Thay khớp háng nhân tạo là quá trình phẫu thuật khó, cần được tiến hành với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao với thiết bị hỗ trợ tiên tiến. Đồng thời, ca phẫu thuật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ sinh hoạt, học tập và vận động của người bệnh. Vì vậy, không phải bất kỳ ai cũng có thể yêu cầu thay khớp háng nhân tạo. Cùng Drknee tìm hiểu những trường hợp không được phẫu thuật thay khớp háng bạn nhé!
Tổng quan về phẫu thuật thay khớp háng
Phẫu thuật thay khớp háng là quá trình thay thế phần khớp háng tổn thương bằng khớp háng nhân tạo. Thông thường, phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp khớp háng đau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ sinh hoạt và vận động của bệnh nhân.
Với lịch sử hơn 100 năm phát triển, phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của ngành chấn thương chỉnh hình. Ở Việt Nam, có hàng nghìn ca phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo được thực hiện thành công mỗi năm. Từ đó mở ra cơ hội giải thoát người bệnh khỏi cơn đau xương khớp kéo dài, giúp họ cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, đây là quy trình phẫu thuật nâng cao nên chỉ có những bệnh viện lớn với đội ngũ bác sĩ thực hiện giàu kinh nghiệm cùng thiết bị hỗ trợ chuyên nghiệp mới có thể tiến hành thành công ca mổ. Vì vậy, không phải ai cũng có thể thực hiện ca phẫu thuật, mà phải có chỉ định của bác sĩ trong những trường hợp cấp thiết nhất. Bài viết này sẽ chỉ ra những trường hợp được chỉ định thay khớp háng và trường hợp không được phẫu thuật thay khớp háng.
Chỉ định phẫu thuật thay khớp háng trong trường hợp nào?
Thay khớp háng nhân tạo sẽ giúp bệnh nhân giảm các cơn đau háng, cải thiện khả năng vận động và chế độ sinh hoạt của bản thân. Dưới đây là các trường hợp được bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật.
- Người bệnh đã thử và thực hiện trị liệu bằng các phương pháp khác nhưng không đem lại hiệu quả rõ rệt.
- Người bệnh bị gãy xương quanh khớp háng nhân tạo.
- Người bệnh bị nhiễm trùng sau khi thay khớp háng nhân tạo.
- Người bị gãy khớp háng nhân tạo hoặc mất chức năng cố định cơ học so với bình thường.
- Người bị tiêu xương tiến triển quanh phần khớp háng nhân tạo.
- Người bị lỏng khớp vô khuẩn: có thể lỏng ở ổ cối hoặc/ và lỏng ở đầu trên xương đùi.
- Người có tổn thương ở sụn khớp ở chỏm xương đùi và ổ cối. Cụ thể: thoái hóa khớp háng, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, chỏm xương đùi bị hoại tử,…
Các tổn thương và mức độ thoái hóa khớp háng sẽ được bác sĩ xác định dựa trên hình ảnh chụp X-quang Kellgren và Lawrence để quyết định khi nào nên tiến hành phẫu thuật cũng như trường hợp không được phẫu thuật thay khớp háng.
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chữa Đau Khớp Gối Bằng Gừng
Chống chỉ định thay khớp háng
Phẫu thuật thay khớp háng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, học tập và lao động của bệnh nhân. Đặc biệt là lớp trẻ cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định phẫu thuật để tránh trường hợp phải tiến hành phẫu thuật lại lần 2. Dưới đây là những trường hợp không được phẫu thuật thay khớp háng.
Chống chỉ định tuyệt đối – trường hợp không được phẫu thuật thay khớp háng
- Người bị nhiễm trùng khớp khi đang hoạt động
- Người bệnh bị nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng toàn thân
- Người bệnh mắc viêm xương tủy mãn tính
- Người bị mất xương nhiều sau khi cắt một khối u ác tính hoặc trường hợp không đủ xương dự trữ để cổ định lại khớp háng nhân tạo sau phẫu thuật
- Các bệnh thần kinh có liên quan đến khớp háng
- Các cơ quan quanh khớp bị liệt nghiêm trọng
- Người bị loãng xương nghiêm trọng. Bệnh này khiến xương trở nên giòn, dễ vỡ, không thể nâng đỡ cơ thể. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đề nghị nên thay khớp háng hay không để tránh các rủi ro xảy ra.
>> Xem thêm: Cách lựa chọn gối phù hợp cho người bị thoái hóa khớp háng và khớp gối
Chống chỉ định tương đối – trường hợp người bệnh nên cân nhắc có nên phẫu thuật thay khớp háng
- Người mắc nhiễm trùng khu trú. Cụ thể liên quan đến bàng quang hoặc da.
- Người có cơ mông nhỡ không đủ chức năng hoạt động.
- Người có xương dự trữ dễ mất, khó tái tạo lại hoặc không đủ ở phần đùi hoặc ổ cối.
- Người có các bệnh lý về xương tiến triển.
- Người đang trong giai đoạn thẩm mỹ răng. Các phẫu thuật liên quan đến xương răng nên được hoàn tất trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Người trẻ tuổi phải vận động, đi lại, tham gia các hoạt động nâng cao khiến xương háng nhân tạo chịu nhiều va chạm toàn lực.
- Người hút thuốc lá. Hàm lượng nicotin có trong thuốc lá sẽ làm tăng tỷ lệ biến chứng cao hậu phẫu thuật. Người bệnh nên cân nhắc hoặc cắt giảm số lượng sử dụng trước khi tiến hành ca mổ.
Với những thông tin về chống chỉ định thay khớp háng nhân tạo, Drknee hy vọng đã đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, giúp bạn có tiến trình phẫu thuật thay khớp háng thành công. Để biết chính xác bản thân có thể thực hiện phẫu thuật hay không, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và có phác đồ điều trị bệnh kịp thời.
>> Xem thêm: Chi Phí Thay Khớp Háng Nhân Tạo Có Cao Không? Có Được Hỗ Trợ Bảo Hiểm Y Tế Không?
>> Xem thêm: Thay Khớp Háng – Những Điều Bạn Cần Biết
>> Xem thêm: Trường Hợp Có Thể Thay Khớp Háng. Tìm Hiểu Về Các Trường Hợp Phù Hợp Để Thay Khớp Háng Và Lợi Ích Của Phẫu Thuật.