Corticoid Được Xem Là Thần Dược – Cùng DrKnee Kiểm Chứng

Corticoid Được Xem Là Thần Dược – Cùng DrKnee Kiểm Chứng

Corticoid Được Xem Là Thần Dược – Cùng DrKnee Kiểm Chứng

Corticoid được coi là một trong những “thần dược” nằm trong hầu hết các phác đồ điều trị bệnh cơ xương khớp, với tác dụng chống viêm do đó làm giảm các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân một cách nhanh chóng. Hiện nay, ngoài đường dùng toàn thân, tiêm Corticoid tại chỗ càng thể hiện được những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên có phải cứ đau ở đâu là tiêm ở đó không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi đó.

Tác dụng chống viêm của corticoid

Corticoid hay còn gọi là glucocorticoid –  là các hormon của tuyến thượng thận, chúng được tiết ra từ các tế bào lớp bó của vỏ tuyến thượng thận hay hóa tổng hợp.

Corticoid

Tác dụng chống viêm của corticoid được thực hiện bởi nhiều cơ chế phức tạp, tác động vào nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm mà không phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm là gì. Vì vậy nó có tác dụng chống viêm mạnh. Chính vì tác dụng “thần kỳ” với khả năng chống viêm mạnh, do đó các triệu chứng cơ năng giảm một cách nhanh chóng nên việc sử dụng thuốc corticoid cũng trở nên ồ ạt và đại trà.

Hiện nay, corticoid được sản xuất dưới rất nhiều dạng như thuốc uống, tiêm tĩnh mạch, hay dạng xịt… Vì thế, việc sử dụng thuốc ở dạng nào phụ thuộc vào mục đích của người thầy thuốc.

Dưới dạng thuốc uống, hay dạng tiêm tĩnh mạch thì sau khi sử dụng, nồng độ corticoid trong máu sẽ đạt được một nồng độ nhất định có tác dụng chống viêm thông qua nhiều cơ chế phức tạp. Tuy nhiên để có khả năng chống viêm, thì lượng thuốc trong máu cần phải đạt một nồng độ nhất định. Việc tập trung tấn công vào một vị trí xác định mà ở đây là các tổ chức nghèo mạch máu nuôi dưỡng như các tổ chức xương khớp thì việc sử dụng corticoid đường dùng toàn thân đòi hỏi phải sử dụng với một liều lượng khá cao.

Corticoid

Điều đó cũng kéo theo hàng loạt các tác dụng không mong muốn của corticoid đối với cơ thể như các rối loạn về hình thể như lông rậm, xuất hiện nhiều vết rạn da, da mỏng, teo cơ, biến đổi về xương – cột sống, ảnh hưởng đến dạ dày, tim mạch…Ngoài ra việc sử dụng corticoid đường toàn thân cũng cần một khoảng thời gian nhất định để đạt được nồng độ mong muốn.

Chính điều này đã trở thành thách thức với các nhà khoa học cần phải khắc phục để làm sao có thể tận dụng hiệu quả và làm giảm các tác dụng không mong muốn này.

Tác dụng chống viêm mạnh khi tiêm corticoid tại chỗ

Corticoid

Vào năm 1950, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra liệu pháp tiêm corticoid tại chỗ. Phương pháp này có ưu điểm là có tác dụng mạnh hơn so với đường dùng toàn thân vì đưa trực tiếp thuốc vào vị trí tổn thương, do đó đủ sức để “đánh gục” được quá trình viêm đang ngoan cố chỉ với liều lượng thấp hơn nhiều so với đường dùng toàn thân

Corticoid

Do làm ức chế quá trình viêm mạnh tại vị trí tổn thương, nên làm giảm nhanh các triệu chứng cơ năng như giảm tình trạng đau đớn, giúp cho người bệnh vận động đi lại dễ dàng hơn. Vì vậy người bệnh có thể thấy sự thay đổi rõ rệt ngay chỉ từ những mũi tiêm đầu tiên

Tiêm corticoid tại chỗ có phải điều trị tận gốc?

Corticoid

Câu hỏi được đặt ra là, với tác dụng “thần kỳ” như vậy, tôi có cần phải sử dụng các thuốc khác để điều trị không?

Câu trả lời là có

Tiêm corticoid tại chỗ chỉ là một phương pháp điều trị hỗ trợ, chỉ điều trị được phần ngọn chứ không điều trị được gốc rễ của bệnh… Với một tác dụng ” thần kì” giảm đau một cách nhanh chóng khiến cho bệnh nhân lầm tưởng rằng bệnh đã được điều trị khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh chưa được giải quyết dứt điểm, mà thủ thuật tiêm corticoid tại chỗ cũng chỉ góp một phần vào trong cả quá trình điều trị. Nó như một liệu pháp ” bắc cầu” để giảm các triệu chứng khó chịu cho người  bệnh trong khi chờ các phương pháp điều trị toàn thân khác có tác dụng.

Corticoid

Vì vậy để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, cần phải thăm khám kỹ, chẩn đoán đúng bệnh, nguyên nhân gây bệnh để từ đó phối hợp các phương pháp điều trị, tùy vào từng giai đoạn, từng thời điểm mà đưa ra các hướng điều trị đạt được hiệu quả cao nhất.

Corticoid

Tiêm corticoid đã được cấp phép thực hiện ở Việt Nam chưa?

Corticoid

Hiện nay, tại Việt Nam phương pháp này đã được triển khai và thực hiện tại nhiều cơ sở y tế. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tính ưu việt của nó so với đường toàn thân, làm cải thiện tình trạng đau và hoạt động của khớp.

