Để phục hồi chức năng khớp gối bị hư tổn thì có chỉ định thay khớp gối với đối tượng thế nào? Nếu bạn đang băn khoăn không biết tổn thương mình mắc phải đã đến mức phải thay khớp gối hay chưa? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời! Cũng giống như các loại thoái hóa khớp khác, bệnh lý khớp gối chủ yếu được điều trị bằng phương pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, không phải lúc nào các phương pháp điều trị bảo tồn khớp gối cũng mang đến hiệu quả điều trị cao, giúp người bệnh phục hồi được chứng năng của khớp gối.
Thay khớp gối là gì?
Trước khi tìm hiểu về chỉ định thay khớp gối. Bạn cần hiểu thay khớp gối là gì? Hiểu một cách đơn giản, thay khớp gối là việc loại bỏ các tổn thương của khớp gối, thay vào đó là các vật liệu nhân tạo nhằm phục hồi lại khớp, khiến bệnh nhân hết đau đớn và lấy lại được khả năng vận động của mình.
Khớp gối nhân tạo toàn phần gồm 3 thành phần cốt lõi:
- Lồi cầu xương đùi
- Mâm chày
- Vật liệu chèn
Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, khớp gối nhân tạo được chia ra làm 3 loại chính:
- Khớp gối nhân tạo không hạn chế
- Khớp gối nhân tạo hạn chế toàn phần
- Khớp gối nhân tạo hạn chế một phần
Tùy thuộc vào bệnh lý bạn mắc phải, thể trạng cũng như yếu tố khách quan khác, bác sĩ sẽ chỉ định loại khớp gối phù hợp đối với bạn. Trong đó, khớp gối nhân tạo không hạn chế là loại thường được chỉ định và sử dụng trong điều trị. Loại khớp gối này lại được chia làm hai loại nhỏ hơn là xoay được và không xoay được. Tuổi thọ của nó rơi vào khoảng 15 năm.
Một cuộc phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo thường trải qua 4 bước cơ bản.
- Chuẩn bị xương
- Đặt vật liệu cấy ghép nhân tạo
- Tái tạo bề mặt của xương bánh chè
- Chèn miếng đệm vào giữa các thành phần kim loại giúp xương trượt lên nhau dễ dàng
Mỗi cuộc phẫu thuật thay khớp gối thường mất thời gian từ 30 – 60 phút tùy thuộc vào mức độ của tổn thương cũng như trình độ của phẫu thuật viên. Thêm vào đó là thời gian dành cho gây mê hồi sức, mỗi cuộc phẫu thuật sẽ rơi vào khoảng trên dưới 2 tiếng đồng hồ. Sau phẫu thuật thay khớp gối, bạn cũng cần dành thời gian để tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng.
Những ai cần chỉ định thay khớp gối?
Chỉ định thay khớp gối tựu chung lại sẽ được đặt ra khi bạn gặp tổn thương khớp gối mà các phương pháp điều trị bảo tồn không thành công. Bệnh tình không thuyên giảm, thuyên giảm chậm và thời gian giữa hai lần tái phát bệnh quá ngắn. Nếu bạn rơi vào một trong các trường hợp sau đây, bạn có thể cân nhắc đến thay khớp gối:
- Đau nhiều ở khớp gối, khớp gối bị mài mòn làm suy giảm, hạn chế vận động nặng nề, gây ảnh hưởng đến hoạt động sống cơ bản như đi lại.
- Đau khớp gối kéo dài, liên tục làm mất giấc ngủ, suy giảm chất lượng cuộc sống.
- Không thể làm việc, sinh hoạt như bình thường.
- Sụn khớp gối tổn thương nặng nề, điều trị nội khoa không tiến triển.
- Thoái hóa khớp gối nặng, chấn thương gây tổn thương sụn gối, viêm dính khớp gối, viêm khớp dạng thấp tại gối…
- Các bệnh lý khác có tổn thương làm mất chức năng của khớp như gout, hoại tử vô mạch đầu gối, rối loạn đông cầm máu…
- Xquang ghi nhận tổn thương nặng nề khớp gối
Khi gặp một trong các tình trạng trên, bạn có thể xem xét đến việc thay khớp gối. Hiện nay, chỉ định của thay khớp gối nhân tạo thường nằm trong nhóm tuổi từ 60 – 80 tuổi nhằm giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động, thoát khỏi những cơn đau nhức khó chịu. Đối với việc phẫu thuật thay khớp gối cho người trẻ là vấn đề được cân nhắc kỹ lưỡng vì tuổi thọ khớp nhân tạo ngắn. Mặc dù vậy, khi không thể điều trị bảo tồn được nữa, chỉ định thay khớp gối vẫn sẽ được đặt ra ở người trẻ.
Trước khi chỉ định thay khớp gối, cần có sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên ngành chấn thương chỉnh hình. Ngoài ra cần có sự trao đổi, đồng thuận của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và bác sĩ điều trị về ưu điểm, nhược điểm của phương pháp điều trị.
Một cơ sở điều trị vội vàng chỉ định thay khớp gối cho bạn, đó không phải là một cơ sở điều trị tốt. Do đó, cần cân nhắc thật kỹ khi bạn muốn thay khớp gối ở những cơ sở này.
Quá trình chẩn đoán trước khi tiến hành thay khớp gối
Quá trình chẩn đoán tình trạng yêu cầu một sự phân tích kỹ lưỡng từ các chuyên gia y tế, thường bao gồm:
Lịch sử bệnh lý:
- Tiến sử y tế của bệnh nhân để xác định các triệu chứng, thời gian xuất hiện, và cường độ của các triệu chứng về khớp gối.
- Lịch sử chấn thương hoặc các điều kiện khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của khớp gối.
Khám lâm sàng:
- Kiểm tra vùng khớp gối, kiểm tra độ linh hoạt, cảm nhận về đau và sưng.
- Xác định phạm vi chuyển động và khả năng sử dụng của khớp gối.
Các xét nghiệm hỗ trợ:
- X-quang: Hình ảnh chụp X-quang giúp chẩn đoán thoái hóa, mất khớp và các vấn đề cấu trúc khác của khớp gối.
- MRI (cắt lớp từng lớp): Cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về mô mềm xung quanh khớp gối.
Đánh giá từ chuyên gia:
- Gặp các chuyên gia như bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để đưa ra đánh giá và khuyến nghị về liệu pháp điều trị phù hợp.
Dựa trên kết quả từ các bước trên, bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng khớp gối và xác định liệu pháp điều trị phù hợp nhất. Trong một số trường hợp, khi thoái hóa khớp gối hoặc tổn thương rất nghiêm trọng và không thể cải thiện bằng phương pháp điều trị khác, quyết định thay khớp gối có thể được đưa ra.
Cần làm gì khi được chỉ định thay khớp gối?
Thay khớp gối là một cuộc phẫu thuật được thực hiện lên đến 600.000 ca mỗi năm trên thế giới. Do đó, khi được chỉ định thay khớp gối, bạn không nên quá lo lắng. Đa phần các ca thay khớp gối đều là mổ phiên. Tức là bạn sẽ được chuẩn bị về thời gian phẫu thuật, biết được ai là bác sĩ phẫu thuật cho bạn, được làm đầy đủ các cận lâm sàng cần thiết, khám tổng quát trước mổ.
Quan trọng nhất là bạn cần chuẩn bị cho mình tâm lý thoải mái, trạng thái sức khỏe tốt để phẫu thuật. Có rất nhiều bệnh nhân có lịch mổ khớp gối nhưng do quá lo lắng, sợ hãi về cuộc phẫu thuật dẫn đến tăng huyết áp và phải hoãn mổ. Chiến thắng được tâm lý sợ hãi của mình, cuộc phẫu thuật của bạn đã thành công phần nào rồi đấy!
Phẫu thuật thay khớp gối mang ý nghĩa rất lớn đối với người bệnh cũng như phẫu thuật viên. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi, bạn đã hiểu rõ hơn về chỉ định thay khớp gối nhân tạo. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy đến với phòng khám DrKnee để được giải đáp một cách kỹ lưỡng. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia cùng máy móc trang thiết bị hiện đại, và luôn cố gắng tìm kiếm sự hài lòng của người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh.
Tài Liệu Tham Khảo
- Chuyên sâu điều trị khớp gối – DrKnee
- https://benhvien108.vn/thay-khop-goi-%E2%80%93-nhung-ai-can-phai-mo.htm
- https://www.hoanmyvinh.com/phau-thuat-thay-khop-goi-toan-phan-phuc-hoi-van-dong-cho-nguoi-cao-tuoi.html
- https://jex.com.vn/thoai-hoa-khop/thay-khop-goi-a1140.html
- http://www.thaykhopnoisoi.com/kien-thuc-y-khoa/phau-thuat-thay-khop-goi-nhan-tao/406.html