Phẫu thuật thay khớp gối hai bên là một trong những thành tựu của ngành chấn thương chỉnh hình. Phẫu thuật thay khớp gối được tiến hành lên đến 600.000 cuộc phẫu thuật mỗi năm và trả lại cuộc sống tươi đẹp hơn cho hàng trăm nghìn người. Phẫu thuật thay khớp gối thường được chỉ định cho người trên 60 tuổi. Thông thường, phẫu thuật thay khớp gối được chỉ định một bên. Tuy nhiên, trong một số bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định thay khớp gối hai bên cho bệnh nhân.
Chỉ định thay khớp gối?
Phẫu thuật thay khớp là biện pháp can thiệp xâm lấn thay khớp cũ đã bị hư hại bằng khớp nhân tạo cho người bệnh. Nhưng vấn đề thay khớp không không phải là chỉ định đầu tay của bác sĩ. Khi không thể nào điều trị nội khoa bảo tồn, bác sĩ mới tiến hành thay khớp gối hai bên cho bệnh nhân. Vai trò của thay khớp gối trong điều trị bệnh lý khớp gối giúp:
- Không còn đau đớn
- Không còn biết dạng
- Phục hồi tầm vận động của khớp
- tăng sự vững chắc của khớp
Chỉ định thay khớp gối thường thấy trong các bệnh lý sau:
- Thoái hóa khớp gối nặng nề
- Tổn thương nặng sụn khớp
- Dính khớp gối
- Viêm khớp gối dạng thấp
- Chấn thương nặng khớp gối
Trong đó, thoái hóa khớp gối là nhóm bệnh lý khiến bệnh nhân phải thay khớp gối nhiều nhất. Thoái hóa khớp nặng nề gây lên tiếng lục khục, đau khớp gối, cứng khớp khiến bệnh nhân không thể thực hiện các hoạt động sống của mình. Cho dù đó là các hoạt động đơn giản, thường quy nhất.
Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định thay khớp gối cho bệnh nhân do không thể điều trị bảo tồn. Thông thường, thay khớp gối sẽ được tiến hành một bên. Tuy nhiên, trọng lực cơ thể dồn xuống hai khớp gối là như nhau, sự hoạt động, tham gia các động tác của hai gối gần như bằng nhau, sự thoái hóa sẽ xảy ra đồng thời ở hai khớp. Có rất nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gối cả hai bên độ III, IV. Như vậy, bác sĩ sẽ chỉ định thay khớp gối hai bên trong trường hợp thoái hóa khớp gối nặng.
Ưu điểm của thay khớp gối hai bên
Thay khớp gối hai bên mang đến rất nhiều lợi ích cho người bệnh. Đầu tiên là nói đến vấn đề thời gian, người bệnh không cần phải đến viện hai lần để thay khớp gối cho từng bên một, không cần tốn thời gian nằm viện hai lần. Tập vận động sau mổ hai gối được diễn ra cùng lúc và hồi phục vào khoảng thời gian gần như nhau.
Bệnh nhân không cần phải ở nhà chờ khớp này hồi phục mất khoảng vài tuần, sau đó mổ khớp kia xong lại chờ hồi phục thêm vài tuần nữa. Tăng thời gian làm việc, nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống.
Khi tiến hành phẫu thuật thay khớp gối hai bên, bệnh nhân chỉ cần làm một bộ xét nghiệm, cận lâm sàng, một lần gây mê, một lần phẫu thuật. Như thế, bệnh nhân tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ nếu so sánh với việc phải làm xét nghiệm hai lần, cận lâm sàng hai lần, tiền gây mê, phẫu thuật hai lần. Chưa kể đến chi phí tái khám lại cũng được giảm đáng kể nếu bệnh nhân thay khớp gối hai bên cùng lúc.
Tiếp theo, phẫu thuật thay khớp gối diễn ra, bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc trước và sau mổ. Một trong số đó là kháng sinh, giảm đau, và chống viêm. Khi phẫu thuật thay khớp gối hai bên, bệnh nhân chỉ dùng thuốc một lần. Tránh được nguy cơ kháng kháng sinh cũng như tác dụng phụ của thuốc. Cho dù các loại thuốc có ít tác dụng phụ đến đâu, bạn cũng cần biết rằng không có loại thuốc nào không gây nên tác dụng phụ.
