Dấu Hiệu Và Biểu Hiện Của Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Mà Bạn Nên Biết

Dấu Hiệu Và Biểu Hiện Của Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Mà Bạn Nên Biết

Dấu Hiệu Và Biểu Hiện Của Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Mà Bạn Nên Biết

Nếu một ngày bạn cảm thấy cơ thể mình không còn linh hoạt, bỗng dưng nhận ra đầu gối của bạn cảm giác khó chịu, hay bạn di chuyển cầu thang có chút đau nhức,… có lẽ, bạn đã xuất hiện những biểu hiện thoái hóa khớp gối mà tuổi càng cao càng dễ gặp phải. Vậy nên, hãy cùng phòng khám DrKnee tìm hiểu về những triệu chứng, biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp để phòng ngừa, điều trị kịp thời tránh diễn tiến bệnh nặng.

Tổng quan về thoái hóa khớp

Tổng quan và biểu hiện thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh thường gặp nhất trong viêm cơ xương khớp. Đây là bệnh thường đi kèm với tuổi tác, thường ảnh hưởng đến bàn tay, đầu gối, cột sống và háng. Một số điều cần biết về thoái hóa khớp nói chung được thể hiện dưới bảng sau:

Tuổi khi các triệu chứng bắt đầu Thường sau 40 tuổi
Các bộ phận cơ thể thường bị ảnh hưởng Cổ và lưng dưới

Khớp ở gốc ngón tay cái

Các đốt ngón tay ở giữa và gần đầu các ngón tay

Hông

Đầu gối

Khớp mắt cá chân

Đốt ngón tay cái ở gốc ngón chân cái.

Các bộ phận cơ thể ít bị ảnh hưởng hơn Vai

Cổ tay

Khuỷu tay

Các đốt ngón tay ở gốc các ngón tay

Triệu chứng Đau đớn

Cứng khớp

Tiếng rắc hoặc tiếng lách cách ở các khớp

Tăng trưởng thêm xương (ví dụ, các khớp ngón tay trông sưng lên hoặc bị đau)

Giảm phạm vi chuyển động, hoạt động

Các vấn đề với sự liên kết của các khớp nhất định

Đau khi chạm vào

Thoái hóa khớp gối nói riêng là bệnh mãn tính, độ tuổi thường xảy ra nhiều nhất đó là những người trên 40 tuổi, và đặc biệt sau 60 tuổi đến 70% người có những triệu chứng của thoái hóa khớp.

biểu hiện thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối thường diễn ra một cách âm thầm, ban đầu người bệnh có thể chỉ đau nhẹ nhàng, khoảng cách đến đợt đau tiếp theo cũng khá dài nên họ thường không để ý, thường chủ quan để bỏ qua.

Đến khi mức độ đau lớn hơn và đau thường xuyên hơn, chúng ta mới chợt nhận ra được tầm quan trọng của nó và đi khám điều trị. Điều này dẫn tới việc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bản thân bạn và thâm chí có thể gây kéo dài hơn thời gian điều trị của bạn.

Có thể bạn chưa biết, nơi mà 2 xương gặp nhau thường được bao phủ bởi một chất liệu cao su gọi là sụn. Vật liệu này cho phép các xương trượt qua nhau mà không gây đau. Khi quá trình thoái hóa khớp bắt đầu, sụn bắt đầu bị phá vỡ. Khi nó mòn đi, các xương trong khớp bắt đầu cọ xát với nhau, điều này có thể gây đau, cứng và sưng. Hãy xem hình dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về xương khớp gối khi bị thoái hóa.

Xương người bị thoái hóa

Thoái hóa khớp có thể được hình dung được là lớp sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, theo thời gian sự thoái hóa các thành phần của ổ khớp do tình trạng mất cân bằng giữa sự tổng hợp và phá hủy của sụn, xương dưới sụn, cuối cùng dẫn đến hư khớp. Đó là lý do dẫn tới sự cử động khớp gối của bạn sẽ bị ảnh hưởng, sự đau và cứng khớp sẽ xảy ra.

Nhận biết các giai đoạn thoái hóa khớp qua các biểu hiện thoái hóa khớp gối

Sự thoái hóa khớp gối xảy ra chính là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, hầu như tuổi càng cao thì tình trạng sẽ càng nặng. Quá trình diễn ra của thoái hóa khớp âm thầm có thể tóm gọn lại được 3 giai đoạn: Trong giai đoạn đầu của biểu hiện thoái hóa khớp gối, khi đó dịch trong bao khớp chưa bị ảnh hưởng nhiều nên sự tổn thương của bạn chưa cao.

