ tư thế đang ngồi, ngồi sát mép ghế, tay giữ chặt thanh vịn, đưa chân phẫu thuật ra trước, đặt chân không phẫu thuật ở đằng sau, cuối cùng dùng lực chống hai tay để đứng lên. | Gập người về phía trước làm tăng lực lên khớp gối. |
Khi ở tư thế đứng | – Xoay đồng thời cơ thể và bàn chân.
– Sử dụng dụng cụ để trợ giúp di chuyển theo đề nghị của bác sĩ y học cổ truyền đang hỗ trợ vật lý trị liệu. – Sử dụng kẹp gắp hoặc yêu cầu giúp đỡ từ người khác để lấy các vật dụng ở dưới đất hoặc vị trí thấp hơn mà không phải gập khớp gối. |
· Xoay chân phẫu thuật vào trong khi trọng lực đang đặt trên chân đó, đặc biệt là khi xoay cơ thể.
Cúi gập khớp gối để lấy các vật dụng ở dưới đất hoặc vị trí thấp hơn. |
Hoạt động thường ngày | Sử dụng nhà vệ sinh
– Tránh việc khớp gối bị gập quá mạnh bằng cách sử dụng nhà vệ sinh có bệ ngồi cao; – Nên lắp đặt thêm một thanh vịn tay kế bên nơi đi vệ sinh để hỗ trợ khi ngồi xuống và đứng lên. Tắm – Trong khi tắm, sử dụng ghế tắm để tránh gập khớp gối quá mức về phía trước; – Nên lắp đặt thêm các tay vịn trong nhà tắm hoặc trên bồn tắm để hỗ trợ việc di chuyển đi vào đi ra, tránh té ngã do nhà tắm trơn. – Sử dụng bông tắm có tay cầm dài và vòi sen có dây nối dài. – Khi rửa chân, chăm sóc móng nên nhờ sự hỗ trợ từ người thân. Mặc quần áo – Nên nhờ sự hỗ trợ từ người thân hoặc sử dụng các dụng cụ trợ giúp để mặc đồ lót hoặc quần dài. – Khi mang vớ, giày cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ mang vớ hoặc dụng cụ đón gót giày có tay cầm dài để tránh gập khớp gối đã phẫu thuật trong khi ngồi; |
Cúi gập khớp gối quá mạnh để lấy quần áo, mặc quần dài, đồ lót, mang giày, mang vớ… |
Khi lái xe | Để đi vào xe hơi:
– Đẩy ghế xe ra phía sau càng xa càng tốt. – Khi ngồi xuống phải trượt chân về phía trước. – Trượt cơ thể sang tư thế nửa nằm nửa ngồi đồng thời xoay chân và cơ thể cùng một lúc. – Đặc biệt về vấn đề lái xe, cần đảm bảo khi bạn có thể co duỗi khớp một cách dễ dàng nhất, khuyến khích tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn và mọi người xung quanh. |
|
Quan hệ tình dục | Có thể quan hệ sau khoảng 3-4 tuần phẫu thuật, tuy nhiên cần đảm bảo lúc đó bạn đã có thể đi lại và vận động được, không còn đau sau phẫu thuật và nên vận động một cách nhẹ nhàng | Tránh việc quan hệ thường xuyên và các tư thế gây ảnh hưởng đến khớp gối |
Làm việc nhà hay công việc cơ quan | Khoảng sau 1 tháng phẫu thuật bạn có thể hoạt động bằng cách làm một số công việc nhà nhẹ nhàng như: quét, lau hay giặt giũ,…những công việc không ảnh hưởng trực tiếp đến khớp gối bạn cũng có thể cân nhắc. | Không khuân vác đồ nặng |
Người bệnh phẫu thuật thay khớp gối thì bao lâu đi lại được?
