Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta, kể cả trong các bệnh lý trong đó có người thoái hóa khớp gối. Cho dù áp dụng bất kì phương pháp nào, người bệnh cũng không nên bỏ qua việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng bởi việc nạp vào cơ thể các dưỡng chất là nền tảng vững chắc giúp cơ thể đủ sức chống lại mọi bệnh tật. Một chế độ ăn uống dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh không những khỏe mạnh hơn mà còn cải thiện đáng kể thoái hóa khớp gối. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp gối nhé.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối (còn gọi là thoái hóa sụn khớp gối) rất phổ biến vì loại khớp này luôn phải gánh chịu một trọng lực rất lớn để giữ cơ thể đứng vững xoay và di chuyển, khớp gối có vai trò rất quan trọng với các hoạt động của cơ thể.
Thoái hóa khớp là hậu quả việc mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này do nhiều yếu tố gây ra như: di truyền, quá trình phát triển, hoặc chấn thương.
Trong giai đoạn đầu, dịch trong bao khớp sẽ không bị tổn thương nhiều do bị ảnh hưởng nhiều. Đến khi khớp bị tổn thương nhiều, dịch khớp sẽ ngày càng kém đi, độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên, mặt sụn khớp gối càng bị hao mòn, dẫn đến hẹp khe khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối, sẽ gây đau và vận động, di chuyển khó khăn hơn.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Nguyên nhân người thoái hóa khớp gối phổ biến nhất là tuổi tác do chính khả năng tự chữa lành của sụn giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó có một số yếu tố khác khiến khớp gối bị thoái hóa ở độ tuổi sớm hơn như sau:
- Cân nặng: khi cơ thể bị thừa cân, béo phì sẽ làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối.
- Di truyền: yếu tố này bao gồm các đột biến di truyền và hình dạng bất thường của xương bao quanh khớp gối.
- Chấn thương vùng gối lặp đi lặp lại: nguyên nhân này thường mắc phải khi thực hiện các động tác áp lực cho khớp như quỳ, ngồi xổm.
- Vận động viên thể thao: những người chơi bộ môn như bóng đá, quần vợt, chạy điền kinh,….. Các bộ môn đòi hỏi vận động khớp gối nhiều.
Triệu chứng thoái hóa khớp gối
Đau quanh khớp gối, lúc đầu đau chỉ xuất hiện nhẹ, cơn đau nhiều hơn khi vận động, đi lại nhiều, leo dốc hoặc khi lên và xuống cầu thang. Vào ban đêm, các cơn đau thường xuất hiện nhiều hơn. Đây là những triệu chứng đầu tiên của thoái hóa khớp gối.
Có tiếng động bất thường ở khớp khi vận động. Có thể nghe thấy tiếng “rộp rộp” khi đứng lên rồi xuống, đi lại. Khớp gối ngày càng sưng to hơn. Khi có biểu hiện bị cứng khớp gối đó là dấu hiệu bệnh tình đã trở nên nặng hơn.
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đến điều trị thoái hóa khớp gối
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị thoái hóa khớp gối vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của khớp và có thể giảm triệu chứng đau, cung cấp dưỡng chất để tái tạo mô sụn và giữ cho khớp khỏe mạnh. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong điều trị thoái hóa khớp gối:
Tái tạo mô sụn và duy trì khớp khỏe mạnh:
- Canxi và vitamin D: Cần thiết cho sức khỏe xương, giúp tái tạo mô sụn và duy trì cấu trúc khớp gối.
- Protein: Hỗ trợ xây dựng mô sụn và cơ bắp, cần thiết cho sức khỏe khớp.
Giảm viêm và đau:
- Omega-3 và axit béo chống viêm: Có thể giúp giảm viêm và đau do thoái hóa khớp gối.
- Chất chống oxy hóa: Giúp làm giảm việc tổn thương các tế bào mô sụn và giảm viêm.
Kiểm soát cân nặng:
- Chế độ dinh dưỡng cân đối: Giúp duy trì cân nặng lý tưởng, giảm áp lực lên khớp gối và giảm nguy cơ mất mát mô sụn.
- Hạn chế đường và chất béo bão hòa: Giúp kiểm soát cân nặng và giảm việc tăng cân không cần thiết.
Hỗ trợ quá trình điều trị:
- Tăng cường hiệu quả của điều trị: Chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị như tập luyện, dùng thuốc và các biện pháp hỗ trợ khác.
- Tăng khả năng phục hồi: Dinh dưỡng tốt có thể giúp tăng cường quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật hoặc điều trị bằng các phương pháp y học khác.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp không chỉ giúp giảm triệu chứng và tác động của thoái hóa khớp gối mà còn có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể, tăng cường quá trình điều trị và giúp ngăn ngừa tái phát của bệnh.
Chế độ dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp gối
Ăn nhiều rau và trái cây
Rau và trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp, bổ sung các vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho người bệnh thoái hóa khớp gối, hỗ trợ tốt những tổn thương sâu của khớp.
