Đục Xương Sửa Trục Là Gì? 6 Điều Cơ Bản Về Đục Xương Sửa Trục

Đục Xương Sửa Trục Là Gì? 6 Điều Cơ Bản Về Đục Xương Sửa Trục

Đục Xương Sửa Trục Là Gì? 6 Điều Cơ Bản Về Đục Xương Sửa Trục

Một khi các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả trước tình trạng thoái hóa khớp nặng và biến dạng nhiều thì bạn có thể tham khảo phẫu thuật để giải quyết triệt để vấn đề. Một cách làm hiệu quả mà ít được biết đến là đục xương sửa trục. Hãy cùng DrKnee chúng tôi tìm hiểu tất tần tật mọi thông tin về phương pháp này qua bài viết dưới đây.

Dị dạng chân bẩm sinh gây ra nhiều điều không tốt
Dị dạng chân bẩm sinh gây ra nhiều điều không tốt

Khớp gối là một khớp lớn của cơ thể với cấu thành từ đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi và xương bánh chè. Các sụn khớp ở đầu xương tiếp xúc với nhau tạo thành diện khớp. Màng hoạt dịch phụ trách tiết dịch để bôi trơn ổ khớp, màng này lót mặt trong bao khớp – bọc kín từ đầu xương này đến đầu xương kia. Hệ thống dây chằng, gân xung quanh hỗ trợ ổn định ổ khớp thực hiện chức năng.

Một khi thoái hóa khớp gối tiến triển, quá trình hư tổn sụn, đầu xương dưới sụn xuất hiện, màng hoạt dịch thương tổn, khe khớp hẹp dần, gai xương thành hình,…Các vấn đề này sẽ gây đau nhức, khó khăn khi cử động và ảnh hưởng chất lượng sống. Thay đổi chế độ sinh hoạt, dùng thuốc kết hợp vật lý trị liệu sẽ cải thiện phần nào. Một khi các phương pháp bảo tồn kia thất bại, phẫu thuật được cân nhắc.

Đục xương sửa trục là gì?

Thế nào là đục xương sửa trục
Thế nào là đục xương sửa trục

Đục xương sửa trục giúp ích trong định hình và chỉnh trục xương hàm, khuỷu tay, cột sống, vai, hông, ngón chân,… nhưng phổ biến nhất phải kể đến điều trị khớp gối. Lần đầu tiên phẫu thuật được thực hiện là cuối những năm 1950 tại Châu Âu và năm 1960 tiến hành tại Hoa Kỳ. Ngày nay, mục đích đục xương sửa trục không chỉ điều trị thoái hóa khớp gối mà còn hỗ trợ chỉnh hình biến dạng chi.

Đục xương sửa trục (Osteotomy) là một phẫu thuật giúp thay đổi trục cơ học của chân bằng cách cắt bỏ hoặc thêm mảnh xương hình chêm ở xương chày hoặc xương đùi. Việc làm này giúp thay đổi trọng tâm của khớp gối, dời điểm tác dụng của trọng lực lên vị trí ngăn khớp lành, nhờ vậy mà giảm thiểu sức ép lên diện khớp tổn thương, ngăn chặn và làm chậm tiến trình thoái hóa.

Khớp gối bị tổn thương

Phẫu thuật Osteotomy thường được thực hiện với người dưới 60 tuổi thường hoạt động nhiều, thể trạng trung bình, không thừa cân béo phì. Mức độ thoái hóa nhẹ và vừa, chỉ khu trú ở ngăn trong hoặc ngăn ngoài khớp gối. Phương pháp này sẽ bảo tồn và chuyển điểm chịu lực lên ngăn lành, nơi chưa chịu thương tổn từ thoái hóa, đồng thời cải thiện vận động, giảm đau và lấy lại tầm vận động của khớp.

>> Xem thêm: Sóng Xung Kích Trong Điều Trị Bệnh Lý Cơ Xương.

Cơ chế hoạt động

Bình thường trục xương như thế nào?

Hình ảnh trục chân bình thường
Hình ảnh trục chân bình thường

Trục giải phẫu chi dưới là trục đi qua lòng tủy của xương đùi và xương chày. Trên thực tế và trong phẫu thuật đục xương sửa trục, người ta quan tâm đến trục cơ học chi dưới. Trục này là một đường thẳng nối từ tâm của chỏm xương đùi, đi qua giữa khớp gối đến giữa nếp gấp cổ chân. Khớp gối bình thường mở ra ngoài một góc 10 độ.

