Lý Do Tại Sao Chúng Ta Sợ Phẫu Thuật? Những Nguy Cơ Nào Có Thể Xảy Ra Sau Phẫu Thuật?

Lý Do Tại Sao Chúng Ta Sợ Phẫu Thuật? Những Nguy Cơ Nào Có Thể Xảy Ra Sau Phẫu Thuật?

Lý Do Tại Sao Chúng Ta Sợ Phẫu Thuật? Những Nguy Cơ Nào Có Thể Xảy Ra Sau Phẫu Thuật?

Tại sao chúng ta sợ phẫu thuật? Có lẽ đối với người bệnh, việc lo lắng, căng thẳng trước phẫu thuật là một trong những vấn đề lớn. Có những trường hợp, họ có nỗi sợ trước phẫu thuật quá lớn gây nên một số triệu chứng như: tim đập nhanh hay buồn nôn. Cho nên, cần có lời khuyên cũng như sự tư vấn kỹ càng đối với người bệnh để họ có thể an tâm, giảm sự lo lắng để cuộc phẫu thuật diễn ra thành công tốt đẹp. Cùng phòng khám DrKnee tìm hiểu nhé!

Những nguy cơ nào có thể xảy ra sau phẫu thuật?

nguy cơ sau phẫu thuật

Với một cuộc phẫu thuật nào cũng có thể đem lại những mối lo ngại rất lớn đối với người bệnh và người thân của họ. Các nguy cơ và lo lắng này có thể là mức độ đau sau mổ của bệnh nhân, về tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ hay có huyết khối sau mổ và nặng hơn là tử vong. Tuy nhiên, với y học hiện đại ngày nay, những vấn đề mà mối lo ngại đó đã và đang được cải thiện rõ rệt.

Về đau sau mổ: Một sự thật là không phải người bệnh nào cũng có mức độ đau giống nhau, tùy vào tình huống, bệnh và tình trạng cơ thể mà mức độ đau cũng sẽ khác nhau. Từ những thang điểm đau được đánh giá trên từng bệnh nhân mà bác sĩ điều trị đưa ra được phương pháp, phác đồ cải thiện đau trên cá thể hóa người bệnh. Một số bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau dai dẳng (chiếm khoảng 10-50%), đó là dấu hiệu đau âm ỉ trong vòng 2 tháng sau phẫu thuật, trong đó có phẫu thuật khớp háng hay khớp gối. Ngay cả các nước đang phát triển mạnh, việc đau dai dẳng cũng chiếm đến 2% ở người bệnh sau phẫu thuật.

Về nhiễm trùng sau mổ: Đây là một vấn đề đang rất được quan tâm tại bệnh viện cũng như ở người bệnh. Đây là một trong những tình trạng nhiễm khuẩn cần được quan tâm kiểm soát nhất trong thực hành lâm sàng và chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật. Trên thế giới ghi nhận được có hơn 30 triệu bệnh nhân trải qua các thủ thuật, phẫu thuật mỗi năm.

Tại Việt Nam chúng ta, số lượng cuộc phẫu thuật được thực hiện trên khoảng 2 triệu bệnh nhân hằng năm với tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ rất thấp, khoảng 1 – 2%.  Ở những bệnh viện hay cơ sở khám chữa bệnh đều có sự chăm sóc tận tình kèm theo đó là chất lượng dịch vụ, phẫu thuật viên có đầy đủ kinh nghiệm, kháng sinh được sử dụng thích hợp thì tình trạng nhiễm trùng không còn là mối lo ngại đến người bệnh có ý định phẫu thuật.

Nhiễm trùng để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân do kéo dài thời gian nằm viện, giảm chất lượng cuộc sống, tăng tỷ lệ bệnh kèm, thời gian hồi phục chậm, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị của họ. Thêm vào đó, nhiễm trùng sau phẫu thuật còn được đánh giá là loại nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế tốn kém nhất, với chi phí ước tính là 3,3 tỷ đô la Mỹ và 1 triệu ngày điều trị nội trú bổ sung hằng năm. Trong khi đó, một vài nghiên cứu khác ở Việt Nam cho thấy nhiễm trùng sau mổ làm tăng gấp 2 lần thời gian nằm viện và chi phí điều trị trực tiếp.

Về huyết khối tĩnh mạch: Một số yếu tố có thể kể đến làm tăng nguy cơ huyết khối sau phẫu thuật như: Sự bất động hơn 72 giờ sau phẫu thuật, người bệnh có một số bệnh nền như: mang thai hay béo phì, thời gian phẫu thuật dài hơn 2 giờ,… tuy nhiên, tỷ lệ huyết khối đối với người phẫu thuật cũng rất thấp, nguy cơ này chỉ chiếm khoảng 0,01% ở người bệnh phẫu thuật.

Về tỷ lệ tử vong: Hầu hết rất ít nghiên cứu ghi nhận về tỷ lệ tử vong của bệnh nhân sau mổ. Nếu có thì nguyên nhân chính đó là do bệnh lý của bệnh nhân đã chuyển biến nặng. Trong số các trường hợp tử vong sau phẫu thuật thì tỷ lệ tử vong do nguyên nhân nhiễm trùng có xảy ra, tuy nhiên, số lượng là rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 0,001%.

Vì tất cả các lý do trên, cho thấy được hiệu quả điều trị của bệnh nhân phẫu thuật sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, về cá thể hóa người bệnh như: tuổi, bệnh mắc kèm, mức độ phức tạp của quy trình phẫu thuật, chăm sóc trước phẫu thuật và quan trọng nhất chính là chăm sóc xử trí hồi phục sau phẫu thuật. Có thể tham khảo về chăm sóc phẫu thuật dưới bảng sau:

Bảng 1. Chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật 

Tiền phẫu Phẫu thuật

Hậu phẫu

  • Tiên lượng các rủi ro liên quan
  • Đánh giá tình trạng và thuốc đang sử dụng
  • Phương pháp phẫu thuật
  • Kết hợp gây tê dưới màng cứng toàn thân và lồng ngực
  • Tối ưu hóa đường thở và thông khí
  • Kiểm soát đường huyết
  • Đánh giá lượng dịch phù hợp
  • Tránh hạ thân nhiệt
  • Sử dụng thuốc
  • Vận động sớm, dự phòng thuyên tắc do huyết khối tĩnh mạch
  • Các bài tập hồi phục
  • Kiểm soát đau
  • Chăm sóc sạch vết mổ
  • Thực hiện sớm nuôi ăn
  • Phát hiện sớm biến chứng

Các cơ sở khám bệnh và bác sĩ điều trị sẽ kiểm soát đau cho người bệnh sau mổ như thế nào?

kiểm soát đau sau phẫu thuật

Đau sau phẫu thuật là một triệu chứng phức tạp và đa yếu tố, đòi hỏi một cách tiếp cận chu đáo bằng cách sử dụng nhiều phương thức điều trị để có được kết quả tối ưu sau phẫu thuật. Tuy có nhiều nhóm thuốc giảm đau, việc điều trị hiệu quả cơn đau cấp tính sau phẫu thuật vẫn là thách thức cho các bác sĩ. Hiện nay, việc phối hợp các thuốc giảm đau với phương pháp đa mô thức đang được các bác sĩ sử dụng rộng rãi, kèm theo đó là một số bài tập vật lý trị liệu phù hợp với loại phẫu thuật và sự phục hồi của người bệnh.

Không chỉ là giúp người bệnh có thể sinh hoạt bình thường, có chất lượng cuộc sống tốt hơn thì về vấn đề đạo đức nghề nghiệp, các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ không thờ ơ với sự đau đớn của bệnh nhân, họ sẽ có những biện pháp điều trị hữu hiệu sau phẫu thuật.

Thực tế, việc đau sau mổ cũng không đáng lo ngại như chúng ta nghĩ. Bởi có thể kể đến những phương pháp điều trị như áp dụng tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu ngay sau mổ, máy chườm lạnh Game ready sau mổ cũng với sử dụng biện pháp gây mê sâu trong quá trình mổ thì gần như người bệnh sẽ không còn những cơn đau xuất hiện hay khó chịu nhiều. Ngoài ra, ở các bệnh viện hay phòng khám hiện nay, việc áp dụng những phương thức giảm đau trước, trong và sau phẫu thuật đã được triển khai mạnh mẽ, giúp người bệnh giảm đau hiệu quả nhất.