Đến giai đoạn giữa, khớp gối dần bị tổn thương, dịch khớp càng ngày càng kém, độ ma sát giữa cá đầu khớp tăng lên, mặt sụn khớp gối càng bị hao mòn dẫn đến khe khớp hẹp, ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối gây đau, vận động khó khăn. Đến giai đoạn sau cùng, khi đó khớp gối bị tổn hại nặng nề, phương pháp điều trị cuối cùng đó là phẫu thuật.

Những biểu hiện thoái hóa khớp gối

Các triệu chứng, biểu hiện thoái hóa khớp gối

Mức độ đau trong sinh hoạt, thể thao

Có lẽ triệu chứng biểu hiện thoái hóa khớp gối đầu tiên đó là đau. Bởi sự cọ xát của các đầu xương với nhau khi sụn bị phá hủy dần.

Cơn đau bắt đầu từ mặt trước của khớp gối, kèm theo đó là cơn đau trong khớp gối của bạn khi vận động. Điều này đã được rất nhiều người bệnh than phiền, nó ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Có các biểu hiện thoái hóa khớp gối làm ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống thường ngày

Thông thường người bệnh sẽ đau quanh khớp gối hoặc chỉ đau một vài điểm, lúc đầu đau chỉ xuất hiện nhẹ, nhất là lúc đi lại nhiều, hoặc lúc lên xuống cầu thang hoặc lên dốc, thường xuất hiện vào ban đêm. Đây là biểu hiện thoái hóa khớp gối đầu tiên của bệnh nhân.

Đây là một loại đau theo kiểu đau cơ học, có thể hình dung đó là sự đau nhức như bị va đập vào một chướng ngại nào đó. Cơn đau sẽ tăng dần lên, xuất hiện nhiều hơn khi bạn vận động nhiều hoặc thay đổi tư thế như đi lại nhiều, đi lên cầu thang hay xuống cầu thang, kể cả việc đứng lên ngồi xuống của bạn cũng bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, khi đến mức độ nặng, việc ngồi xổm xuống cũng sẽ khó mà thực hiện được, đó là lý do hầu hết những người già thường ngồi trên ghế đẩu để tránh việc đau nhức quá mức. Các vận động liên quan đến trực tiếp khớp gối cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều: duỗi khớp, xoay khớp gối sẽ bị ảnh hưởng. Những triệu chứng đau sẽ suy giảm khi bạn nghỉ ngơi.

Bạn cần phải phân biệt được việc đau do thoái hóa và đau do viêm, đau do viêm nhiễm thường đau liên tục, dù bạn có hoạt động hay không hoạt động, còn đau do thoái hóa khớp gối là đau nhiều khi bạn vận động, bạn cũng thể đau khi gập chân, đau lúc nào bạn hoạt động. Đặc biệt, khi hoạt động thể thao sẽ làm bạn đau càng nhiều hơn bởi sự ma sát xảy ra với tốc độ lớn.

Cứng khớp vào buổi sáng

Cứng khớp vào buổi sáng là biểu hiện thoái hóa khớp gối

Đây là tình trạng thường gặp vào buổi sáng từ 15 – 30 phút, bởi sự không hoạt động xuyên suốt khi ngủ. Ngoài ra, khớp cũng có thể cứng và khó cử động nếu bạn để yên một chỗ rất lâu làm cho khớp mất linh hoạt. Khi đó, bạn phải hoạt động nhẹ nhàng một lúc thì các khớp của bạn sẽ hoạt động lại được.

Ảnh hướng đến giấc ngủ của bạn

Tính chất của việc thoái hóa khớp gối là thường có sự đau âm ỉ, việc đau ngắn dài cũng có diễn biến khác nhau tùy theo cơ địa của bệnh. Đặc biệt vào lúc đêm, cơn đau cũng làm bạn khó đi vào giấc ngủ, ngoài ra chúng cũng sẽ đau nhiều vào sáng sớm, cứng khớp vào sáng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Sự lỏng lẻo của khớp gối

Một đặc trưng triệu chứng của khớp gối đó là sự lỏng lẻo của khớp. Điều đó được biểu hiện rõ khi bạn đi lại, tiếng “lục cục” hay “lắc lắc” sẽ nghe rõ ràng hơn. Ở trường hợp lâu dài, không chỉ bạn mà người đối diện bạn cũng có thể nghe thấy những tiếng động đó.

Sự lỏng lẻo và tiếng động đó là do sự ma sát của bề mặt xương trực tiếp cọ sát với nhau, do có khoảng cách của lớp sụn đầu xương bị tiêu đi. Vậy nên trên lâm sàng các bác sĩ cũng có thể dựa vào đặc điểm này để thăm khám cho người bệnh thoái hóa khớp gối.

