Thoái hóa khớp là một bệnh phổ biến ở nước ta. Nó thường tiến triển chậm, có thể gây ảnh hưởng đến các khớp trong cơ thể, đặc trưng là tình trạng bào mòn sụn khớp, xơ cứng xương dưới sụn và hình thanh các gai xương. Khi người bệnh thất bại với các điều trị bằng thuốc hoặc bệnh tiến triển nặng lên thì phẫu thuật thay khớp nhân tạo là phương pháp ưu tiên để đưa người bệnh trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường.
Tại Việt Nam, kỹ thuật này đã được ứng dụng và phát triển trong hơn 40 năm, đến nay mỗi năm đã có hàng nghìn ca bệnh được thay khớp thành công. Phẫu thuật thay khớp mở ra cơ hội thoát khỏi cơn đau xương khớp dai dẳng cho người bệnh và giúp người bệnh hồi phục các hoạt động vận động bình thường.
Thay khớp nhân tạo là gì?
Phẫu thuật thay khớp nhân tạo là một quy trình ngoại khoa thay thế khớp nhân tạo cho khớp bị đau do tổn thương bệnh lý. Phẫu thuật này thường được chỉ định khi có tổn thương ở khớp, mà tổn thương này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày, học tập và lao động của người bệnh.
Đây được xem là phương pháp cuối cùng và mạnh nhất trong các phương pháp điều trị bệnh cơ xương khớp. Sau phẫu thuật người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường, cơn đau giảm một cách triệt để và khả năng sinh hoạt được thực hiện cách toàn diện nhất.
Có những loại khớp nhân tạo nào?
Tùy vào cấu tạo của loại khớp cần thay mà chúng ta có những đặc điểm và lưu ý cách thay khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều được quy về 2 loại đó là thay khớp toàn phần và thay khớp bán phần. Tùy thuộc vào loại và tình trạng hư hỏng của khớp mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định thay loại khớp nhân tạo nào cho phù hợp nhất có thể.
Thay khớp nhân tạo toàn phần
Đây là phương pháp người bệnh được thay thế toàn bộ khớp cần điều trị. Lý do được chỉ định có thể do người bệnh có sự tổn thương quá lớn hoặc rộng hết cả khớp điều trị, bị thoái hóa rất nặng hoặc bị hoại tử bởi một chấn thương nào trước đó.
Sau khi thay khớp toàn phần, người bệnh sẽ có sự hồi phục rất lớn về khớp đó, giúp cho người bệnh sinh hoạt bình thường và giảm hết các cơn đau trước đó.
Thay khớp nhân tạo bán phần
Đây là phương pháp người bệnh chỉ được thay thế một phần khớp trái hoặc phải, thay phần khớp bị tổn thương hoặc các chấn thương ảnh hưởng. Hoặc thay khớp bán phần cũng được chỉ định khi thể trạng người bệnh quá yếu, việc thay khớp toàn phần không thể đảm bảo được sức khỏe trong và sau phẫu thuật của người bệnh.
Ở những bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp nhân tạo bán phần, các sinh hoạt của người bệnh cũng sẽ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, chúng ta luôn lo lắng về phần còn lại của khớp chưa được thay và cần lưu ý để chăm sóc thật kỹ.
Thay chỏm (trong thay khớp háng nhân tạo)
Trong thay khớp háng toàn phần, phần xương và sụn bị tổn thương sẽ được cắt bỏ và thay thế chúng bằng các bộ phận cấy ghép thích hợp như:
Chỏm xương đùi bị tổn thương được bỏ và thay thế bằng chỏm kim loại. Chỏm kim loại được đặt vào giữa hõm xương đùi. Chỏm xương đùi có thể được cố định bằng xi măng hoặc “ép chặt” vào xương. Phần trên chỏm đặt một khối cầu bằng gốm hoặc kim loại. Chỏm xương đùi bị tổn thương đã được loại bỏ được thay thế bởi khối cầu này. Đó là trường hợp thay chỏm khớp háng.
Thay khớp một ngăn ở khớp gối
Có thể xếp trường hợp này vào thay khớp gối bán phần. Ở những người bệnh bị hư hỏng khớp một ngăn thì bác sĩ điều trị sẽ thực hiện việc thay khớp gối một ngăn đó, có thể ngăn bên ngoài hoặc ngăn bên trong. Những trường hợp này sẽ có thời gian phẫu thuật ngắn hơn so với thay khớp toàn phần, ngoài ra thời gian để người bệnh hoàn toàn bình phục cũng sẽ ngắn hơn rất nhiều.