Vai trò của trục xương?

Trục chân bình thường giúp chúng ta đi lại vận động 1 cách tự nhiên, cử động gối uyển chuyển và linh hoạt, phân bố đều lực tác động của cả cơ thể lên khớp gối. Khi xoay trở, đổi hướng hoặc co duỗi, các góc độ vận động cũng được giới hạn nhờ trục xương để tránh quá tầm vận động cho ổ khớp. Ngoài ra trục chân thẳng giúp ta có dáng đi và dáng đứng đẹp mắt, có tính thẩm mỹ hơn.

Hình ảnh trục chân bất thường
Hình ảnh trục chân bất thường

Trục chân bất thường có thể là một điều kiện thuận lợi cho thoái hoá khớp hình thành và phát triển. Vì phân tán trọng lực không đều gây áp lực lên diện khớp, cử động khớp cũng không đúng tầm và góc cơ học do biến dạng gây ra. Về lâu dài sụn khớp hư tổn, mặt khớp biến dạng, khe khớp hẹp dần, đầu xương cọ xát gây đau, cứng khớp và hạn chế vận động.

Biến dạng trục của chi dưới khác nhau ở mỗi người. Là hình thái thường gặp, gối vẹo vào trong và tách nhau ra trong tư thế đứng thẳng, dân gian gọi là chân vòng kiềng. Ngược lại, chân chữ X là trường hợp hai đầu gối vẹo ngoài và sáp lại gần nhau, chân thì lại cách xa nhau. Cả hai đều gây ra gánh nặng cho khớp gối và cần được can thiệp bằng phẫu thuật đục xương chỉnh trục.

Chân bị biến dạng
Chân bị biến dạng

Dựa vào trục cơ học ở trên, người ta sẽ tính độ di lệch so với tâm của khớp gối để biết được tư thế biến dạng khớp. Nếu nó di lệch vào trong hơn 15mm, thì gối đó bị chân vòng kiềng, hay còn gọi là tư thế Varus, khi đó khe khớp bên ngăn gối trong bị thu hẹp. Còn nếu độ di lệch hơn 10mm về bên ngoài thì gối đó bị Valgus, chân hình chữ X, nghĩ nhiều đến sụn ngăn ngoài bị hư tổn, khe khớp hẹp.

Người ta sẽ kẻ hai đường thẳng vuông góc với trục cơ học đi qua mâm chày và lồi cầu xương đùi. Sự thay đổi góc tạo bởi trục cơ học với mặt khớp của lồi cầu ngoài xương đùi hoặc với mâm chày trong qua các đường trên cho phép ta nghi ngờ nguồn gốc gây biến dạng. Nguyên nhân gây ra có thể nằm ở xương chày hoặc xương đùi và cho ta định hình về vị trí can thiệp.

Tại sao đục xương sửa trục hiệu quả?

Sụn ​​trơn bao phủ các đầu xương ở khớp gối cho phép các xương di chuyển nhịp nhàng với nhau. Viêm xương khớp làm tổn thương và mài mòn sụn, tạo ra bề mặt thô ráp, các đầu xương dễ cọ vào nhau. Khi sụn mòn không đồng đều, nó sẽ thu hẹp không gian giữa xương đùi và xương chày, làm cho đầu gối cúi vào trong hoặc ra ngoài, tùy thuộc vào ngăn nào bị ảnh hưởng nhiều hay ít.

Để đảm bảo hiệu quả chỉnh hình, thao tác đục xương cũng sẽ căn cứ vào vị trí gây biến dạng nhiều nhất. Sau khi căn chỉnh và đo đạc dựa trên các trục xương, bác sĩ sẽ xác định vị trí đầu xương nào gây ảnh hưởng nhiều nhất đến biến dạng. Thông thường, nếu biến dạng Varus thì điểm đục sẽ nằm ở đầu gần xương chày. Còn chân Valgus thường đục ở đầu xa xương đùi.

Cân chỉnh và đo đạc trước khi phẫu thuật đục xương sửa trục
Cân chỉnh và đo đạc trước khi phẫu thuật đục xương sửa trục

Cắt bỏ hoặc thêm một xương chêm ở xương chày hoặc xương đùi dưới của bạn có thể giúp duỗi thẳng vòng cung, thay đổi góc độ trục cơ học và định hình lại phân tán lực lên diện khớp. Động tác này giúp chuyển trọng lượng của bạn sang ngăn không bị tổn thương và kéo dài tuổi thọ của khớp gối. Diện khớp ngăn tổn thương đỡ bị chèn ép và khe khớp mở rộng giúp giảm đau, lấy lại tầm vận động.