Sự biến dạng của khớp gối

Ở một mức độ nặng hơn của thoái hóa khớp sẽ làm cho trục khớp gối bị biến dạng. Khi đó, đau chắc chắn sẽ mức độ cao, hiện tượng sưng nề xung quanh khớp gối do sự tràn dịch, sờ bằng tay cũng có thể cảm nhận được trục xương bị lệch khỏi quỹ đạo.

Biểu hiện thoái hóa khớp gối sẽ thấy sự biến dạng của khớp gối

Bạn lấy tay ấn vào đầu gối cũng có thể nhận được sự khập khiễng hay không chắc chắn trong dịch khớp. Khi đó, chân có thể bị lệch trục kiểu vòng kiềng hoặc kiểu chân chữ X, nặng hơn thì sẽ mất khả năng vận động.

Điều trị thoái hóa khớp gối

Mục tiêu điều trị của thoái hóa khớp gối

Có biểu hiện thoái hóa khớp gối cần có mục tiêu để điều trị

Bởi thoái hóa khớp gối là một bệnh mãn tính, cho nên việc điều trị cũng sẽ mang tính chất lâu dài và bền bỉ. Mục tiêu điều trị có thể tóm gọn lại thành 6 tiêu chí như sau:

  • Giảm đau khớp
  • Duy trì hoặc phục hồi chức năng vận động của khớp
  • Giảm thiểu tổn hại lên chức năng của khớp và biến cố có hại (như té ngã)
  • Bảo tồn khớp, ngăn ngừa biến dạng của khớp
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh
  • Cần hướng dẫn cho người bệnh và người nhà những vấn đề cần lưu ý.

Mỗi một người có biểu hiện thoái hóa khớp gối sẽ có sự khác nhau trong quá trình điều trị, cho nên cần phải cá thể hóa người biểu hiện thoái hóa khớp gối dựa trên tiền sử bệnh, chức năng được thăm khám, mức độ tổn hại và các đáp ứng điều trị trước đó.

Cho nên từ đó đưa ra được 3 hướng điều trị chính: Điều trị không dùng thuốc (chăm sóc cơ thể), điều trị dùng thuốc và phẫu thuật. Điều trị không dùng thuốc là cốt lõi nhất trong điều trị thoái hóa khớp, điều trị dùng thuốc chủ yếu sẽ điều trị triệu chứng, trong khi phẫu thuật sẽ được cân nhắc cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp mức độ nặng, đau kéo dài và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống.

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập cho bạn về những biện pháp điều trị không dùng thuốc, chăm sóc cơ thể như thế nào để tăng hiệu quả điều trị.

Điều trị không dùng thuốc – chăm sóc cơ thể

Các biện pháp không dùng thuốc là nền móng trong điều trị thoái hóa khớp, bao gồm: vận động, hoạt động cơ thể hợp lý; giảm cân nếu có tình trạng béo phì, tiền béo phì; hỗ trợ tinh thần cho người bệnh. Từ đó giúp làm giảm tiến triển của bệnh, giúp người bệnh có suy nghĩ tích cực, giảm đau, cải thiện chức năng và nâng cao chất lượng sống của người bệnh.

Thay đổi lối sống lành mạnh để giảm các biểu hiện thoái hóa khớp gối

Tất cả các bệnh nhân bị hoặc có biểu hiện thoái hóa khớp gối luôn được khuyến khích thay đổi lối sống. Các bài tập thể dục nâng cao sức bền và sức mạnh là cần thiết nhưng nên thực hiện một cách vừa phải như: đi bộ, bơi lội hay yoga.

Các bài tập vật lý trị liệu được thực hiện thường xuyên, từ 3 đến 4 lần mỗi tuần sẽ giúp bạn cải thiện chức năng về thể chất, giúp giảm đau hiệu quả, giảm tần suất dùng các thuốc giảm đau được bác sĩ chỉ định. Đặc biệt, trên thế giới luôn khuyến cáo người có biểu hiện thoái hóa khớp gối nên luyện tập thái cực quyền hay dưỡng sinh.

Đối với bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì cần giảm cân vì cân nặng có liên quan đến khởi phát và tiến triển, diễn biến của bệnh. Giảm cân của bạn nên được thực hiện thông qua điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường hoạt động thể chất hợp lý.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dùng dụng cụ hỗ trợ đi lại như gậy, nạng hay nẹp/đai để giảm áp lực, trọng lượng lên khớp gối bị thoái hóa. Cụ thể như:

  • Đai hỗ trợ gối (hãm gối) được khuyến cáo cho những bệnh nhân thoái hóa khớp gối nặng
  • Chườm nóng (bao gồm cả tắm nước nóng) hoặc chườm lạnh giúp giảm đau, cải thiện cử động và giảm co cứng cơ.
  • Châm cứu có thể hỗ trợ trong một số trường hợp nếu được bác sĩ điều trị của bạn khuyến cáo, gợi ý.
  • Các phương pháp khác như massage trị liệu, dùng sáp nóng,… có thể kể đến trong điều trị thoái hóa khớp.