Vật liệu nào để sử dụng trong phẫu thuật thay khớp nhân tạo?
Một khớp nhân tạo có thể có khối lượng khoảng từ 400 đến 510 gram, tùy thuộc vào khớp cần thay thế.
Có rất nhiều nước cũng như các hãng khác nhau trong và ngoài nước đều sản xuất vật liệu nhân tạo để thay khớp. Tùy vào vị trí của khớp, phần được thay mà chọn vật liệu cho phù hợp. Một số vật liệu được sử dụng không thay khớp nhân tạo như:
- Kim loại: Kim loại được sử dụng như Cobalt, Chromium hoặc titan,… những kim loại này hạn chế được sự oxy hóa trong thời gian, tuy nhiên nó cũng có sự hạn chế bởi có thể phát ra các tiếng, âm thanh khi vận động cho nên sử dụng hiện nay không còn nhiều nữa.
- Sứ: Đây là nguyên liệu giúp làm giảm độ màu mòn của khớp rất cao. Tuy nhiên, hực tế được sử dụng ít trong các trường hợp thay khớp nhân tạo bởi nó có nhược điểm đó là giá thành đắt hoặc có thể bị vỡ một ít trong các trường hợp hi hữu, hiếm gặp.
- Polyethylene: Sử dụng vật liệu này đảm bảo được độ mài mòn được giảm lớn, không bị ảnh hưởng và xuất hiện các âm thanh khi hoạt động cũng như không bị vỡ. Tuy nhiên giá thành của nó cũng sẽ mắc.
Từ các ưu nhược điểm của các vật liệu, chúng ta có thể thấy được việc sử dụng nguyên liệu là polyethylene được sử dụng phổ biến hiện nay. Thường có sự kết hợp giữa kim loại và polyethylene cũng là một phối hợp đem lại hiệu quả rất cao bơi giá thành được giảm, độ bền ổn định kèm theo đó là không tạo ra các tiếng kêu gây ảnh hưởng trong sinh hoạt người bệnh.
Cho nên, tùy thuộc vào các cơ sở khám chữa bệnh, tình trạng khớp của bệnh nhân mà bác sĩ điều trị và các chuyên gia y tế chọn lựa cũng như loại phẫu thuật thích hợp nhất cho người bệnh.
Khớp nào có thể thay khớp nhân tạo?
Như đã trình bày ở trên, phương pháp thay khớp nhân tạo áp dụng được nhiều trường hợp và đa phần là hư khớp, tổn thương do các nguyên nhân như thoái hóa, chấn thương,… Cho nên, việc thay thế khớp nhân tạo cũng thường xảy ra với các khớp dễ gặp các nguyên nhân đó như khớp gối, khớp hàng hoặc khớp vai. Bởi 3 khớp đó dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài rất nhiều.
Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo
Theo thời gian, khớp gối là khớp chịu tác động nhiều nhất trong cơ thể. Nó là nơi chịu ảnh hưởng, áp lực của cả bản thân của bạn. Khi bạn mang vác vật nặng, trọng lực đó cũng đè lên khớp gối, trong các trường hợp ngồi, đi lại không đúng cách thì khớp gối cũng là nơi bị chịu đựng. Cho nên, tỷ lệ khớp gối được phẫu thuật thay khớp nhân tạo cũng là cao nhất trong 3 khớp kể trên.
Một số nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hư khớp gối đó là sự thoái hóa khớp gối nghiêm trọng, sự chấn thương có thể do tai nạn hoặc lý do nào khác, … sau đó khớp gối vẫn phải hoạt động thường xuyên để đi lại, chịu lực cho nên sẽ gây đau đớn nhiều hơn cho vị trí này.
Khi thay khớp gối, những phần xương bị hư hại sẽ được tái tạo và thay mới, giúp các cơn đau của người bệnh được cải thiện và vận động tốt hơn rất nhiều.
Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo
Cũng như khớp gối, khớp háng được thay cũng do sự tổn thương nặng tại khớp háng, nó không chỉ mỗi ảnh hưởng đến sự đi lại, vận động mà còn gây ảnh hưởng lên tư thế nằm nghỉ, ngủ của bạn.
Nguyên nhân gây ra khớp háng cũng từ sự thoái hóa nghiêm trọng của khớp mà không điều trị kịp thời, sự sai lệch trong các tư thế bình thường và có thể do biến chứng của các chấn thương gặp phải.