Sử dụng thuốc giảm đau hậu phẫu cần có hiệu quả cao, ít tác dụng không mong muốn. Kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật đầy đủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định thời điểm bệnh nhân có thể được xuất viện an toàn và giúp bệnh nhân sớm thực hiện được các hoạt động sinh hoạt bình thường, đảm bảo chất lượng cuộc sống sau khi người bệnh hồi phục.

Dưới đây là phương thức giảm đau kết hợp (đa mô thức) ở bệnh nhân phẫu thuật.

Phẫu thuật nhỏ

  • Thuốc tê tại chỗ.
  • Phong tỏa thần kinh ngoại vi với thuốc gây tê cục bộ.
  • NSAID/paracetamol đường uống hoặc đường tiêm.
  • Uống opioid kèm hoặc không kèm NSAID khi đau.

Phẫu thuật trung bình

  • Thuốc tê tại chỗ.
  • Phong tỏa thần kinh ngoại vi với thuốc gây tê cục bộ.
  • Bệnh nhân tự kiểm soát cơn đau (PCA) bằng morphin.
  • NSAID/Paracetamol đường uống hoặc tiêm.
  • Opioid tiêm một lần trong màng cứng hoặc ngoài màng cứng.

Phẫu thuật lớn

  • Thuốc tê tại chỗ.
  • Phong tỏa thần kinh ngoại vi với thuốc gây tê cục bộ.
  • Thuốc gây tê cục bộ ngoài màng cứng và opioid.
  • NSAID/Paracetamol đường uống hoặc tiêm.
  • Opioid (tiêm tĩnh mạch hoặc PCA).

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid và paracetamol đang rất được phổ biến sau phẫu thuật. NSAID và paracetamol rất hữu ích trong việc giảm liều opioid, do đó làm giảm tác dụng không mong muốn của opioid, rất hữu ích trong các cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ có thể gặp các tác dụng không mong muốn ở dạ dày, tim mạch, thận mà bệnh nhân được chỉ định các loại NSAID phù hợp. Paracetamol đường uống được dùng rộng rãi trong điều trị đau cấp tính mức độ nhẹ.

Khi người bệnh còn ở nội viện, paracetamol thường được dùng ở dạng tiêm. Liều tối đa của paracetamol là 4g/ngày. Ưu điểm chính của paracetamol so với NSAID là không có tác dụng không mong muốn liên quan đến kết tập tiểu cầu và sử dụng an toàn ở những bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng hoặc hen phế quản.

Các nghiên cứu quan sát đã xác nhận rằng cơn đau được kiểm soát kém có thể trì hoãn việc xuất viện sau phẫu thuật cấp cứu. Cải thiện khả năng kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật giúp tăng chất lượng cuộc sống và chức năng cơ thể trong thời gian sau phẫu thuật.

Ngoài ra các nghiên cứu cũng thấy được sự gia tăng cơn đau sau phẫu thuật có liên quan tới giảm chất lượng phục hồi của bệnh nhân trong giai đoạn hậu phẫu. Yếu tố quan trọng trong xử trí sau phẫu thuật là kiểm soát cơn đau liên tục để tăng khả năng vận động của bệnh nhân, giúp tập các bài tập phối hợp, cải thiện việc ăn uống ở bệnh nhân.

Tóm lại, có rất nhiều nỗi lo lắng của bệnh nhân, những tưởng tượng vô căn cứ làm cho tâm trạng người bệnh không ổn định tuy nhiên nó không đáng sợ như vậy, các bác sĩ và bệnh viện đã và đang kiểm soát vấn đề đau rất hiệu quả, hầu như rất ít người bệnh có cảm giác đau nhiều hay đau thường xuyên bởi đã có đủ phương pháp để hỗ trợ họ. Hơn hết, việc kiểm soát đau quá hiệu quả hiện nay còn giúp cho người bệnh kiểm soát được các nguy cơ còn lại như nhiễm trùng hay huyết khối tĩnh mạch.

>> Xem thêm: Một số lưu ý sau khi phẫu thuật thay khớp gối mà bạn nên biết

Các cơ sở khám bệnh và bác sĩ điều trị sẽ phòng ngừa và điều trị nếu nhiễm trùng cho người bệnh sau mổ như thế nào?