Tiến hành phẫu thuật đục xương sửa trục
Tiến hành phẫu thuật đục xương sửa trục

Phẫu thuật thường tiến hành từ 1 đến 2 giờ dưới gây mê hoặc gây tê tủy sống. Sau khi rạch một đường mặt trước gối, bác sĩ sẽ thao tác bắt đầu từ xương bánh chè. Việc dùng dây dẫn đường để vạch ra vị trí và kích thước chính xác theo tính toán ban đầu rất quan trọng. Việc tính toán góc độ và căn chỉnh được ước đoán trên phim Xquang và CT-scanner đã chụp từ trước.

Hình ảnh sau khi phẫu thuật
Hình ảnh sau khi phẫu thuật

Thao tác thuần thục với chiếc cưa trong tay, bác sĩ phẫu thuật nhanh chóng cắt dọc men theo đường dây định hướng, rồi đặt thêm hoặc cắt bỏ một mảnh xương chêm. Tất cả tùy thuộc vào tính toán và mục đích định hình chỉnh góc của bác sĩ. Sau đó, phẫu thuật viên sẽ chèn một chiếc đĩa hoặc đinh vít dùng để cố định phần xương đã can thiệp, ổn định vị trí đợi đến khi xương can đều và vết cắt lành.

>> Xem thêm: Siêu Âm Trị Liệu Và Điều Chưa Sáng Tỏ.

Chỉ định

Đối tượng chỉ định đục xương sửa trục
Đối tượng chỉ định đục xương sửa trục

Phẫu thuật đục xương chỉnh trục thường được áp dụng để điều trị cho các bệnh nhân mắc những bệnh lý ảnh hưởng đến trục của chân như:

  • Thoái hoá khớp gối
    • Mức độ tổn thương sụn khớp gối trong mức cho phép, chỉ thoái hoá 1 ngăn ( ngăn trong hoặc ngăn ngoài của khớp gối).
    • Người bệnh vẫn còn trẻ tuổi, còn lao động và làm việc.
    • Thoái hoá khớp gối đã gây đau, điều trị bằng thuốc không khỏi và có bằng chứng rằng phẫu thuật đục xương chỉnh trục sẽ mang lại hiệu quả.
  • Dị dạng chi dưới

Như thế nào là dị dạng chi dưới
Như thế nào là dị dạng chi dưới
    • Chân vòng kiềng với trục chân lệch nặng, ảnh hưởng tới việc đi lại.
    • Chân hình chữ X với trục chân lệch nặng, ảnh hưởng tới việc đi lại.
    • Gãy mâm chày có lệch trục đùi chày, ta có thể xem xét đục xương sửa trục.

Tác dụng, hiệu quả, hình ảnh

Đối với những bệnh nhân còn trẻ mắc thoái hóa khớp gối, và vị trí thoái hoá chỉ khu trú một ngăn( ngăn trong hoặc ngăn ngoài của khớp gối). Mức độ thoái hóa nhẹ và vừa, sụn khớp chưa hư tổn nhiều và khe khớp hẹp ít thì đục xương chỉnh trục có tác dụng lớn với bệnh nhân.

Các bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật đục xương sửa trục
Các bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật đục xương sửa trục

Ý nghĩa bảo tồn được đề cao khi bệnh nhân tận dụng tối đa được ngăn gối lành của mình. Vì phẫu thuật đục xương chỉnh trục sẽ giúp sửa lại trục cơ học của chi dưới, sửa lại trọng tâm chịu lực, chuyển lực tỳ đè từ ngăn gối thoái hoá nặng sang ngăn gối lành. Ngăn gối hư tổn cũng được giải phóng, mở rộng khe khớp và ít chịu lực hơn. Qua đó giúp giảm đau và làm chậm quá trình thoái hoá.

Đục xương chỉnh trục sẽ mang lại lợi ích về lâu dài. Thay khớp gối nhân tạo khi còn trẻ không được khuyến cáo do khớp nhân tạo có tuổi thọ nhất định và không thích hợp cho người vận động đi lại nhiều. Và nhờ bảo tồn khớp lành, bệnh nhân có thể vận động linh hoạt và không lo đau nhức đến khi khớp gối thoái hoá hoàn toàn thì việc thay khớp gối lúc này sẽ được áp dụng.