Tuy nhiên, sử dụng liệu pháp tiêm corticoid để giảm đau trong các bệnh cơ xương khớp thường chỉ được chỉ định với trường hợp các bệnh nhân đã được sử dụng các thuốc giảm đau thông thường hay kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng mà các triệu chứng không suy giảm

Một số chỉ định của tiêm corticoid trong điều trị giảm đau như :

  • Các bệnh lý phần mềm cạnh khớp như: Viêm gân Achille, ngón tay lò xo, viêm điểm bám gân lồi cầu trong…
  • Các bệnh lý khớp viêm như: Viêm khớp mạn tính không do nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, tràn dịch khớp không do nhiễm khuẩn…
  • Các bệnh liên quan đến thoái hóa khớp như: Thoái hóa khớp gối,..
  • Đau thần kinh tọa,…

Chống chỉ định trong trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn hay chưa loại trừ được nhiễm khuẩn, viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn – nhiễm nấm tại vị trí tiêm hoặc gần vị trí tiêm…

Cần phải cân nhắc tiêm giảm đau corticoid vào khớp và phần mềm quanh khớp với các trường hợp đang có các bệnh lý nội khoa chưa kiểm soát tốt, khi đó cần xem xét giữa lợi ích và nguy cơ để tư vấn và  lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh

Ưu điểm và hạn chế của tiêm corticoid

Sử dụng tiêm corticoid có thể mang lại một số lợi ích nhất định nhưng cũng đi kèm với một số rủi ro. Dưới đây là các ưu điểm và rủi ro khi sử dụng tiêm corticoid:

Ưu điểm:

  • Giảm viêm và đau: Corticoid tiêm có thể cải thiện triệu chứng viêm nhiễm ở các khớp gối và giảm đau một cách hiệu quả.
  • Tác động nhanh chóng: Thuốc có thể có tác động nhanh chóng sau khi tiêm, giúp giảm đau và sưng nhanh hơn so với việc sử dụng các dạng thuốc khác như thuốc uống.
  • Mục tiêu trực tiếp: Thuốc được tiêm trực tiếp vào vùng bị viêm, giúp tác động trực tiếp và nhanh chóng vào vấn đề.
  • Hiệu quả trong điều trị viêm: Có thể giúp kiểm soát triệu chứng và giảm viêm tại các vùng cụ thể mà thuốc tiêm được chỉ định.

Rủi ro:

  • Rủi ro nhiễm trùng: Nguy cơ nhiễm trùng tại điểm tiêm, mặc dù hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.
  • Tác động phụ: Một số tác động phụ có thể bao gồm đau hoặc sưng tại vị trí tiêm, hoặc đôi khi có thể gây ra phản ứng dị ứng.
  • Sử dụng lâu dài: Sử dụng corticoid tiêm lâu dài có thể tăng nguy cơ các tác động phụ như giảm sức đề kháng, loãng xương, hoặc tăng huyết áp.
  • Hạn chế số lần tiêm: Có hạn chế về số lần tiêm corticoid có thể được thực hiện do nguy cơ tiềm ẩn cho khớp.
  • Tác động hệ thống: Thuốc có thể gây ra tác động không mong muốn đối với hệ thống cơ thể nếu sử dụng lâu dài hoặc liều lượng cao.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là corticoid tiêm, luôn tốt nhất là thảo luận và tuân theo hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ sẽ đưa ra các lựa chọn điều trị phù hợp và hướng dẫn về việc sử dụng an toàn và hiệu quả của thuốc.

Đau đâu tiêm đó – Đúng hay Sai?

Corticoid

Tiêm corticoid tại chỗ là một thủ thuật an toàn, có hiệu quả tốt nếu được tiêm đúng chỉ định,đúng quy trình. Do đó việc việc “đau đâu tiêm đó” không phải là sai nhưng không được lạm dụng.

Hiện nay, tình trạng bệnh nhân đau ở khớp nào tiêm vào khớp đó khá phổ biến tuy nhiên  hậu quả để lại rất nặng nề như gây viêm khớp nhiễm khuẩn, teo cơ, hoại tử khớp….

Việc thực hiện đúng chỉ định và quy trình của Bộ Y Tế  sẽ giúp người bệnh vừa giảm đau, giúp việc vận động các khớp sẽ dễ dàng hơn vừa an toàn vừa đạt được hiệu quả trong điều trị.

Đạt được hiệu quả cao khi được sử dụng đúng thuốc

Trên thực tế, hiện nay có 3 loại thuốc thường được sử dụng trong tiêm khớp và phần mềm cạnh khớp bằng chế phẩm có bản chất là corticoid đó là Diprospan, Depo – medrol , Hydrocortison acetat được Bộ Y Tế cấp phép sử dụng. Các thuốc này đều đã được nghiên cứu và thấy có sự khác biệt về thời gian tác dụng, do đó số mũi tiêm và khoảng cách giữa các mũi tiêm cũng khác nhau.

Tuy nhiên người bệnh cần phải được biết loại thuốc khi được tiêm vào cơ thể của mình.Vì rất nhiều trường hợp tiêm các thuốc không có chỉ định tiêm vào khớp để chống viêm giảm đau như vitamin B12, hay các thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Các thuốc này không những không có tác dụng giảm đau, mà còn làm hoại tử các tổ chức quanh khớp như đứt dây chằng, viêm bao hoạt dịch …

Vì vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, tránh những hậu quả không mong muốn.

Hy vọng những thông tin mà phòng khám DrKnee chia sẻ ở trên đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi “Corticoid có phải thần dược – đau đâu tiêm đó”. Mong rằng những kiến thức trên đã giúp các bạn có những cái nhìn tổng quát về những ưu việt của phương pháp sử dụng corticoid đường tại chỗ trong việc điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp.

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00