điều trị nhiễm trùng sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng như nhân viên y tế cần để ý cũng như chăm sóc cẩn thận để có thể tránh được tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tại cơ sở khám chữa bệnh sẽ làm giảm nguy cơ sau phẫu thuật đến 60% nhờ việc áp dụng đầy đủ các biện pháp kiểm soát phòng ngừa như khử khuẩn tay ngoại khoa, kiểm soát đường huyết của bệnh nhân, tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong buồng phẫu thuật và khi chăm sóc vết mổ,…

Đối với người bệnh, họ cần được phổ cập các dấu hiệu có thể gây nhiễm trùng để phát hiện sớm, kịp thời báo cho nhân viên y tế. Một số dấu hiệu nhiễm trùng như: một số biểu hiện lâm sàng của viêm nhiễm như: sưng, nóng, đỏ, đau tại vết mổ, hay có các dấu hiệu rõ hơn là chảy dịch mủ từ vị trí vết mổ.

Hầu hết với các tình trạng nhiễm trùng sau mổ đều được điều trị bằng kháng sinh để giải quyết tình trạng nhiễm trùng, giúp thời gian liền vết thương nhanh và hồi phục sức khỏe. Tùy vào vị trí nhiễm trùng, mức độ cũng như các tác nhân có thể gặp phải, bác sĩ của bạn sẽ đưa ra phương án điều trị tốt nhất, phù hợp nhất cho bạn.

Cho nên, bạn không cần quá lo lắng đến vấn đề nhiễm trùng sau mổ, tất cả đều có đội ngũ y bác sĩ chuẩn bị và quan tâm bạn. Với tỷ lệ nhiễm trùng rất thấp, kèm theo đó là sự kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh dự phòng rất tốt ở các bệnh viện thì việc nhiễm trùng rất ít và có thể nói sẽ rất hiếm có thể xảy ra. Hãy yên tâm và phẫu thuật nhé!

>> Xem thêm: Thông Tin Về Nhiễm Trùng Sau Phẫu Thuật Và Cách Xử Lý

Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật bằng cách nào?

phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật

Một vấn đề có thể gặp phải sau mổ đó là huyết khối tĩnh mạch. Đây là hiện tượng hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch của người bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có các chỉ định chống đông dự phòng như: Acenocoumarol, heparin, aspirin hay rivaroxaban, melagatran. Cho nên, với sự thăm khám hàng ngày của bác sĩ đới với người bệnh, kèm theo các thuốc có thể phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch, bạn có thể yên tâm, không cần lo lắng đến vấn đề này xảy ra. Đây là những thuốc bắt buộc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự uống dự phòng sau phẫu thuật.

Ngoài ra việc tăng cường hoạt động nhẹ nhàng, làm tăng lưu thông máu và giảm ứ đọng máu tĩnh mạch cũng giúp người bệnh tránh khỏi nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật.

Tóm lại, chúng ta không thể đảm bảo rằng việc phẫu thuật thành công và hồi phục 100%, nhưng phẫu thuật sẽ làm cải thiện và hồi phục bệnh lý của bạn. Với y học hiện đại ngày nay, bạn không cần lo sợ về những vấn đề đau, nhiễm trùng hay huyết tắc bởi các cơ sở khám chữa bệnh và các bác sĩ, nhân viên y tế luôn hỗ trợ, đảm bảo bạn thành công, hồi phục tốt nhất.

Tất cả các vấn đề đó đều có các phương pháp điều trị khác nhau phụ thuộc vào tình trạng cơ thể của bạn., đảm bảo rằng tất cả các nguy cơ để được phòng ngừa và kiểm soát được. Đau sau mổ hiện nay đã được các bác sĩ đã có rất nhiều phương pháp để giải quyết dứt điểm các cơn đau ngắn hay dai dẳng, giúp bạn giảm thiểu thời gian nằm viện, tăng thời gian hồi phục nhanh chóng, đồng thời cải thiện được chất lượng cuộc sống của bạn sau này.

Hy vọng những thông tin mà DrKnee chia sẻ trên đây giúp các bạn đủ an tâm trước phẫu thuật diễn ra. Để được tư vấn và thăm khám về các tình trạng sức khỏe của bạn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây: Phòng khám DrKnee, website:https://drknee.vn/.

>> Xem thêm về các loại phẫu thuật thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp háng,…

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00