Thông thường nên đi với cần có nẹp hay nạng trong tuần đầu sau mổ, sau đó đi nạng tiếp đến 4-6 tuần. Và người bệnh có thể mất đến 3 tháng để đi lại, hoạt động và vận động như 1 người bình thường, và mất khoảng 1 năm để chúng ta nhận thấy được không còn sự khác biệt giữa khớp thật và khớp được thay thế. Cho nên, để có thể đi lại bình thường nhanh chóng, người bệnh cần tập luyện theo đúng liệu trình mà bác sĩ điều trị hay chuyên gia tư vấn.
Chế độ sinh hoạt thể dục, thể thao ở người thay khớp gối như thế nào?
Để có thể sinh hoạt được thể dục, thể thao, bạn cần xác định lại với bác sĩ điều trị đã bỏ được dụng cụ hỗ trợ như: nạng hay nẹp gối hoàn toàn. Sau đó, bước đầu có thể tham gia các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi trong thời gian ngắn, bóng bàn nhưng tránh việc quá sức khi chạy, đặc biệt khuyến khích người bệnh có thể tham gia các lớp về thái cực quyền hay yoga để có thể hỗ trợ tiếp cho quá trình điều trị…
Tránh việc tham gia các môn như điền kinh, bóng đá, bóng rổ bởi lúc đó khớp chưa hoàn toàn bình phục, không thể chịu đựng mạnh các vận động như vậy, nếu không sẽ gây đau hay sưng lên xung quanh khớp.
Thời gian sử dụng khớp gối nhân tạo được bao lâu?
Khớp gối được thay vào được làm bằng nguyên liệu polyethylene, chúng giúp cho việc hoạt động giữa các khớp trơn tru và mượt hơn. Thông thường, khớp gối được thay mới sẽ chịu lực được trong khoảng thời gian là 20 năm.
Hãy tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ cũng như các chuyên gia, cùng tập luyện và có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, chăm sóc đúng cách và hợp lý sẽ giúp bạn góp phần đến sự thành công của việc thay khớp gối, tăng thời gian sử dụng khớp gối nhân tạo.
Cần chế độ ăn uống như thế nào sau khi thay khớp gối?
Đối với người bệnh phẫu thuật nói chung và thay khớp gối nói riêng, việc bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý sau mổ là rất quan trọng. Cần ăn các thực phẩm đa dạng để đảm bảo dinh dưỡng, hỗ trợ việc lành vết thương. Đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh để ngừa táo bón do tác dụng phụ của thuốc hoặc do sự hoạt động ít sau phẫu thuật. Cụ thể ở bảng bên dưới:
Nên ăn | Kiêng ăn |
– Thực phẩm chức nhiều canxi: Cá hồi, cá mòi, sữa chua, bắp cải, hạt vừng
– Thực phẩm chứa nhiều magie: Cá thu, cá chép, tôm, rau xanh, hạnh nhân – Thực phẩm giàu photpho: Trứng gà, phô mai, hạt óc chó – Thực phẩm chứa nhiều vitamin D, B6, B12: thịt gà, cải bắp, súp lơ, các loại hạt, rau chân vịt,…. – Trái cây và rau xanh |
– Các chất kích thích: Rược, bia
– Các món dầu mỡ |
Hy vọng những thông tin mà phòng khám DrKnee chia sẻ trên đây giúp các bạn nắm được các lưu ý sau khi phẫu thuật thay khớp gối. Để được tư vấn và thăm khám về các tình trạng sức khỏe của bạn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây: Phòng khám DrKnee, website dknee.vn.
Tài Liệu Tham Khảo
- Chuyên sâu thoái hóa khớp gối – DrKnee
- https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/knee-replacement/about/pac-20385276
- https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/knee-replacement-surgery-procedure
- https://benhvienthucuc.vn/giai-dap-thay-khop-goi-co-di-lai-binh-thuong-duoc-khong/
- https://phauthuatxuongkhop.com/phau-thuat-khop-goi/tap-phuc-hoi-chuc-nang-sau-mo-thay-khop-goi/