Người nhà bệnh nhân cũng không cần phải thu xếp công việc đến hai lần để chăm sóc người bệnh nếu lựa chọn thay khớp gối hai bên cùng lúc.
Nhìn chung, phẫu thuật thay khớp gối hai bên phần nào giảm bớt gánh nặng cho người bệnh cũng như gia đình của mình.
Nhược điểm của phẫu thuật thay khớp gối hai bên
Không có bất kỳ cuộc phẫu thuật nào không đi kèm theo nguy cơ. Phẫu thuật thay khớp gối hai bên cũng có những bất lợi nhất định.
Đầu tiên, phẫu thuật thay khớp gối hai bên thường kéo dài hơn so với một bên. Không phải bất kỳ bệnh nhân nào cũng có đủ sức khỏe để có thể chịu đựng một ca phẫu thuật dài. Đặc biệt là người già và có cho mình nhiều bệnh lý nền. Dù thế, với sự trợ giúp của máy móc, trang thiết bị hiện đại như phần mềm và robot phẫu thuật, thời gian phẫu thuật khớp gối hai bên có thể chỉ mất khoảng 90 phút, nếu nhanh sẽ khoảng 60 phút mà thôi.
Phẫu thuật khớp gối hai bên cùng lúc khiến bệnh nhân chịu đau đớn nhiều hơn. Bởi lẽ trên cơ thể bệnh nhân lúc này đang có hai vị trí can thiệp phẫu thuật. Hiện nay, vấn đề này cũng được giải quyết tốt hơn nhờ thuốc giảm đau.
Phẫu thuật thay khớp gối hai bên khiến người bệnh phải chuẩn bị một số tiền lớn cùng lúc. Đối với những gia đình không có điều kiện kinh tế, thay khớp gối hai bên là một gánh nặng khó có thể giải quyết dễ dàng.
Phẫu thuật thay khớp gối hai bên đòi hỏi bệnh nhân phải được chăm sóc hậu phẫu một cách kỹ lưỡng hơn và có chế độ vật lý trị liệu phục hồi chức năng được phác thảo kỹ lưỡng và hoàn chỉnh hơn.
Cần làm gì trước, trong và sau phẫu thuật khớp gối hai bên?
Trước phẫu thuật khớp gối hai bên, bạn sẽ được làm đầy đủ các cận lâm sàng cần thiết, khám tổng quát nội, khám yếu tố đặt nội khí quản khó, điều trị ổn các bệnh lý nội khoa. Tất cả điều đó đã có đội ngũ y bác sĩ giúp đỡ bạn thực hiện. Quan trọng nhất là bạn cần phải có cho mình tâm lý thoải mái, sự tự tin và niềm tin vào cuộc phẫu thuật của mình.
Trong quá trình phẫu thuật, bạn được sử dụng thuốc gây mê/gây tê nên sẽ không cảm thấy đau đớn, khó chịu trong quá trình phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật xong, bạn sẽ được điều trị, hướng dẫn tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Thay khớp gối quan trọng, tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng một cách bài bản, đúng theo phác đồ sẽ giúp khớp gối của bạn mau phục hồi. Do đó, bạn cần tuân thủ chính xác hướng dẫn vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Tập vật lý trị liệu sau mổ có gì khác?
Dù bạn phẫu thuật khớp gối một bên hay hai bên, vật lý trị liệu phục hồi chức năng cũng không có gì khác biệt. Có chăng là khi thay khớp gối hai bên, bạn cần tiến hành tập luyện cho cả hai chân của mình mà thôi. Bạn nên lưu ý những điểm sau khi tập cho khớp gối để khớp nhanh chóng hồi phục:
- Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của chuyên viên.
- Không tập quá sức
- Giảm đau trước, sau tập bằng chườm đá không quá 20 phút/lần
- Kê cao chân nhằm giảm sưng
- Thay đổi tư thế gối tốt, thường xuyên gập, duỗi gối hết biên độ.