Ở người bệnh được phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, cũng cần có sự lưu ý chăm sóc cẩn thận hơn bởi đây là phẫu thuật cần có sự tập liệu đi lại một cách chăm chỉ. Cần có bài tập và phối hợp tốt nhất giữ nhân viên y tế và người bệnh.
Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo
So với hai phẫu thuật ở trên, thoái hóa khớp vai cũng ít xảy ra hơn cho nên sự phẫu thuật cũng ít đi theo tỷ lệ. Một phần nguyên nhân bị thoái hóa khớp vai có lẽ do chế độ ăn uống và lúc ngồi sử dụng máy tính làm việc không đúng tư thế. Tuy nhiên, sự chăm sóc vẫn cần được chú ý.
Người bệnh được chỉ định thay khớp vai khi khớp vai bị hư hỏng nặng nè, thường được sử dụng khớp nhân tạo cáo gắn xi măng và không gắn xi măng. Người bệnh có thể bị thoái hóa khớp, chấn thương vai hay viêm khớp dạng thấp mà không còn phương pháp điều trị nào khác ngoài ngoại khoa thì được tiến hành phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo.
Có 2 loại thay khớp vai phổ biến là thông thường và thay thế vai đảo ngược. Thay khớp vai thông thường là thay theo giải phẫu học. Ở những sụn của chỏm xương cánh tay hay ổ chảo bị mòn thì được thay thế sụn mặt khớp. Còn thay thế vai đảo ngược là trường hợp bác sĩ sẽ dùng một loại khớp vai bình thường để tái tạo lại khớp đang bị tổn thương nặng, từ đó giúp cho sự vận động, chuyển động của khớp vai dễ dàng hơn.
Đĩa đệm nhân tạo
Sử dụng phương pháp này thường ở những người bị thoái hóa cột sống hoặc thoát vị địa đệm. Khi đó, các đĩa đệm nhân tạo được thay cho các đệm đã bị tổn thương trong cơ thể. Các ưu điểm, chức năng của các đĩa đệm này cũng sẽ như đĩa đệm bình thường ở con người giúp: chịu lực tốt, hỗ trợ việc cử động của cột sống cũng như hạn chế việc biến dạng nặng lên ở cột sống.
Đây là một phẫu thuật ngắn, nhanh chóng và người bệnh hồi phục thấy được một cách rõ rệt. Giúp bảo tồn được các đốt sống kề cạnh được ổn định hơn.
Khớp khác: khuỷu, cổ tay, cổ chân, ngón chân…
- Các khớp khác
Thay khớp khuỷu, cổ tay, cổ chân, ngón chân là nhóm khớp ít khi có ca phẫu thuật thay thế bởi sự chịu lực ở những khớp này không nặng nề như khớp gối hay háng. Chỉ khi nó thực sự biến dạng hoặc đau đớn không thể ngăn được thì sẽ thay khớp nhân tạo, phục hồi lại chức năng cho khớp khuỷu, cổ tay, cổ chân hay ngón chân, …
Ở các khớp cổ tay, ngón tay hay cổ chân, ngón chân thường được thay khớp nhân tạo bằng vật liệu là titan hoặc silicone. Có sự khác nhau giữa thay khớp gối hay khớp háng đó là ngoài thay bằng vật liệu nhân tạo thì có thể thay bằng chính gân của cơ thể bạn.
Nguyên nhân người bệnh bị hư khớp ở chân hay tay là bởi chịu áp lực nặng lên các khớp trong thời gian lâu dài, gây nên lớp sụn sẽ bị mài mòn theo năm tháng. Khi nặng lên bề mặt các khớp sẽ bị sưng tấy và khó hoạt động lại. Do đó, cần đến sự thay khớp nhân tạo.
Chỉ định thay khớp nhân tạo?
Một câu hỏi luôn đặt ra trong suy nghĩ của người bệnh bị viêm xương khớp đó là khi nào chúng ta cần thay khớp nhân tạo? Thực tế, việc thay khớp nhân tạo không bị giới hạn chỉ định quá mức, ở những người có sự thoái hóa khớp nặng, bị chấn thương làm khớp bị hư hỏng hoặc không thể đi lại được thì bác sĩ điều trị sẽ khuyến khích và chỉ định người bệnh phẫu thuật thay khớp.
Ở những người bệnh vẫn có thể đi lại được nhưng ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt như: mức độ và cơn đau diễn ra nhiều, tình trạng cứng khớp cũng như viêm xảy ra thường xuyên hơn, việc dùng thuốc chỉ đáp ứng tạm thời thì cũng có thể được khuyến khích thay khớp nhân tạo.
