Khi Nào Không Nên Thay Khớp Gối? Chống Chỉ Định Phẫu Thuật

Khi Nào Không Nên Thay Khớp Gối? Chống Chỉ Định Phẫu Thuật

Khi Nào Không Nên Thay Khớp Gối? Chống Chỉ Định Phẫu Thuật

Thoái hoá khớp gối là tình trạng thường gặp nhất đối với những bệnh nhân gặp vấn đề về thoái hóa khớp, một trong những bệnh phức tạp, và diễn tiến một cách âm thầm, khó phát hiện được. Hiện nay, với sự phát triển của y học thay khớp gối hai bên đã trở thành một giải pháp giúp các bệnh nhân bị khớp gối mãng tính. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có thể tiến hành thay khớp gối. Hôm nay, cùng DrKnee tìm hiểu về những chống chỉ định thay khớp gối nhân tạo nhé.

Người mắc các bệnh lý nặng

Khi chúng ta già đi, nó không đơn thuần chỉ là việc tuổi tác của chúng ta được cộng thêm một con số mỗi năm mà các cơ quan trong cơ thể chúng ta cũng bắt đầu già đi.

chống chỉ định thay khớp gối

Các cơ quan trong cơ thể dễ bị tác động bởi yếu tố môi trường, các virus, vi khuẩn gây bệnh và sự bùng nổ của các bệnh lý bắt đầu đến khi chúng ta già. Các bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày, nó còn là rào cản khi bạn thực hiện phẫu thuật, trong đó có phẫu thuật thay khớp gối.

Chống chỉ định thay khớp gối được đặt ra khi bạn mắc các bệnh lý nặng chẳng hạn như suy tim, xơ gan child C, rối loạn đông cầm máu nặng, leukemia, tâm phế mạn, suy tủy… Đối với những bệnh nhân trẻ tuổi thường hạn chế thay khớp gối vì tuổi thọ của khớp gối ngắn từ 10-15 năm. Những bệnh nhân đang gặp vấn đề về thừa cân,nên thực hiện việc giảm cân trước khi thay khớp gối vì cân nặng càng cao sức nặng đè lên đầu gối càng lớn, khiến cho đâu gối nhanh chóng bị hỏng.  Khi cân nhắc giữa lợi ích của thay khớp gối và rủi ro khi phẫu thuật ở bệnh nhân mắc các bệnh lý nặng, người ta thấy rằng lợi ích lúc nào cũng thấp hơn rủi ro. Do đó, không thể thực hiện phẫu thuật ở những bệnh nhân trên.

chống chỉ định thay khớp gối

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn sẽ được khám nội tổng quát, khám yếu tố đặt nội khí quản khó. Bác sĩ cũng sẽ hội chẩn với bác sĩ nội khoa về các bệnh lý bạn mắc phải và đưa ra quyết định có thể phẫu thuật được hay không. Công việc chính của bạn là cần cung cấp thông tin thật chính xác về bệnh lý của bản thân để tránh những rủi ro do không thể tiên lượng trước tình trạng của bệnh nhân khi phẫu thuật.

Không chỉ người già, người trẻ tuổi cũng có thể mắc các bệnh lý nặng liên quan đến miễn dịch và di truyền. Các bệnh lý này có thể cũng nằm trong nhóm chống chỉ định thay khớp gối.

Viêm nhiễm tại gối

chống chỉ định thay khớp gối

Phẫu thuật trong tình trạng viêm nhiễm là một đánh đổi và thách thức lớn.

Thứ nhất, khớp trong tình trạng viêm nhiễm thường có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau, vị trí khớp phù nề, tràn dịch… khiến cho đường vào phẫu thuật khó khăn, tăng tổn thương thêm cho khớp gối.