Rau và trái cây còn có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị hư hại. Một số chất chống oxy hóa được tìm thấy phổ biến trong rau củ và trái cây như: hành tây, hẹ, táo, dâu tây, việt quất cũng có thể giúp giảm tình trạng viêm và đau khớp.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn uống hằng ngày
Vitamin C giúp xây dựng collagen và mô liên kết, một yếu tố quan trọng cho sức khỏe của khớp. Có rất nhiều rau củ và trái cây cung cấp vitamin C như: cam, quýt, bưởi, ổi, dâu tây, thơm, đu đủ, ớt chuông, bông cải xanh, cải xoăn,…
Lưu ý nhỏ: Bạn nên cố gắng đạt được lượng vitamin C khuyến nghị là 75 milligram mỗi ngày đối với phụ nữ và 90 milligram đối với nam giới.
Sử dụng dầu ô liu
Theo nghiên cứu cho thấy có một hợp chất trong dầu ô liu được gọi là oleocanthal có tác dụng chống viêm tương tự như ibuprofen, rất tốt cho người bệnh thoái hóa khớp gối.
Thực phẩm giàu omega -3
Các axit béo có thể ngăn chặn tình trạng viêm trước khi khớp bị hủy hoại. Các thực phẩm chứa omega -3 như: hạt chia, hạt óc chó, dầu hạt lanh.
Các loại gia vị
Ít ai biết rằng, một số loại gia vị quen thuộc cũng có khả năng xoa dịu cơn đau, giảm sưng viêm khớp gối như:
- Tỏi: cung cấp vitamin B6, kali, folate, photpho cùng các chất chống oxy và enzyme có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương khớp.
- Nghệ: có tính ấm nóng, có chứa hoạt chất curcumin có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức, giúp lưu thông máu hiệu quả.
- Gừng: giảm đau nhức, giúp lưu thông máu tốt và cải thiện hóa xương khớp
Các loại đồ uống nên uống
- Sữa đậu nành: trong sữa đậu nành có hàm lượng canxi cao, rất tốt cho xương khớp. Bổ sung dưỡng chất, ngăn ngừa thoái hóa xương khớp
- Trà xanh: với thành phần tanin giúp giảm đau và có khả năng kháng viêm. Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa rất tốt cho xương khớp và ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả
- Nước cam mật ong: cam chứa nhiều vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch cùng với công dụng của mật ong kháng viêm tự nhiên.
- Nước lọc: Mỗi ngày nên uống 1,5-2 lít nước. Nước lọc không chỉ đóng vai trò quan trọng cho sự sống mà bên cạnh đó còn cần thiết cho xương khớp, ngăn ngừa tình trạng khô khớp, tăng tiết dịch khớp.
Chế độ ăn uống người bị thoái hóa khớp gối nên tránh
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt cừu,… khi vào cơ thể sẽ sản xuất ra axit. Axit này cần lượng lớn canxi để trung hòa. Nếu cơ thể không cung cấp đủ canxi, cơ thể sẽ rút canxi từ hệ xương từ đó khiến cho quá trình thoái hóa khớp gối diễn ra nhanh hơn và nặng hơn.
Ngoài ra thịt đỏ còn chứa nhiều cholesterol không tốt đối với người bị thoái hóa khớp gối. Sử dụng thực phẩm này thường xuyên sẽ khiến cơ thể dễ bị béo phì từ đó sẽ làm tăng áp lực lên xương, sụn khớp.
Đồ ăn nhiều đường hoặc nhiều muối
Đồ ăn chứa nhiều đường sẽ cản trở việc hấp thu canxi, thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể với bệnh lý, sẽ làm tổn thương protein trong cơ thể gây viêm các xương khớp suy yếu đi và nhanh chóng bị lão hóa. Trong muối có chứa một hàm lượng natri cao, có thể sẽ khiến các tế bào của cơ bị sưng lên do tích nước.
Đồ ăn nhanh chứa dầu mỡ, chiên xào
Những đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ và chế biến sẵn như: khoai tây, đồ nướng, gà rán, pizza, xúc xích, lạp xưởng sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể và nhất là sẽ khiến những cơn đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Các chất béo trong các loại thực phẩm này sẽ khiến cho xương khớp bị hư tổn nhanh hơn.
Các loại đồ uống có cồn
Rượu, bia, nước ngọt có gas không tốt cho sức khỏe tốt nói chung và những người bị thoái hóa khớp gối nói riêng. Việc uống chúng nhiều sẽ khiến quá trình chữa trị càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Làm cho khớp sẽ bị viêm và đau nhức hơn, lý giải điều này là vì thức uống có cồn khiến khả năng đào thải axit uric của cơ thể bị ảnh hưởng.
Những lưu ý cho người bị thoái hóa khớp gối
- Giữ cân nặng hợp lý, tránh để thừa cân
- Luyện tập thể dục thể thao phù hợp và đều đặn. Những bộ môn thể thao nhẹ nhàng như: đạp xe, đi bộ, yoga để duy trì vận động tăng độ linh hoạt cho khớp
- Tránh vận động sai tư thế, hạn chế mang vác nặng vì khớp sẽ gây ra quá tải và dễ bị tổn thương.
- Khi thấy những dấu hiệu bất thường hãy đi thăm khám để được phát hiện và điều trị kịp thời tránh những dị chứng cho về sau.
Chúng ta vừa tìm hiểu các thông tin về dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp gối. Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc và giúp các bạn có chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý. Nếu có bất kì câu hỏi hoặc muốn được tư vấn thêm các bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi tại website drknee.vn. Phòng khám DrKnee luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng các bạn. Chúc các bạn sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc.