Bài tập thoái hoá khớp vai khá quan trọng với những người có vấn đề về bệnh xương khớp. Theo nghiên cứu hiện nay có đến 1/3 người trên 60 tuổi gặp vấn đề xương khớp. Tình trạng thoái hóa khớp vai hiện đang có xu hướng trẻ hóa bởi nhiều nguyên nhân.
Thoái hóa khớp vai là gì? Hậu quả của tình trạng này?
Khớp vai là bộ phận bao gồm xương cánh tay, xương bả vai, xương đòn liên kết. Khớp vai được xem là khớp hoạt động nhiều nhất của cơ thể. Khớp bả vai cần đến sự giúp đỡ từ các nhóm cơ khác và gân, dây chằng.
Thoái hóa khớp vai sẽ gây hạn chế khả năng vận động của cánh tay. Tình trạng thoái hóa kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sinh hoạt thường ngày. Bạn có thể gặp khó khăn với những hoạt động như với tay lấy đồ, đánh răng, chải đầu…Bởi vậy những bài tập thoái hóa khớp vai có ý nghĩa quan trọng giúp bạn hạn chế tình trạng này.
Tình trạng thoái hóa này còn có thể gây gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến cảm xúc. Những cơn đau thường bùng phát vào ban đêm, khiến sức khỏe suy giảm đáng kể.
Dấu hiệu của người gặp vấn đề về thoái hóa khớp vai
Một số người bệnh xuất hiện chỉ 1 dấu hiệu hay biểu hiện nhất định. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải nhiều biểu hiện cùng lúc.
Đau vai và đau bả vai
Thoái hóa khớp vai dẫn đến những cơn đau bả vai ở sâu bên trong các khớp xương vai. Những cơn đau từ nhẹ nhàng sau sẽ chuyển đến dồn dập và dữ dội hơn. Lâu dần các bệnh nhiên có thể bị đau ngay cả khi biên độ chuyển động bình thường, nhẹ nhàng.
Nhiều người gặp phải hiện tượng đau từng cơn, đau âm ỉ vào ban đêm. Điều này gây gián đoạn đến giấc ngủ và sự thoải mái của người bệnh. Nhiều người xuất hiện tình trạng nóng rát ở vùng vai hoặc sưng đỏ. Đau khớp vai cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo các khớp bị lão hóa. Tình trạng trên cũng thường xuyên gặp ở người bệnh có vấn đề ở khớp gối hoặc khớp háng.
Sưng đỏ phần xương bả vai
Tình trạng ma sát, cọ xát giữa các đầu xương, khớp vai có thể gây kích thích phản ứng viêm. Điều này dẫn đến những mô mềm xung quanh sưng tấy lên. Ngoài sưng tấy, người bệnh có thể cảm thấy đỏ và nóng rát ở bả vai.
Có tiếng lạo xạo ở vai khi hoạt động hay làm việc liên quan đến phần vai
Lớp sụn khớp vai khi thoái hóa sẽ bị bào mòn dần. Điều này khiến các đầu xương lộ ra. Các khớp xương ma sát với nhau khiến người bệnh thấy những tiếng lạo xạo khi xoay vai, hoạt động. Bạn dễ dàng cảm nhận được những âm thanh lạo xạo, lục cục trong bả vai rất đặc trưng.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
Người mắc bệnh thoái hóa xương khớp có thể bởi nhiều lý do khác nhau. Người mắc bệnh chủ yếu bởi 1 số vấn đề sau:
- Do chấn thương: Thoái hoá khớp vai do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp,…Những người thường xuyên tập các bài tập về thể thao bóng chày, tennis,…Đây là những đối tượng rất dễ gặp chấn thương thể thao.
- Do tuổi tác: Theo thời gian, năm tháng sức khỏe xương khớp sẽ yếu dần đi. Điều này khiến xương bả vai rất dễ dàng bị thoái hoá, thương tổn. Bạn sẽ thấy quá trình bào mòn sụn khớp phát triển rõ ràng sau tuổi 50. Tình trạng xuất hiện ở nam giới nhiều hơn do thường xuyên vận động thể lực quá sức.
