Phẫu thuật thay khớp háng (Hip Replacement Surgery) là một quy trình ngoại khoa thay thế khớp nhân tạo cho khớp háng bị đau do tổn thương bệnh lý. Phẫu thuật này thường được chỉ định khi có tổn thương ở khớp háng, mà tổn thương này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày, học tập và lao động của người bệnh. Cùng Phòng khám DrKnee tìm hiểu về những lưu ý sau khi thay khớp háng nhé!
Những lưu ý sau phẫu thuật thay khớp háng – Thời gian nằm viện
Không thể có một đáp án chính xác cho việc người bệnh cần nằm viện bao nhiêu ngày. Thời gian nằm viện của người thay khớp háng tùy thuộc vào chế độ luyện tập và sự hồi phục nhanh hay chậm của bệnh nhân. Hầu hết khi bệnh nhân có thể tự đi lại được hoặc cần đến sự hỗ trợ của nạng, nép một cách dễ dàng thì có thể xuất viện.
Trên lâm sàng, khoảng ngày thứ 2 sau phẫu thuật người bệnh đã được các nhân viên y tế hướng dẫn, bắt đầu tập hoạt động nhẹ nhàng: tập những co duỗi nhẹ nhàng trên giường bệnh. Có thể những ngày này khá khó khăn nên thường trong 2-3 phút, sau đó nghỉ ngơi.
Chế độ tập và cường độ tập sẽ được tăng lên theo thời gian, thông thường 3 – 4 ngày là người bệnh có thể tự ngồi, tự đứng và tự đi được. Cho nên đối với những người thay khớp háng, họ không phải nằm viện quá lâu mà có thể xuất viện trong khoảng 5-7 ngày, nếu để yên tâm về các chế độ tập luyện họ có thể nằm viện lâu hơn.
Người bệnh có thể được chỉ định những thuốc nào lúc nằm viện và xuất viện?
Phẫu thuật thay khớp háng là một phương pháp sử dụng sau cùng nếu như điều trị nội khoa không hiệu quả nữa. Đối với thời gian bệnh nhân nằm viện, thuốc được kê tùy thuốc vào tình trạng thăm khám lâm sàng mỗi ngày của bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp háng, chúng ta không cần uống những loại thuốc trước đó đã sử dụng, thay vào đó các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau hay kháng viêm để cải thiện tình trạng đau và sưng tại khớp trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, người bệnh có thể uống các vitamin hay thực phẩm chức năng để tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.
Đối với thời gian nằm viện: Chắc chắn rằng không thể thiếu các thuốc giảm đau như: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống phù nề như alphachymotrypsin. Việc sử dụng thuốc sau mổ được cá thể hóa trên từng bệnh nhân, đối với những bệnh nhân có cơn đau nhiều hơn thì có thể sử dụng đến các thuốc tiêm bao quanh khớp để giảm đau hiệu quả tốt nhất như: Bupivacaine, Ketorolac, … hoặc các thuốc Opioid. Trong trường hợp người bệnh có xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng thì sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp với tình trạng của bạn.
Đối với thời gian sau khi xuất viện: úng ta không cần uống những loại thuốc trước đó đã sử dụng, thay vào đó các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau hay kháng viêm để cải thiện tình trạng đau và sưng tại khớp trong thời gian ngắn. Ngoài ra, người bệnh có thể uống các vitamin hay thực phẩm chức năng để tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng. Một số loại thuốc giảm đau sử dụng ở nhà như: Paracetamol, giảm đau không steroid (Meloxicam, Ibuprofen, Celecoxib, diclofenac). Ngoài ra người bệnh còn được cung cấp một số vitamin, Calci, Glucosamine và chondroitin, Axit hyaluronic, …
Lưu ý khi tái khám sau phẫu thuật thay khớp háng
Sau khi người bệnh xuất viện, thông thường bác sĩ sẽ có giấy chỉ định tái khám đối với bệnh nhân. Thông thường người bệnh tái khám sau 5-7 ngày. Khi đó bác sĩ sẽ coi kĩ về vấn đề phục hồi và lành vết mổ, tránh trường hợp vết mổ có sưng hay có vấn đề gì khác. Các bác sĩ có thể chụp X quang để đánh giá xem tình trạng khớp bên trong như thế nào.
