Những bệnh nhân bị hư hỏng nặng thì thay khớp gối nhân tạo là phương pháp cần thiết để điều trị. Đây cũng là phương pháp được đánh giá khá tốn kém. Như vậy đối với những bệnh nhân có bảo hiểm thì chi phí ra sao. Hãy cùng phòng khám DrKnee tìm hiểu xem thay khớp gối có được bảo hiểm không qua bài viết sau đây.
Các loại bảo hiểm y tế
Theo phương thức quản lý của nhà nước, bảo hiểm y tế được chia làm 3 loại:
- Bảo hiểm y tế xã hội: Loại bảo hiểm này xuất hiện với mục đích phi lợi nhuận và bắt buộc đối với mọi người theo bộ Luật BHYT đề ra.
- Bảo hiểm y tế thương mại: Loại bảo hiểm được các công ty bảo hiểm cung cấp và mang tính chất kinh doanh. Và tất nhiên loại bảo hiểm này không bắt buộc phải mua.
- Bảo hiểm y tế tự nguyện: Loại bảo hiểm này do Nhà nước thực hiện chi trả. Không nhằm bất kỳ mục đích lợi nhuận. Khi tham gia bảo hiểm này người dân sẽ được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm bệnh tật. Chi phí để chi trả cho các khoản hỗ trợ sẽ được lấy từ Quỹ bảo hiểm y tế.
Khi người dân muốn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thì bắt buộc phải tham gia theo hộ gia đình.
Thay khớp gối có được bảo hiểm không? Điều kiện được hưởng bảo hiểm y tế
Theo khoản 2 điều 31 luật Bảo hiểm y tế 2008 thì người bệnh có bảo hiểm y tế sẽ được hưởng quyền lợi thanh toán khám, chữa bệnh khi có đầy các giấy tờ bao gồm giấy đề nghị thanh toán của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, bản sao thẻ bảo hiểm y tế, giấy ra viện hoặc hồ sơ bệnh án. Kèm theo đó là một số chứng từ hợp lệ liên quan khác như đơn thuốc, số y bạ, hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí,…
Trong trường hợp đi khám bệnh hoặc chữa bệnh ở nước ngoài, người bệnh cần có xác nhận về tình trạng bệnh và hướng điều trị của một cơ sở y tế tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương bên cạnh các giấy tờ cần thiết ở trên.
Cách chi trả của bảo hiểm y tế, các mức chi trả
Nếu bạn đang gặp vấn đề như thoái hóa khớp và được bác sĩ chỉ định thay khớp thì bạn yên tâm sẽ được được quỹ bảo hiểm thanh toán theo phạm vi được hưởng và mức hưởng mà bảo hiểm y tế quy định hiện hành.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế khi đi thay khớp gối nhân tạo trái tuyến sẽ được bảo hiểm y tế chi trả theo tỷ lệ khác nhau:
- Đối với bệnh viện tuyến huyện, bệnh nhân sẽ được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh;
- Đối với bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh nhân sẽ được chi trả 100% chi phí điều trị nội trú;
- Đối với bệnh viện tuyến trung ương sẽ được chi trả 40% chi phí điều trị nội trú.
Chi phí phẫu thuật còn phụ thuộc vào địa chỉ thực hiện, mức độ bệnh nền và một số yếu tố khách quan khác. Thông thường, phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo cho các bệnh nhân gặp vấn đề nghiêm trọng về thoái hóa khớp gối, có chi phí dao động từ 40 triệu đến 80 triệu đồng. Nhưng để biết chi phí chính xác để chuẩn bị, bạn nên liên hệ trực tiếp nhân viên tư vấn của bệnh viện để được giải đáp cụ thể và chi tiết.
>> Xem thêm: Cùng Drknee tìm hiểu thay khớp gối là gì?
Làm cách nào được hưởng bảo hiểm y tế cao nhất
Để được hưởng bảo hiểm y tế cao nhất trong trường hợp có thể chọn bệnh viện để thay khớp gối, người bệnh nên lựa chọn bệnh viện được đăng ký khi mua bảo hiểm y tế. Thêm vào đó, người bệnh cũng có thể thay khớp gối nhân tạo theo đúng tuyến mà bảo hiểm y tế đề ra để được chi trả 100% chi phí khám bệnh theo mức hường của mình.
Tuy nhiên điều này không được khuyến khích trong các trường hợp khẩn cấp, bởi vì trong thời điểm này nên đặt sức khỏe của người bệnh lên hàng đầu. Hãy lựa chọn bệnh viện nào thuận tiện để di chuyển nhất.
Bên cạnh việc lựa chọn bệnh viện để tối ưu mức hưởng bảo hiểm y tế, người bệnh cần minh bạch trong các khoản chi tại bệnh viện nhằm có đầy đủ giấy tờ nhận thanh toán từ bảo hiểm xã hội.
Các khoa, bệnh viện chấp nhận chi trả bảo hiểm y tế
Đầu tiên, nơi mà bệnh nhân được chấp nhận chi trả bảo hiểm y tế chính là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu được đăng ký. Có thể là bệnh viện tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh hoặc các tuyến tương được nơi cư trú.
Ngoài ra, đối với những ca bệnh nặng mà cơ sở khám chữa bệnh hiện tại không có đủ khả năng và chuyên môn, người bệnh sẽ được đưa lên cơ sở tuyến trên có đủ chuyên môn và cơ sở vật chất để điều trị. Và tất nhiên người bệnh vẫn được hưởng quyền lợi chi trả bảo hiểm y tế theo đúng tuyến.
Trường hợp người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế đến bệnh viện điều trị trong tình trạng cấp cứu thì có thể đến bệnh viện nào đó mà không cần thẻ chuyển viện của cơ sở khám chữa bệnh ban đầu nhưng phải trình thẻ bảo hiểm y tế kèm với giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ thì vẫn được nhận được sự chi trả của Bảo hiểm xã hội.
Trên đây là bài viết về “thay khớp gối có được bảo hiểm không?”, hy vọng qua chia sẻ từ phòng khám DrKnee bạn đọc có thêm nhiều thông tin để nhận được đầy đủ quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế ở những trường hợp không may. Chúc bạn sức khỏe và bình an!
Tài Liệu Tham Khảo
- Chuyên sâu điều trị khớp gối – DrKnee
- https://www.benhvien108.vn/chi-tiet-hoi-dap.htm?id=806cdd78-b3ae-4e67-8e93-3b7d153b0c0e
- https://tuoitre.vn/bao-hiem-y-te-thanh-toan-tien-thay-khop-goi-the-nao-477322.htm
- https://www.fvhospital.com/tin-tuc/bao-hiem-y-te-ho-tro-chi-tra-cho-benh-nhan-thay-khop-hang-tai-benh-vien-fv/
- https://luatannam.vn/bao-hiem-xa-hoi/phau-thuat-thay-khop-goi-va-day-chang-duoc-bhyt-thanh-toan-khong