Điều thứ hai, khớp gối nhân tạo là một vật liệu lạ được đưa vào cơ thể, nó sẽ làm tăng các phản ứng diễn dịch, khiến cho tình trạng viêm nhiễm của bạn nặng nề hơn. Thậm chí còn đánh mất khả năng phục hồi khớp gối.

chống chỉ định thay khớp gối

Thứ ba, viêm nhiễm thường kèm theo sự có mặt của vi khuẩn. Hành động rạch vào khớp gối có thể làm tăng sinh sôi, hoạt động, đưa các tế bào viêm đến vị trí khác trong khớp gối. Nó có thể đưa các vi khuẩn có hại vào máu, dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân. Nguy hiểm nhất là gây nhiễm trùng huyết.

Cuối cùng, bệnh nhân mất thời gian phục hồi lâu hơn khi phẫu thuật trong tình trạng viêm nhiễm tại khớp gối.

Vì những lý do trên, chống chỉ định thay khớp gối sẽ được đặt ra khi viêm nhiễm khớp gối.

Người trẻ tuổi

chống chỉ định thay khớp gối

Khớp gối nhân tạo là một thành tựu của khoa học, bước tiến dài của ngành chấn thương chỉnh hình. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa thể nghiên cứu ra một loại khớp gối có tuổi thọ vĩnh viễn.

Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo chỉ loanh quanh trong khoảng 15 – 20 năm mà thôi. Do đó, nếu bạn thay khớp gối ở tuổi quá trẻ, bạn sẽ phải thay khớp gối rất nhiều lần trong đời. Chi trả rất nhiều tiền bạc, thời gian, sức khỏe và phải đối mặt với nhiều biến chứng, tai biến hơn.

chống chỉ định thay khớp gối

Thêm nữa, bạn cần biết rằng các cuộc phẫu thuật lần sau sẽ phức tạp và khó khăn hơn trước. Nó cũng có nhiều rủi ro hơn. Những lần phẫu thuật sau cũng cần nhiều thời gian phục hồi hơn.

Nhìn chung, trừ khi không thể điều trị bảo tồn và không còn có thể làm gì khác ngoài thay khớp gối, bác sĩ mới chỉ định thay khớp gối cho người trẻ tuổi. Đây không hẳn là chống chỉ định thay khớp gối mà là vấn đề cần được cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng.

Người béo phì và chống chỉ định thay khớp gối cần biết

chống chỉ định thay khớp gối

Khớp gối chịu trọng lực dồn nén rất lớn của cơ thể. Béo phì làm cho trọng lực dồn vào khớp nhiều hơn khiến khớp nhân tạo nhanh chóng hư hỏng. Trong một số trường hợp bệnh nhân béo phì, tuổi thọ của khớp chỉ khoảng 10 năm.

Béo phì không phải là một chống chỉ định thay khớp gối tuyệt đối, nó là chống chỉ định tương đối và có thể xem xét để chỉ định thay cho bệnh nhân. Dù vậy, cách tốt nhất là bạn nên tập luyện để có thể giảm cân trước và sau phẫu thuật, nhằm tăng tuổi thọ khớp gối.

chống chỉ định thay khớp gối

Không chỉ tốt cho khớp gối hay phẫu thuật thay khớp gối, béo phì là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Một trong số đó là các bệnh lý tim mạch, làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Giảm cân không chỉ tốt cho khớp gối mà còn tốt cho sức khỏe toàn diện của bạn!

Trên đây, phòng khám DrKnee xin giới thiệu đến bạn những chống chỉ định thay khớp gối. Bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để biết câu trả lời cuối cùng. DrKnee là một cơ sở uy tín. Chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, trang thiết bị máy móc hiện đại, hứa hẹn sẽ đưa cho bạn câu trả lời chính xác. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn được tư vấn nhé!

Nói chung, chỉ định hay chống chỉ định thay khớp gối phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thực tiễn, bác sĩ cần thăm khám cho bạn một cách kỹ lưỡng, làm đầy đủ các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết, hội chẩn các chuyên khoa để đưa ra đáp án cuối cùng.

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00