- Do tình trạng dị tật bẩm sinh: Tình trạng dị tật bẩm sinh có thể làm nguy cơ trật khớp bả vai tăng lên. Điều đó góp phần dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp vai tiến triển nhanh hơn.
- Các bệnh viêm khớp: Viêm khớp dạng thấp, Viêm khớp do bệnh gút, viêm khớp nhiễm trùng tác động lớn đến khớp vai.
- Do tình trạng béo phì: Tình trạng thừa cân (béo phì)có khả năng tác động đến khớp vai. Cân nặng quá tải sẽ góp phần vào sự phát triển của quá trình thoái hoá nhanh chóng.
- Do di truyền: Bệnh thoái hoá khớp vai cũng có nguyên nhân do yếu tố di truyền. Trong gia đình bạn có người có người thân bị viêm khớp bạn sẽ có khả năng mắc bệnh từ sớm. Yếu tố di truyền liên quan đến quá trình bào mòn lớp sụn khớp vai.
Bài tập thoái hoá khớp vai hiệu quả nhất cho bạn
Những bài tập thoái hóa khớp vai giúp giải phóng áp lực đè lên vai hiệu quả. Những bài tập vật lý trị liệu liên quan đến khớp vai có ý nghĩa rất quan trọng với người bệnh.
Bài tập gập người với con lăn
- Đồ dùng cần chuẩn bị: 1 tấm thảm trải sàn và con lăn nhỏ tập yoga.
- Tư thế chuẩn bị: Bạn ngồi quỳ và dùng lực đè lên trên gót chân. Dùng 2 tay đặt lên con lăn giãn cơ với tư thế nằm ngang.
- Từ từ gập người hạ thấp trọng tâm xuống gần mặt gàn. Dùng 2 tay trượt lên con lăn đều để giãn cơ vai nhẹ nhàng. Bạn nên thực hiện động tác 4 lần 8 nhịp mỗi ngày để phần khớp vai được thả lỏng. Bài tập sẽ giúp nâng tầm vận động gấp và duỗi phần trước của khớp vai.
Bài tập giãn cơ ngực nhỏ
- Bạn cần nằm sấp xuống mặt sàn, sau đó đưa 1 tay sang ngang, kéo căng cơ thể.
- Tay còn lại đẩy người nhô cao lên so với sàn rồi cuộn vai và ghì chặt xuống. Bạn cố gắng giữ nguyên tư thế trong khoảng 5s.
- Tác dụng của bài tập: Cơ thể có khả năng duỗi dạng ngang vai tốt hơn và bền bỉ hơn.
Bài tập xoay trong khớp vai
- Tư thế chuẩn bị: Người bệnh cần đứng thẳng sau đó gập khuỷu tay lên. Cánh tay còn lại thả lỏng và vòng ra phía sau.
- Đồ dùng cần chuẩn bị: 1 sợi dây dài có thể kéo giãn.
- Thực hiện động tác: Người bệnh cầm dây kháng lực xoay cẳng tay vào trong. Từ từ thả lỏng và kéo căng sợi dây nhờ sức của cánh tay.
- Tác dụng của bài tập xoay trong khớp vai: Bài tập làm ổn định bộ chóp xoay lâu dần sẽ khiến ổn định khớp vai.
Những phương pháp hỗ trợ và điều trị thoái hoá khớp vai có ý nghĩa rất quan trọng với người bệnh. Tại phòng khám Drknee, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn và đưa ra liệu trình phù hợp. Tại đây, ngoài việc điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, các bệnh nhân sẽ được chăm sóc nằng những bài tập hữu ích. Với những bệnh nhân có vấn đề nghiêm trọng, phẫu thuật sẽ là phương án cuối cùng.
Chúng tôi vừa gửi đến bạn những bài tập thoái hóa khớp vai hiệu quả. Tại phòng khám Drknee, việc điều trị tận gốc, hiệu quả luôn được ưu tiên hàng đầu. Tại phòng khám Drknee. Đặc biệt, khâu giải quyết các vấn đề của bệnh nhân diễn ra với quy trình nhanh gọn, thân thiện, chuyên nghiệp. Điều trị sớm bệnh lý thoái hóa khớp vái giúp người bệnh sớm tìm lại niềm vui trong cuộc sống