- Đi lại nhẹ nhàng theo khuyến cáo của chuyên viên trị liệu
- Mang tất áp lực nếu được bác sĩ đề nghị
- Không mang vác vật nặng
- Không tì đè, để khớp xoay ra ngoài trong thời gian dài
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ đủ thời gian, không bỏ dụng cụ hỗ trợ khi chưa được sự đồng ý của thầy thuốc
- Tuyệt đối không ngồi bắt chéo chân
Kết quả và rủi ro sau khi thực hiện thay khớp gối hai bên
Giảm đau và cải thiện chức năng:
- Giảm đau: Phẫu thuật thay khớp gối thường giảm đau đối với bệnh nhân đã chịu đựng đau đớn do thoái hóa khớp gối.
- Cải thiện chức năng: Bệnh nhân có thể trở lại hoạt động hàng ngày và tăng cường khả năng vận động.
Tăng chất lượng cuộc sống:
- Sự linh hoạt: Khả năng linh hoạt và chuyển động của khớp gối thường được cải thiện, giúp người bệnh tham gia các hoạt động mà họ không thể thực hiện trước đây.
- Tự chăm sóc: Bệnh nhân có thể tự chăm sóc và tự quản lý cuộc sống hàng ngày một cách dễ dàng hơn.
Thời gian hồi phục:
- Thời gian hồi phục ngắn hơn: Đối với nhiều người, sau phẫu thuật thay khớp gối, họ có thể trở lại hoạt động bình thường một cách nhanh chóng.
Rủi ro và biến chứng:
- Rủi ro phẫu thuật: Phẫu thuật thay khớp gối không phải lúc nào cũng không gặp vấn đề. Có nguy cơ nhiễm trùng, xuất huyết, hoặc các biến chứng khác.
- Hạn chế hoạt động: Một số người có thể gặp hạn chế trong hoạt động, đặc biệt là trong những trường hợp phát triển biến chứng hoặc không hồi phục tốt sau phẫu thuật.
Điều chỉnh lối sống:
- Lối sống mới: Bệnh nhân có thể cần thay đổi lối sống, bao gồm cách vận động, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất để duy trì khớp gối mới.
Theo dõi và chăm sóc sau phẫu thuật:
- Định kỳ kiểm tra: Người bệnh cần theo dõi và tham gia các cuộc kiểm tra định kỳ để đảm bảo khớp gối mới hoạt động tốt và không gặp vấn đề.
Tâm lý và hỗ trợ:
- Tâm lý: Có thể có tác động tâm lý sau phẫu thuật, đặc biệt là trong quá trình hồi phục. Hỗ trợ tâm lý và tinh thần từ gia đình và nhóm hỗ trợ rất quan trọng.
Phẫu thuật thay khớp gối hai bên có thể mang lại nhiều lợi ích lớn cho người bệnh, nhưng cũng cần cân nhắc rủi ro và các biến chứng có thể xảy ra để chuẩn bị tâm lý và thực hiện theo dõi chăm sóc sau phẫu thuật.
Nếu bạn thực hiện tốt những lời khuyên của đội ngũ chuyên gia. Khớp gối của bạn sẽ nhanh chóng được hồi phục. Tất nhiên trong quá trình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, sẽ luôn có đội ngũ hướng dẫn, cũng như giám sát bạn thực hiện các bài tập. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có đội ngũ chuyên viên bên cạnh giám sát cũng như đốc thúc bạn thực hiện các biện pháp điều trị. Điều quan trọng nhất vẫn là ở bạn. Dù sao thì bạn cũng đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật với hy vọng có thể phục hồi chức năng khớp gối. Chúng ta không có lý do gì để không thực hiện nghiêm túc tập luyện phục hồi!
Trên đây là những kiến thức mà phòng khám DrKnee muốn gửi đến bạn về thay khớp gối hai bên. Hy vọng chúng tôi giúp bạn hiểu hơn về phẫu thuật này. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn nữa về thay khớp gối hai bên, liệu rằng bản thân có thể hay cần tiến hành thay khớp gối hai bên hay không? Hãy đến với phòng khám DrKnee để có được câu trả lời nhé!