Thoái hóa khớp khối là một tình trạng bệnh lý có tính chất mạn tính xảy ra khá phổ biến hiện nay. Có rất nguyên nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý nay. Bài viết dưới đây của phòng khám DrKnee sẽ giúp các bạn hiểu về các nguyên nhân thoái hóa khớp gối phổ biến hiện nay để chúng ta có thể phòng tránh nhé.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối
Có rất nhiều tác nhân khác nhau gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên những nguyên nhân đó được chia làm hai nhóm chính là nhóm căn nguyên nguyên phát và căn nguyên thứ phát.
Nhóm nguyên nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát
Độ tuổi của người bệnh
Tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng bệnh thoái hóa khớp gối có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên bệnh thường tóm gọn trong độ tuổi trung niên và cao tuổi. Khi bạn có độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối càng cao. Hơn nữa ở người già thì quá trình tổng hợp sụn khớp ngày càng bị suy giảm đi.
Vì vậy các sụn khớp ở vùng khớp gối không được sản sinh ra trong khi quá trình thoái hóa vẫn diễn ra. Lâu ngày số lượng sụn khớp bị thoái hóa ngày một tăng lên trong khi không có các dụng mới được sản sinh để thay thế vào. Dần dần gây nên hiện tượng thoái hóa khớp gối.
Yếu tố gen di truyền
Các nghiên cứu của các nhà khoa học từ trước đã chứng minh được rằng bệnh thoái hóa khớp gối là bệnh có khả năng di truyền, mặc dù không phải là di truyền hoàn toàn. Vì vậy nếu trong gia đình bạn người mắc bệnh thoái hóa khớp gối, thì sau này khi bước vào tuổi trung niên hoặc cao tuổi hơn thì nguy cơ thoái hóa khớp gối của bạn sẽ cao hơn người bình thường khác. Yếu tố di truyền đã được chứng minh từ nhiều số liệu cụ thể và thực tế từ trước.
Rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể hoặc thay đổi nội tiết
Những phụ nữ bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh có lượng hormone estrogen suy giảm hoặc những người có bệnh lý nền là đái tháo đường thì đều có nguy cơ thoái hóa khoeps gối. Bởi vì những bệnh trên đều là nguyên nhân gây rối loạn cơ xương khớp gây nên tình trạng bệnh lý cụ thể là vùng khớp gối bị thoái hóa.
Nhóm nguyên nhân thứ phát
Yếu tố giới tính
Giới tính nữ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới. Đặc biệt những phụ nữ từ độ tuổi mãn kinh trở đi khoảng ngoài 55 tuổi, đây là những đối tượng có nguy cơ cao hơn cả.
Nguyên nhân của hiện tượng này là bởi vì ở phụ nữ thì các sợi dây chằng chéo trước sẽ có độ bền kém hơn nam giới. Đặc biệt ở phụ nữ hay đi giày cao gót điều đó đã tạo một áp lực lớn tác động trực tiếp lên đến vùng sụn khớp từ đó khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn bình thường.
Những người thừa cân và béo phì
Những người có cân nặng lớn hơn bình thường thì vùng sụn khớp sẽ bị thoái hóa nhanh hơn. Bởi vì cân nặng lớn sẽ gây một áp lực lớn tác dụng lên vùng sụn và vùng khớp. Théo khảo sát từ các nghiên cứu đi trước đã thu được kết quả và đánh giá được rằng tất cả những người có chỉ số BMI nằm trong mức béo phì thì sẽ có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối cao hơn những người bình thường rất nhiều lần.
Yếu tố chấn thương
Khi bị thương do tai nạn sinh hoạt hoặc thậm chí tai nạn xe cộ hàng ngày đều có thể dẫn đến nguy cơ tổn thương dây chằng vùng khớp gối. Đặc biệt những chấn thương mà gây tổn thương xương làm gãy xương.
Hoặc những người thường xuyên chơi thể thao bị giãn dây chằng thì đều làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối do hệ thống dây chằng và sụn khớp ở vùng này bị tổn thương nhiều và rất nghiêm trọng. Vì vậy khi bị chấn thương phải nhanh chóng điều trị đúng phác đồ sớm để tránh biến chứng thoái hóa khớp gối sau này.
Hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm chức năng
Vùng sụn khớp không được nuôi dưỡng bởi các mạch máu của cơ thể. Vì vậy vùng này được nuôi dưỡng là nhờ hệ thống miễn dịch tự sinh ra một cơ chế có khả năng bảo vệ và nuôi dưỡng sụn khớp.
Vì vậy khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu thì các yếu tố bảo vệ và nuôi dưỡng không còn nữa dẫn đến hệ thống sụn khớp bị thoái hóa dần. Đây là một trong các nguyên nhân thoái hóa khớp hay gặp .
Chế độ vận động tập luyện không hợp lý
Khi cơ thể chúng ta lười vận động, lười tập thể dục lâu ngày sẽ làm cho tổ chức cơ trở nên teo nhẽo và kém săn chắc. Vì vậy dẫn đến các khớp dễ trở nên lỏng lẻo và sai lệch vị trí hơn. Từ đó hệ thống dây chằng và xương cũng di chuyển và lệch lạc theo dẫn đến thoái hóa.
Chế độ ăn uống không kiểm soát
Việc chúng ta sử dụng rượu bia với một lượng lớn thường xuyên và đều đặn là nguyên nhân khiến tổ chức sụn khớp ở vùng đầu gối bị tổn thương. Bởi khi đó hệ thống túi hoạt dịch sẽ tiết ra lượng dịch khớp ít hơn. Dẫn đến tình trạng thiếu ẩm và khô hạn vùng khớp.
Lâu ngày sự vận động của các khớp không còn được trơn chu và êm dịu nữa. Các mô khớp khi di chuyển sẽ va chạm vào nhau và ảnh hưởng đến cả tổ chức dây chằng. Theo thời gian hệ thống dây chằng và sụn khớp bị phá hủy dần và dẫn đến thoái hóa.
Sử dụng bừa bãi các thuốc nhóm steroid
Việc sử dụng bừa bãi và không theo chỉ định các hoạt chất corticoid trong điều trị chống viêm sẽ làm hệ thống miễn dịch bị suy giảm dần. Theo thời gian thì mức độ và số lượng khớp gối bị phá hủy và thoái hóa sẽ tăng lên.
Các hoạt động gắng sức
Tất cả các hoạt động quá sức với bản thân như: Vận động quá nhanh và mạnh, xách quá nặng,… đều là nguyên nhân làm khớp gối ngày một thoái hóa.
Triệu chứng của thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là một tình trạng khi mô sụn xương trong khớp gối dần suy giảm, gây đau đớn, cứng khớp và hạn chế vận động. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của thoái hóa khớp gối:
- Đau khớp: Đây là triệu chứng chính của thoái hóa khớp gối. Đau có thể xuất hiện khi bạn di chuyển khớp hoặc sau khi thực hiện các hoạt động vận động.
- Sưng và viêm: Khớp gối bị thoái hóa có thể trở nên sưng và viêm do tổn thương mô sụn, gây ra sự khó chịu và hạn chế vận động.
- Cứng khớp: Bạn có thể cảm thấy khớp gối cứng và không linh hoạt như bình thường, đặc biệt sau khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu.
- Tiếng ồn khi vận động: Có thể nghe thấy tiếng kêu và tiếng ồn khi di chuyển khớp gối, do cấu trúc xương và mô sụn bên trong bị suy giảm.
- Giảm linh hoạt: Thoái hóa khớp gối có thể làm giảm khả năng linh hoạt và vận động của khớp, khiến bạn gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động như uốn cong, gập đầu gối hoặc đi bộ.
- Dấu hiệu khác: Ngoài các triệu chứng trên, có thể có các dấu hiệu bổ sung như khớp gối có thể cảm thấy ấm, bị biến dạng hoặc bị tắc nghẽn.
Nhớ rằng mức độ và triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào sự nghiêm trọng của thoái hóa khớp gối, và không phải mọi người đều trải qua tất cả các triệu chứng này. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ về thoái hóa khớp gối, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Kết luận
Trên đây là các nguyên nhân thoái hóa khớp gối có thể gặp trong cuộc sống. Hy vọng qua bài viết trên của phòng khám DrKnee chúng tôi thì các bạn đã có một lượng kiến thức và hiểu hơn về tác nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối để từ đó chúng ta sẽ xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt ăn ngủ nghỉ đúng khoa học phòng ngừa căn bệnh thoái hóa khớp gối.