Nguyên tắc sinh hoạt của người thoái hóa khớp là vấn đề cần quan tâm đặc biệt, vì nếu không được chăm sóc kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ tàn tật cho người bệnh. Vậy nguyên tắc sinh hoạt của người thoái hóa khớp nên ra sao, cần gì lưu ý? Hãy cùng Phòng khám Drknee tham khảo bài viết dưới đây.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là một hình thức rối loạn mãn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Sụn khớp là lớp đệm bao phủ bề mặt xương, cấu tạo từ tế bào sụn và chất căn bản với chức năng bảo vệ, giảm ma sát trong khớp.
Thoái hóa ở các khớp là một trong những bệnh phổ biến với trên 200 loại khác nhau và đang có xu hướng trẻ hóa.
Nguyên nhân các khớp bị thoái hóa
Đầu tiên, nguyên nhân không thể thiếu đó chính là tuổi tác. Hàm lượng nước trong sụn tăng dần theo độ tuổi dẫn đến hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm khiến sụn khớp bắt đầu thoái hóa dần. Kèm theo đó là việc vận động trong thời gian dài khiến phần sụn này tổn thương gây nứt, bong thậm chí là biến dạng gây gia tăng ma sát giữa khớp gây nên đau, khó chịu.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác:
- Di truyền: Đây là tình trạng được xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn. Điều này dẫn đến hao hụt ở sụn khớp làm quá trình thoái hóa diễn ra khá sớm.
- Béo phì: Việc thừa cân chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ thoái hóa ở các khớp và cột sống. Vì thế, việc duy trì cân nặng vừa phải chính là một giải pháp ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp.
- Chấn thương: Một số chấn thương gây ảnh hưởng đến sụn khớp chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm khớp thoái hóa.
>> Xem thêm: Những nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Các dạng thoái hóa khớp thường gặp
Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Thông thường, bạn sẽ gặp một số loại bệnh sau
- Thoái hóa khớp gối: Đây là tình trạng thường gặp nhất với tình trạng lớp bao sụn khớp gối bị hao mòn, rách hoặc tiêu biến. Phần xương khớp gối hầu như không còn được lớp sụn bảo vệ nên sẽ chà xát lên nhau gây đau đớn, viêm sưng. Ngoài ra, viêm khớp do thoái hóa còn thúc đẩy các gai xương trên khớp gối hình thành làm bệnh càng thêm trầm trọng hơn.
- Thoái hóa khớp háng: Đây là tình trạng thoái hóa khá khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu bởi vị những cơn đau có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau như háng, đùi, mông hoặc thậm chí là đầu gối.
- Thoái hóa khớp cùng chậu: Đây là tình trạng viêm khớp, sưng đau ở khớp nối xương cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh trên.
- Thoái hóa khớp cổ chân, cổ tay: Các loại bệnh này thường gặp ở người lớn tuổi khi lượng máu cung cấp để nuôi dưỡng vùng khớp nói chung và khớp ở tay và chân nói riêng bị suy giảm gây thiếu hụt dinh dưỡng ở các sụn, giảm sức chịu lực.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Đây là loại bệnh có tiến triển chậm với các triệu chứng ban đầu mơ hồ và khó nhận biết như mỏi cổ, cổ kém linh hoạt.
Các nguyên tắc sinh hoạt của người thoái hoá khớp
Khi thực hiện tư thế vận động đúng và tư thế sinh hoạt đúng giúp cơ thể đứng, đi, ngồi, nằm ở những vị trí ít căng thẳng nhất giúp giảm bớt tình trạng căng cơ hay dây chằng.
Đầu tiên, người thoái hóa khớp không được đi với dáng vai thõng xuống vì sẽ làm tăng thêm sự căng thẳng cho cột sống.Việc làn này gây căng thẳng cho xương, cơ và khớp.
Thứ hai, người thoái hóa khớp nên đi thẳng lưng. Tư thế này giúp các khớp được thả lỏng. Để thực hiện tư thế này, người bệnh cần đứng thẳng và ép cằm vào trong, hạn chế để hông nhô ra bên ngoài.
Thứ ba, người bệnh không nên ngồi gục trên bàn làm việc. Bạn sẽ thấy đó là tư thế thoải mái khi trượt hoăc ngã người ra phía sau. Tuy nhiên, đây không phải là tư thế phù hợp để thư giãn xương khớp.
Bên cạnh đó, người thoái hóa khớp nên chú ý tư thế sử dụng điện thoại. Không nên cúi gằm mặt lúc ngồi xem điện thoại sẽ ảnh hưởng đến khớp cổ. Hay nghiêng đầu kiểm tra tin nhắn có thể sẽ làm căng cột sống. Lặp lại nhiều lần dẫn đến đau lưng, cổ,…
>> Xem thêm: Thoái Hóa Khớp Có Chữa Được Không? Cách Giảm Đau Khớp Nhanh Chóng
Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng giày dép vừa chân. Những loại giày dép thiếu một chút so với bàn chân có thể làm cho chân trông thon thả hơn nhưng đó không phải là điều tốt cho tư thế của cơ thể. Các loại giày cao gót đẩy phần cột sống về phía trước, và đè nặng lên lưng. Đây chính là nguyên nhân gây ra cơn đau lưng. Vì thế, hãy chọn các loại giày đế bằng gót thấp vừa vặn với bàn chân.
Thêm vào đó, người bị thoái hóa khớp nên sử dụng gối đúng cách để có tư thế ngủ đúng. Nên đặt gối dưới đầu để nó ngang với cột sống kèm theo đó là một chiếc gối mỏng vừa phải giúp cho cột sống cong tự nhiên. Người bệnh còn phải tăng cường tập thể dục.để giữ cho cơ thể và cột sống ở tư thế tốt.
Cuối cùng, người bị thoái hóa ở khớp nên kiểm tra tổng quát cơ thể sau khi gặp các chấn thương, sự cố để tránh trường hợp thoái hóa sớm do di chứng của chấn thương.
Bài viết trên hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về nguyên tắc sinh hoạt của người thoái hóa khớp. Chúc bạn có một sức khỏe dẻo dai và khỏe mạnh!