Ở những người trẻ tuổi, trung niên việc thay khớp nhân tạo cũng có thể xảy ra nếu thăm khám được mức độ nặng của bệnh hoặc mức độ tái tạo xương sụn mới không đáng kể.
Có thể tóm gọn lại những trường hợp có thể được chỉ định thay khớp gối như:
- Mức độ đau nghiêm trọng lên người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ sinh hoạt của họ.
- Tình trạng đau kéo dài quá lâu, các phương pháp điều trị khác như thay đổi chế độ lối sống, biện pháp dùng các thuốc giảm đau, bổ trợ và tiêm khớp không còn hiệu quả.
- Ảnh hưởng đến thời gian làm việc và giấc ngủ nghiêm trọng bởi đau, mệt mỏi.
- Những chấn thương do các va chạm quá nặng nè, sụn khớp không còn sử dụng được nữa.
- Nếu có trường hợp người bệnh đau ít nhưng trong phim chụp X-quang có thấy được khớp đã bị hư hại rất nhiều hoặc toàn bộ, sẽ có chỉ định thay khớp từ bác sĩ điều trị.
Thời gian sử dụng khớp nhân tạo?
Bởi sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, thông thường khớp nhân tạo có tuổi thọ khá cao, khoảng từ 15 đến 20 năm, hầu hết đến 80% người bệnh vẫn có thể xài đến 20 năm một cách bình thường.
Chúng không chỉ giúp giảm đau một cách triệt để mà còn giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống hoàn thiện trong vòng 20 năm. Các khớp nhân tạo được làm bằng nguyên liệu polyethylene nó giúp cho việc hoạt động giữa các khớp trơn tru và mượt hơn. Tuy nhiên, hãy tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ cũng như các chuyên gia, cùng tập luyện và có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, chăm sóc đúng cách và hợp lý sẽ giúp bạn góp phần đến sự thành công của việc thay khớp, tăng thời gian sử dụng khớp nhân tạo.
Kỳ vọng thực tế sau khi thay khớp nhân tạo
Sau khi thay khớp gối bằng khớp nhân tạo, một số kỳ vọng thực tế mà người bệnh có thể mong đợi:
- Giảm đau và tăng chất lượng cuộc sống: Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo thường giúp giảm đau đối với người bệnh, đặc biệt là trong trường hợp thoái hóa khớp nặng. Điều này có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, cho phép tham gia hoạt động hàng ngày một cách thoải mái hơn.
- Tăng khả năng vận động: Sau phẫu thuật, khớp nhân tạo giúp cải thiện sự linh hoạt và khả năng vận động của khớp, cho phép người bệnh thực hiện các hoạt động mà họ không thể làm trước đây do đau đớn hoặc hạn chế vận động.
- Tái thiết kế chức năng khớp: Khớp nhân tạo có thể tái tạo chức năng của khớp gối, giúp cải thiện sự ổn định và chức năng tổng thể của khớp.
- Giảm bớt sự phụ thuộc vào thuốc giảm đau: Một số người sau khi thay khớp gối bằng khớp nhân tạo có thể giảm sự phụ thuộc vào thuốc giảm đau hoặc chỉ cần sử dụng mức độ thuốc ít hơn so với trước phẫu thuật.
- Hồi phục nhanh chóng và trở lại hoạt động một cách nhanh chóng: Một số người có thể trở lại hoạt động thể chất và hoạt động hàng ngày một cách nhanh chóng sau quá trình hồi phục từ phẫu thuật.
Tuy nhiên, việc thay khớp gối bằng khớp nhân tạo không phải lúc nào cũng mang lại kết quả hoàn hảo. Có thể có những rủi ro như nhiễm trùng sau phẫu thuật, hồi phục chậm, hoặc không đạt được kết quả mong đợi. Mọi kỳ vọng cần phải được thảo luận và đánh giá kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật.
Quán trình phẫu thuật thay khớp nhân tạo
Quá trình phẫu thuật thay khớp gối bằng khớp nhân tạo, còn được gọi là phẫu thuật thay khớp gối, thường bao gồm các bước sau đây:
Chuẩn bị trước phẫu thuật:
- Đánh giá y tế: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn, kiểm tra xem bạn có các vấn đề y khoa nào cần chú ý không và chuẩn bị kế hoạch phẫu thuật dựa trên thông tin này.