So với thay khớp gối bán phần cũng bảo tồn một ngăn, đục xương sửa trục khác nhiều điểm. Việc xâm phạm cắt xương và lắp ráp các mặt sụn thay thế là không cần thiết. Ít xâm phạm thì sẽ ít nguy cơ chảy máu, đau đớn và nhiễm trùng hơn. Khi thao tác can thiệp nhiều, khó tránh khỏi thương tổn xung quanh và khả năng cử động của khớp cũng không tự nhiên như động tác gấp duỗi khi đục xương.

đục xương sửa trục
Thay khớp gối bán phần

Đối với những bệnh nhân dị dạng chân bẩm sinh hoặc do thoái hóa khớp gối hay chấn thương, bệnh ảnh hưởng đến nhiều gây đau, thoái hóa khớp sớm, hỏng khớp, giảm khả năng vận động. Việc phẫu thuật thành công chữa hết tật cho bệnh nhân đem lại hy vọng hòa nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu nhiều nguy cơ sức khỏe sau này.

Lưu ý

đục xương sửa trục
Một số lưu ý
  • Không cần bất động sau mổ do xương được cố định chắc chắn bằng nẹp vít, cho nên ta có thể tiền hành luyện tập sớm.
  • Cần phải sử dụng nạng cho đến khi xương liền, chân vững mới thôi. Tùy thuốc vào việc đục chỉnh ở xương nào (đùi hay chày) , kỹ thuật mở hay khép, cố định xương bằng gì mà ta có thể tập tỳ đè ngày hoặc phải chờ 2 đến 3 tháng.
  • Việc đục xương chỉnh trục cho phép giảm đau và làm chậm quá trình thoái hoá khớp. Nhưng không ngăn chặn hoàn toàn quá trình, sụn khớp vẫn có khả năng bị phá huỷ và tiếp tục thoái hoá. Lúc này thời gian thoái hoá sẽ kéo dài hơn và có khi trở nặng nhanh hơn thoái hóa thông thường.
  • Sau khi đục xương chỉnh trục mà khớp vẫn thoái hóa thì có thể tiến hành thay khớp gối nhân tạo toàn phần. Hiệu quả đem lại là làm chậm thoái hóa, kéo dài thời gian sử dụng khớp gối lành trước khi đi đến phương pháp can thiệp cuối cùng.
  • Người bệnh nên được bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình tư vấn để quyết định cách điều trị, nên có những bằng chứng chính xác trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật.

Đục xương sửa trục có nguy cơ gì?

Biến chứng nguy hiểm nhất sau phẫu thuật đục xương sửa trục là không liền xương tạo khớp giả. Sau khi chêm vào hoặc lấy bớt xương ra để điều chỉnh trục xương, thì các xương sẽ được kết hợp bằng nẹp vít. Một vài lý do hy hữu gây nên tình trạng trên: nẹp vít cố định không vững, phá huỷ nhiều mạch máu trong lúc phẫu thuật, người bệnh suy dinh dưỡng, đái tháo đường, nghiện thuốc lá, đi lại sớm,….

Can xương chậm hoặc can lệch làm cho vị trí nối xương không liền lại theo vị trí giải phẫu. Làm cho thời gian bệnh nhân bất động lâu hơn, tốn thêm chi phí cho việc sinh hoạt và tập luyện, có khả năng sẽ phải mổ lại. Ngoài ra, đục xương chỉnh trục còn tiềm ẩn các biến chứng sau phẫu thuật như đau, máu tụ trong gối,nhiễm trùng, tắc mạch, loạn dưỡng thần kinh, …

đục xương sửa trục
Biến chứng sau khi phẫu thuật đục xương sửa trục

Vậy là sau khi đi từ khái niệm đến cơ chế, từ chỉ định đến hiệu quả, chúng tôi không mong gì hơn việc cung cấp cho độc giả cái nhìn khái quát và chuyên môn về phương pháp phẫu thuật đục xương sửa trục. Nếu bạn đang có vấn đề khó khăn khi vận động hay đau nhức mỏi khớp, còn chần chừ gì mà không liên hệ với phòng khám DrKnee để được thăm khám và tư vấn tận tình.

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00