Ngoài ra, bác sĩ còn xem thử đến vấn đề cử động, hoạt động của bệnh nhân như thế nào, có thể vận động được nhẹ nhàng hay chưa nhằm đảm bảo không bị cứng hay thời gian hồi phục quá chậm, không phù hợp với liệu trình. Từ đó, tư vấn cho người bệnh các phương pháp, bài tập ở nhà cho phù hợp.
Dấu hiệu nguy hiểm cần khám lại sớm
Sau khi phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh vẫn nên có sự trao đổi qua lại với bác sĩ của mình, có thể thăm khám theo tuần hay qua điện thoại. Tuy nhiên, có những tình trạng bạn cần đến bệnh viện để có thể thăm khám và can thiệp kịp thời:
– Bị tổn thương, té ngã hay va vấp gây đau trong quá trình luyện tập
– Vết mổ có dấu hiệu của nhiễm trùng: sưng, nóng, đỏ, đau hay có dịch mủ tiết ra.
– Mức độ đau nhiều hơn cả khi chưa phẫu thuật,
– Có tím bầm hoặc đổi màu da xung quanh vết mổ.
Có những nguy cơ gì sau phẫu thuật khớp háng?
Ở những bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật thay khớp háng, hầu hết họ đều rất lo lắng bởi không biết sau phẫu thuật có thể đi lại bình thường được không hay chế độ hoạt động của họ có như người bình thường hay không? Đặc biệt, nếu gặp ở những bệnh nhân cao tuổi hay những bệnh nhân có bệnh nền mãn tính như: tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch thì họ sẽ càng lo sợ về vấn đề an toàn của cuộc phẫu thuật.
Một số nguy cơ có thể có sau phẫu thuật như đau, nhiễm trùng hay huyết khối nhưng đây là những nguy cơ chiếm tỷ lệ rất ít, đảm bảo được kiểm soát hoàn toàn bởi nhân viên y tế cũng như các bác sĩ điều trị, bệnh viện bạn điều trị.
Các nghiên cứu cho thấy sự an toàn của việc thay khớp háng trên 99% và hơn 90% những người đã thực hiện quá trình phẫu thuật thay khớp háng để nhận được sự cải thiện về đau, sưng và cải thiện cả chất lượng cuộc sống của họ.
Khoảng bao lâu thì được cắt chỉ?
Một trong những nỗi lo sợ của bệnh nhân sau phẫu thuật đó là không biết khi nào thì sẽ được cắt chỉ, sau khi cắt chỉ thì có thể bị những nguy cơ gì cho vết thương mổ không? Thông thường, thời gian cắt chỉ khâu trong khoảng 10 – 14 ngày tùy vào sự phục hồi của người bệnh.
Sau khi cắt chỉ, công cuộc chăm sóc tại vết thương sẽ cần được tỉ mỉ hơn, tránh cho vết thương bị ướt hay va chạm, bạn có thể sử dụng dụng cụ băng bó để nhằm va chạm đến vải quần áo hay những vật liệu khác.
Dấu hiệu nhiễm trùng sau phẫu thuật như thế nào?
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng như nhân viên y tế cần để ý cũng như chăm sóc cẩn thận để có thể tránh được tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu.
Đối với người bệnh, chúng ta cần được phổ cập các dấu hiệu có thể gây nhiễm trùng để phát hiện sớm, kịp thời báo cho nhân viên y tế. Một số dấu hiệu nhiễm trùng như: một số biểu hiện lâm sàng của viêm nhiễm như: sưng, nóng, đỏ, đau tại vết mổ, hay có các dấu hiệu rõ hơn là chảy dịch mủ từ vị trí vết mổ.
Tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ rất ít bởi sự kiểm soát tỉ mỉ từ nhân viên y tế, bạn không cần quá lo lắng quá nhiều tránh ảnh hưởng đến tâm trạng nghỉ ngơi sau phẫu thuật. Tuy nhiên nếu có một dấu hiệu được nêu ở trên cần đến bệnh viện để tái khám lại nhé!
Hy vọng những thông tin mà DrKnee chia sẻ trên đây giúp các bạn có thể hiểu được một số điều khi bạn phẫu thuật thay khớp háng. Để được tư vấn và thăm khám về các tình trạng sức khỏe của bạn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây: Phòng khám DrKnee, website: https://drknee.vn/.
>> Tham khảo thêm về Chi Phí Thay Khớp Háng Nhân Tạo Có Cao Không? Có Được Hỗ Trợ Bảo Hiểm Y Tế Không?