Thoái hóa khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi nhiều hơn cả. Tùy vào cơ địa, lịch sinh hoạt và chế độ vận động mà bênh tình phát triển theo chiều hướng khác nhau ở mỗi người. “Thoái hóa khớp có chữa được không?” là câu hỏi được nhiều bệnh nhân đặt ra mỗi khi thăm khám bệnh. Để giải đáp cho câu hỏi này, xin mời bạn đến với bài viết bên dưới.
Thoái hóa khớp có chữa được không?
Giống như nhiều loại thoái hóa, lão hóa khác, thoái hóa khớp xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi đó, các sụn khớp bị tổn thương do ma sát. Tuổi tác càng cao, sức khỏe ngày càng sụt giảm, hệ xương khớp yếu đi và giảm dần các chức năng trong hệ vận động.
Thêm vào đó, một số tác nhân như chấn thương, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, làm việc nặng nhọc… làm cho quá trình thoái hóa này diễn ra sớm hơn. Nếu ai hỏi “Thoái hóa khớp có chữa được không?” thì câu trả lời đương nhiên là có. Song trong y học hiện đại vẫn chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Bời vì đây là quy luật lão hóa tự nhiên. Sự can thiệp của y học chỉ có thể làm chậm quá trình thoái hóa một cách tối ưu nhất.
Tuy nhiên, nếu được điều trị và phòng ngừa sớm thì bệnh sẽ ít ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và chất lượng cuộc sống. Ngược lại, nếu chúng ta không có ý thức chăm sóc, chủ quan với những biểu hiện ở giai đoạn đầu của bệnh mà không có biện pháp điều trị thì thoái hóa khớp sẽ có thể tiến triển nặng và gây ra các biến chứng biến dạng khớp, nguy cơ cao bị tàn phế, các hội chứng chèn ép dây thần kinh và tủy sống…
Cách giảm đau nhanh các cơn đau thoái hóa khớp
Mặc dù đã biết câu trả lời cho câu hỏi “Thoái hóa khớp có chữa được không?” và biết rằng thoái hóa khớp không thể điều trị triệt để nhưng nếu các cơn đau của bệnh đến khiến người bệnh khó chịu có thể áp dụng một số cách sau để giảm nhanh các cơn đau:
Sử dụng thuốc giảm đau
Nhóm thuốc chống viêm không steroid hoặc nhóm thuốc có chứa corticoid thường sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng để giảm đau nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa của người dùng, điển hình như đầy bụng, buồn nôn, gây viêm loét, chảy máu, tiêu chảy thậm chí là thủng dạ dày tá tràng…
Do đó, để sử dụng các loại thuốc này bạn phải tham khảo liều lượng mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định để tuân thủ theo đúng chỉ dẫn đó.
Chườm nóng
Nhiệt có tác dụng làm giảm các cơn đau mãn tính dai dẳng, loại bỏ những độc tố gây hại và sự căng cứng, khó chịu ở cơ. Chườm nóng là phương pháp có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giúp thư giãn cơ từ đó làm dịu các khớp bị cứng, các cơ bị đau.
Tuy nhiên, đối với các tình trạng có biểu hiện sưng, viêm, có mủ thì tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp này bởi vì có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, các công cụ chườm nóng cần có độ nóng vừa phải tránh gây bỏng da khi chườm.
Massage, xoa bóp
Thường xuyên xoa bóp các cơ và khớp bị thoái hóa có thể giúp làm dịu cơn đau khớp, cứng khớp, cải thiện các hoạt động của khớp giúp khớp cử động trơn tru, linh hoạt hơn. Khi massage, cơ thể hormone cortisol và các chất dẫn truyền thần kinh gây ra cảm giác đau.
Bên cạnh đó, xoa bóp cũng là phương pháp giúp tăng mức serotonin giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng người bệnh.
Nghỉ ngơi
Đây được xem là phương pháp tương đối hiệu quả giúp giảm đau xương khớp. Khi cơn đau do thoái hóa khớp xuất hiện, người bệnh cần nghỉ ngơi, vận động khớp nhẹ nhàng tránh tình trạng cứng khớp do nghỉ quá lâu.
Phương pháp giảm thiểu các triệu chứng thoái hóa khớp
Những cơn đau khớp có thể quay lại bất cứ lúc nào nên việc giảm thiểu các cơn đau và các triệu chứng thoái hóa khớp cần thực hiện các phương pháp điều trị lâu dài. Tham khảo một số cách dưới đây để có thể cải thiện sức khỏe xương khớp dài lâu, bạn nhé!
Thoái hóa khớp có chữa được không nếu tập thể dục thường xuyên?
Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe, giúp tăng sức đề kháng giúp duy trì cân nặng mà còn là phương pháp giúp máu lưu thông dễ dàng, tăng cường sức khỏe cơ bắp giúp sụn khớp khỏe mạnh hơn.
Các bài tập vận động phù hợp cho người bệnh thoái hóa khớp như đi bộ, xe đạp, yoga. Trước khi luyện tập cần thực hiện các bài tập khởi động nhẹ nhàng. Trong quá trình tập cần vận động bài tập phù hợp với tình trạng bệnh và không nên tập quá 30 phút.
Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ dinh dưỡng cân bằng đầy đủ dưỡng chất và khoa học chính là một tiền đề để bạn có sức khỏe tốt. Ngoài ra, bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp như vitamin D, omega 3 từ cá tươi,… cũng giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp.
Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng các thực phẩm bổ sung để tăng cường canxi, vitamin E, K. Điều này sẽ hỗ trợ hệ xương khớp phục hồi từ sâu bên trong.
Bài viết trên hy vọng đã giải đáp thắc mắc về thoái hóa khớp có chữa được không? Qua đó, Phòng khám DrKnee mong rằng bạn đọc sẽ có thể có được những thông tin hữu ích về phương pháp chăm sóc sức khỏe xương khớp. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!