Tóm lại, hãy lưu ý các triệu chứng âm thầm của thoái hóa khớp, đừng bỏ qua bất cứ một tín hiệu nào và cùng nhau tập luyện thường xuyên những phương pháp chúng tôi đề xuất.

Phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối

Phòng tránh thoái hóa khớp gối

Có một số cách bạn có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối:

Duy trì cân nặng và vận động:

  • Tập thể dục đều đặn: Vận động thể chất thường xuyên giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khớp, giảm áp lực lên khớp gối. Đi bộ, bơi lội, đạp xe đều là những hoạt động tốt cho khớp.
  • Kiểm soát cân nặng: Cân nặng quá lớn có thể tăng áp lực lên khớp gối. Duy trì cân nặng trong khoảng lý tưởng có thể giảm nguy cơ thoái hóa khớp.

Chăm sóc và dinh dưỡng:

  • Chế độ ăn uống cân đối: Hãy ăn uống cân đối, giàu canxi và vitamin D để bảo vệ xương và khớp.
  • Giữ tư thế ngồi và đứng đúng: Đảm bảo bạn có tư thế ngồi và đứng đúng cách để không tạo áp lực không cần thiết lên khớp gối.

Hạn chế tác động và chấn thương:

  • Tránh chấn thương: Cố gắng tránh các hoạt động hoặc hành động có thể gây chấn thương hoặc tổn thương cho khớp gối.
  • Sử dụng bảo vệ khi vận động: Khi tham gia các hoạt động thể chất hoặc thể thao, hãy sử dụng dụng cụ bảo vệ như đệm, băng đô đầu gối hoặc giày chạy địa hình để giảm áp lực lên khớp.

Kiểm tra định kỳ:

  • Kiểm tra y tế định kỳ:  Điều này giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề liên quan đến khớp gối và tiến hành điều trị kịp thời.
  • Tuân thủ các chỉ dẫn y tế: Nếu bạn có bất kỳ yếu tố rủi ro nào liên quan đến thoái hóa khớp gối, hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Sự kết hợp giữa lối sống lành mạnh, vận động thể chất đều đặn và chăm sóc y tế định kỳ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối và duy trì sức khỏe của khớp gối trong thời gian dài.

Hy vọng những thông tin mà phòng khám DrKnee chia sẻ trên đây giúp các bạn có đủ kiến thức hiểu biết về biểu hiện thoái hóa khớp gối. Để được tư vấn và thăm khám về các tình trạng sức khỏe của bạn, các lộ trình bài tập vật lý trị liệu để chữa trị bệnh, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây: Phòng khám DrKnee, website: https://drknee.vn/

Nguồn tham khảo:

  1. Chuyên sâu thoái hóa khớp gối – DrKnee
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis/symptoms-causes/syc-20351925
  3. Mitchell, N. S., & Cruess, R. L. (1977). Classification of degenerative arthritis. Canadian Medical Association Journal, 117(7), 763.
  4. Hunter, D. J., McDougall, J. J., & Keefe, F. J. (2008). The symptoms of osteoarthritis and the genesis of pain. Rheumatic Disease Clinics of North America, 34(3), 623-643.
  5. Sellam, J., & Berenbaum, F. (2010). The role of synovitis in pathophysiology and clinical symptoms of osteoarthritis. Nature Reviews Rheumatology, 6(11), 625-635.
  6. Clinical manifestations and diagnosis of osteoarthritis, https://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-osteoarthritis?search=Symptoms%20of%20Osteoarthritis&source=search_result&selectedTitle=1~150&usage_type=default&display_rank=1
  7. Overview of chronic widespread (centralized) pain in the rheumatic diseases, https://www.uptodate.com/contents/overview-of-chronic-widespread-centralized-pain-in-the-rheumatic-diseases?search=Symptoms%20of%20Osteoarthritis&source=search_result&selectedTitle=2~150&usage_type=default&display_rank=2
  8. Hinton, R., David, A. K., Thomas, S. F., & Moody, R. L. (2002). Osteoarthritis: diagnosis and therapeutic considerations. American family physician, 65(5), 841.
  9. Management of knee osteoarthritis, https://www.uptodate.com/contents/overview-of-chronic-widespread-centralized-pain-in-the-rheumatic-diseases?search=Symptoms%20of%20Osteoarthritis&source=search_result&selectedTitle=2~150&usage_type=default&display_rank=2
  10. https://suckhoedoisong.vn/vai-loi-khuyen-cho-nguoi-benh-thoai-hoa-khop-169140238.htm
  11. http://benhvien108.vn/thoai-hoa-khop-o-nguoi-cao-tuoi.htm

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00