Nội tiết tố trong loãng xương đang là vấn đề được nhiều chị em quan tâm, nhất là ở lứa tuổi mãn kinh. Vào độ tuổi trung niên, khi mật độ xương giảm, tất cả chúng ta đều phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Những năm gần đây, bệnh này đang được nhiều người quan tâm hơn. Một trong những yếu tố dẫn đến quá trình loãng xương là sự suy giảm hormone nội tiết tố estrogen ở phụ nữ. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm thông tin về vai trò nội tiết tố trong loãng xương nhé!
Loãng xương là gì?
Loãng xương là căn bệnh xương phổ biến nhất, tình trạng xương mỏng dần, giòn hơn, dễ tổn thương và bị gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ. Ngoài ra, gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào. Trong đó, thường gặp là gãy xương cột sống, xương cẳng tay và xương đùi. Đây là bệnh lý xuất hiện âm thầm, mạn tính và cần nhiều thời gian để điều trị.
Đối với phụ nữ, ở độ tuổi trên 50 thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn nam giới do cấu tạo xương nhỏ, mỏng.
Đặc biệt, khi mãn kinh, nội tiết tố trong xương càng xuất hiện nhiều khi hormone nội tiết tố estrogen trong cơ thể phụ nữ thay đổi ảnh hưởng tới tế bào khung xương. Ngoài chức sinh sản ở nữ giới, estrogen còn có vai trò trong việc bảo vệ xương, giúp xương chắc khỏe.
Phân loại loãng xương
Theo nguyên nhân, đo loãng xương được chia làm 2 loại: Loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.
Loãng xương nguyên phát
Là loại hình do quá trình lão hóa gây nên tình trạng mất cân bằng giữa quá trình hủy xương và tạo xương, kết quả là thiếu sản xương. Trong đó, có 2 loại loại loãng xương nguyên phát thường gặp:
- Loãng xương sau mãn kinh: Thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 50 – 55, đã mãn kinh. Nguyên nhân là do giảm nội tiết tố ở phụ nữ.
- Loãng xương tuổi già: Xuất hiện ở cả nam và nữ, độ tuổi khoảng trên 70 tuổi. Nguyên nhân là do tới tuổi và tình trạng mất cân bằng tạo xương.
Loãng xương thứ phát
Thường xác định nguyên nhân rõ ràng. Sự khởi phát của tình trạng bệnh này chủ yếu liên quan đến các bệnh mạn tính trong cơ thể hoặc thói quen sử dụng thuốc không đúng. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:
- Bệnh nội tiết: Cường giáp, đái tháo đường, bệnh to đầu chi,…
- Bệnh tiêu hóa: Có tiền sử cắt dạ dày, thiếu dinh dưỡng, bệnh gan mãn tính,…
- Bệnh ung thư: Mắc bệnh đa u tủy xương (Kahler).
- Bệnh di truyền: Bệnh nhiễm sắc tố sắt, các bệnh lý di truyền khác,…
- Các trường hợp sử dụng corticoid, heparin.
- Mắc các bệnh lý cột sống.
Dấu hiệu của bệnh lý loãng xương
Trong giai đoạn đầu của bệnh lý, thông thường không có triệu chứng đau hoặc các dấu hiệu khác. Nhưng khi xương đã yếu do loãng xương, sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sau:
- Đau lưng, nếu nặng có thể gãy hoặc lún xẹp cột sống.
- Giảm chiều cao vĩnh viễn kèm theo tư thế gù.
- Gãy cột sống, xương chậu, cổ tay hoặc các xương khác.
- Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa.
- Xuất hiện các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
>> Xem thêm: Loãng Xương Ở Người Cao Tuổi
Vai trò của nội tiết tố trong loãng xương
Thiếu hụt estrogen được chứng minh là một trong những nguyên nhân làm giảm mật độ xương. Hiện tượng này xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt không đều trong giai đoạn quanh mãn kinh. Ở giai đoạn tiền mãn kinh, mỗi một năm tăng lên 2,5% và mật độ xương có thể giảm 0,13% mỗi năm khi mãn kinh.
Estrogen làm nhiệm vụ ngăn chặn chuyển hóa xương và giữ ổn định mức độ tạo xương, đồng thời giảm số lượng và tuổi thọ của tế bào hủy xương. Do đó, khi tiền mãn kinh, giảm nồng độ estrogen dẫn đến giảm mật độ xương và giảm độ bền vững của xương, gây ra tình trạng mất xương, loãng xương.
Điều trị khi thay đổi nội tiết tố trong loãng xương
Cùng với tuổi tác, canxi cũng giảm theo ở phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh. Đây là căn bệnh rất phổ biến, phụ nữ nên thường xuyên có lịch thăm khám định kỳ nhằm ngăn chặn và có biện pháp điều trị kịp thời giúp giảm tỷ lệ loãng xương, kéo dài tuổi thọ và sự trẻ trung.
Liệu pháp vận động
Siêng tập thể dục, thể thao, vận động cơ thể,… là biện pháp hiệu quả để giúp hạn chế quá trình loãng xương. Bạn nên lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng của mình, cố gắng mỗi ngày duy trì tập khoảng 30 phút/lần với 5 ngày/tuần sẽ giúp hỗ trợ sức bền cho xương và cơ bắp.
Liệu pháp sử dụng thuốc
Cần có sự hướng dẫn, theo dõi chặt chẽ của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Có thể sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp các nhóm để ức chế sự tiêu xương và tăng khối lượng xương. Bạn nên bổ sung nhiều Vitamin D và calcium để hấp thụ canxi tốt nhất.
Liệu pháp thay thế hormone
Khi áp dụng cho phụ nữ mãn kinh, liệu pháp này sẽ giúp tăng mật độ xương đáng kể (tăng 3 – 5% ở xương sống sau 3 năm điều trị). Tuy nhiên, cần lưu ý đặc biệt tác dụng phụ của thuốc và nhất định phải có hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Trong quá trình ăn uống, để điều trị khi thay đổi nội tiết tố trong loãng xương, bạn nên bổ sung canxi qua các thực phẩm như:
- Sữa và các sản phẩm của sữa chua, pho mát.
- Các loại cá, nhất là cá mòi, cá thu (nên dùng cả xương).
- Các loại rau củ: súp lơ xanh, cải xoăn, hạt đậu nành.
Mỗi ngày, ngoài những dưỡng chất kể trên, bạn cũng cần được bổ sung đầy đủ thêm nhiều nhóm chất khác như tinh bột (lúa mì, gạo, ngô,…), các loại vitamin và chất khoáng (vitamin A, C, magie, sắt, kẽm,…) giúp tăng sức đề kháng và làm giảm những tác động của tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.
>> Xem thêm: Ăn Uống Cho Người Bị Loãng Xương
Chúng ta vừa tìm hiểu về vai trò của nội tiết tố trong loãng xương. Hy vọng Phòng khám Dr Knee đã giúp bạn có thêm thông tin về bệnh lý loãng xương ở phụ nữ mãn kinh và các cách phòng ngừa và điều trị bệnh. Nếu cần tư vấn thêm về cách điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh thì bạn đừng ngần ngại mà liên hệ ngay cho Phòng khám Dr Knee để được tư vấn tận tình nhé!