- Tư vấn trước phẫu thuật: Bác sĩ sẽ giải thích về quá trình phẫu thuật, giải đáp các câu hỏi của bạn và hướng dẫn về những điều cần làm trước và sau phẫu thuật.
Phẫu thuật:
- Phẫu thuật: Bạn sẽ được đưa vào phòng phẫu thuật và được gây mê hoặc tê cục bộ. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt mở và thay thế khớp gối tự nhiên bị tổn thương bằng khớp nhân tạo được làm từ kim loại, nhựa hoặc cả hai.
- Điều chỉnh và kiểm tra: Bác sĩ sẽ điều chỉnh và kiểm tra việc đặt khớp nhân tạo để đảm bảo chúng hoạt động chính xác và không gây ra các vấn đề sau phẫu thuật.
Hồi phục sau phẫu thuật:
- Quản lý đau: Bạn sẽ được quản lý đau và được chỉ định thuốc giảm đau để giảm đau và không thoải mái sau phẫu thuật.
- Vận động sớm: Thường sau vài giờ hoặc ngay sau phẫu thuật, bạn sẽ được khuyến khích vận động nhẹ nhàng để cải thiện sự linh hoạt và kích thích sự phục hồi.
- Hồi phục và tập phục hồi chức năng: Bạn sẽ được hướng dẫn các bài tập và chương trình tập phục hồi chức năng để tăng cường cơ bắp xung quanh khớp và tái thiết kế chức năng của khớp gối.
- Theo dõi và kiểm tra: Bạn sẽ được theo dõi và kiểm tra thường xuyên sau phẫu thuật để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt và không gặp vấn đề gì không mong muốn.
Lưu ý rằng mỗi quá trình phẫu thuật có thể có những khác biệt nhất định tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người và phương pháp phẫu thuật được áp dụng. Thông tin chi tiết và hướng dẫn cụ thể sẽ được cung cấp bởi đội ngũ y tế trước và sau phẫu thuật.
Lưu ý khi có khớp nhân tạo
Chắc chắn rằng việc sử dụng khớp nhân tạo không thể nào hoàn chỉnh 100 % như khớp bình thường của chúng ta. Vậy nên luôn cần cẩn thận trong những sinh hoạt mạnh như khuân vác vật nặng, tư thế sai cách, tăng cân nặng hay chế độ dinh dưỡng không khoa học sẽ gây giảm tuổi thọ của khớp nhân tạo, cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc lỏng khớp hay mòn khớp nhân tạo đó.
Chúng ta cần có một chế độ tập luyện hợp lý, ăn uống đầy đủ và sinh hoạt khoa học để giúp ổn định khớp nhân tạo nhất có thể.
Hy vọng những thông tin mà phòng khám DrKnee chia sẻ trên đây giúp các bạn nắm được các thông tin tổng quan về phẫu thuật thay khớp nhân tạo. Để được tư vấn và thăm khám về các tình trạng sức khỏe của bạn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây: Phòng khám DrKnee, website: drknee.vn
Tài liệu tham khảo
- Chuyên sâu thoái hóa khớp gối – DrKnee
- https://en.m.wikipedia.org/wiki/Hip_replacement
- https://en.m.wikipedia.org/wiki/Hip_resurfacing
- https://orthoinfo.aaos.org/en/treatment/unicompartmental-knee-replacement
- https://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-osteoarthritis?search=artificial%20joint%20replacement&source=search_result&selectedTitle=8~150&usage_type=default&display_rank=8
- https://www.uptodate.com/contents/total-joint-replacement-for-severe-rheumatoid-arthritis?search=artificial%20joint%20replacement&source=search_result&selectedTitle=1~150&usage_type=default&display_rank=1
- Sonntag, R., Reinders, J., & Kretzer, J. P. (2012). What’s next? Alternative materials for articulation in total joint replacement. Acta biomaterialia, 8(7), 2434-2441.
- Wessinghage, D. (1991). Themistocles Gluck. 100 years artificial joint replacement. Zeitschrift Fur Orthopadie Und Ihre Grenzgebiete, 129(5), 383-388.
- https://benhvien108.vn/thay-khop-goi-%E2%80%93-nhung-ai-can-phai-mo.htm
- https://www.fvhospital.com/ban-can-biet/thay-khop-goi/
- https://bvnguyentriphuong.com.vn/chan-thuong-chinh-hinh/thay-khop-hang-nhan-tao-va-nhung-van-de-xoay-quanh