Tại sao phải đo loãng xương? Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp ở những người lớn tuổi. Bệnh lý này diễn tiến một cách âm thầm và thường không có triệu chứng rõ ràng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới nhiều hậu quả vô cùng nguy hiểm như gãy xương khiến người bệnh tàn phế, mất khả năng lao động, thương tật suốt đời. Hôm nay, hãy cùng Phòng khám Dr Knee tìm hiểu thêm thông tin về đo loãng xương nhé!
Đo loãng xương (BMD) là gì?
Loãng xương được định nghĩa là sự rối loạn chuyển hóa cơ xương làm giảm khối lượng xương, thay đổi vi cấu trúc xương trở nên giòn hơn và tăng nguy cơ gãy xương. Việc chẩn đoán loãng xương dựa vào đo lường loãng xương (BMD – Bone Mineral Density) giúp xác định chính xác tình trạng loãng xương và có biện pháp điều trị kịp thời. Hiện nay, có nhiều phương pháp để đo loãng xương, trong đó đo chất lượng xương DEXA là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương.
Đo chất lượng xương (DEXA) là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán loãng xương
Đo chất lượng xương DEXA (Dual Energy X-ray Absortiometry) là một dạng công nghệ dùng tia X cường độ nhỏ để đánh giá mật độ cấu trúc xương. DEXA cung cấp thông tin chính xác về mật độ khoáng của xương, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe xương.
Nguyên lý của phương pháp đo loãng xương DEXA
Phương pháp DEXA sử dụng một nguồn tia X kép có năng lượng thấp, ảnh hưởng ít tới cơ thể, đi qua vùng xương cần được đo mật độ xương. Vì tia X bị hấp thụ đi khi qua xương nên khi tia X đi qua mô mềm và mô xương, mô xương nào có độ đậm càng cao thì lúc này tia X đi xuyên qua mô đó càng thấp. Ngược lại nếu mật độ xương thấp thì tỷ lệ tia X đi xuyên qua sẽ càng cao. Dựa vào đó có thể tính toán được mật độ xương trong từng vùng khác nhau.
>> Xem thêm: Đục Xương Sửa Trục Là Gì? 6 Điều Cơ Bản Về Đục Xương Sửa Trục
Ứng dụng của phương pháp đo loãng xương DEXA trong thực tiễn
- Đo thành phần cấu trúc cơ thể (các khối cơ, mỡ, xương), các chuyển hóa cơ bản.
- Phát hiện các bệnh liên quan đến việc mất dần Canxi, khiến xương trở nên mỏng và dễ bị gãy hơn, phát hiện nguy cơ loãng xương.
- Chẩn đoán mức độ loãng xương và dự đoán nguy cơ loãng xương trong tương lai.
- Đánh giá và theo dõi kết quả trong quá trình điều trị loãng xương.
Ưu điểm nổi bật khi đo loãng xương bằng phương pháp DEXA
- Thực hiện đơn giản, nhanh chóng trong vòng 15 – 20 phút và không xâm lấn, không cần gây mê.
- An toàn: Cường độ tia X cực kỳ thấp, ít hơn 1/10 liều chụp X quang ngực tiêu chuẩn và ít hơn tiếp xúc với bức xạ tự nhiên trong một ngày nên rất an toàn cho người bệnh cũng như nhân viên thực hiện.
- Chính xác: Là tiêu chuẩn “vàng” để đo loãng xương và chuẩn đoán nguy cơ gãy xương hiện nay, cho ra kết quả với độ chính xác cao.
- Đo loãng xương giúp đưa ra quyết định có cần điều trị loãng xương hay không và được sử dụng để theo dõi hiệu quả của điều trị.
- Phương pháp đo loãng xương DEXA được áp dụng rộng rãi giúp thuận tiện cho cả bệnh nhân và bác sĩ trong việc kiểm tra mật độ xương.
- X-quang thường không có tác dụng phụ trong kỹ thuật đo loãng xương DEXA SCAN.
- Đối với các phương pháp đo loãng xương thông thường khác chỉ đo được tại một điểm trên cơ thể,nhưng phương pháp đo loãng xương DEXA SCAN cho phép quét toàn bộ cơ thể (cột sống lưng và cổ xương đùi 2 bên), từ đó có thể đo loãng xương được tỷ lệ các khối cơ, khối mỡ, khối xương của cơ thể và đánh giá tình trạng chuyển hóa cơ bản.
Chỉ định đo loãng xương bằng phương pháp DEXA
Theo Hội loãng xương Mỹ (NOF: National Osteoporosis Foundation) các đối tượng sau đây có chỉ định đo chất lượng xương (hay đo loãng xương):
- Nữ ≥ 65 tuổi và nam ≥ 70 tuổi.
- Nữ mãn kinh và nam từ 50 – 69 tuổi, có các yếu tố nguy cơ loãng xương.
- Nữ mãn kinh và nam ≥ 50 tuổi, có gãy xương trước đây ở tuổi trưởng thành.
- Đang theo dõi và điều trị loãng xương.
>> Xem thêm: Mức Độ Nguy Hiểm Của Loãng Xương: Phòng Và Điều Trị
Các loại máy đo loãng xương
Hiện nay trên thị trường phổ biến hai loại máy DEXA scan: Máy DEXA trung tâm và máy DEXA ngoại biên. Tùy vào nhu cầu chẩn đoán mà lựa chọn thiết bị đo phù hợp:
- Máy đo trung tâm: Là những thiết bị lớn có thể đo độ đậm xương trục như cột sống và xương chậu.
- Máy đo ngoại biên: Là thiết bị nhỏ hơn, có thể di chuyển được, dùng để đo độ đậm xương ngoại vi như cổ tay, gót chân hoặc ngón tay.
Các vị trí đo
Ở tất cả bệnh nhân thông thường nên đo mật độ xương tại 2 vị trí là cột sống thắt lưng tư thế trước sau và xương vùng hông (bao gồm cổ xương đùi) bên không thuận. Trong một số trường hợp có thể đo ở vị trí đầu dưới xương cẳng tay, bao gồm:
- Mật độ xương ở vùng cột sống thắt lưng hoặc xương vùng hông không thể phân tích được.
- Cường cận giáp.
- Bệnh nhân béo phì (khối lượng cơ thể vượt quá giới hạn của bàn đo).
Tại mỗi vị trí đo, các vùng khảo sát sẽ khác nhau:
- Tại vị trí cột sống thắt lưng, vùng khảo sát là các đốt sống L1-L4 ở tư thế trước sau, nếu đốt sống nào có bất thường về cấu trúc hoặc bị ảnh giả thì loại ra không phân tích, nhưng tối thiểu phải còn lại 2 đốt sống. Các đốt sống sẽ bị loại ra nếu người đọc quan sát thấy có bất thường rõ ràng về cấu trúc trên ảnh chụp, hoặc có chỉ số T chênh lệch trên 1,0 so với các đốt sống khác. Dựa trên các đốt sống còn lại, kết quả cuối cùng sẽ được tính toán ra. Nếu chỉ còn 1 đốt sống có thể phân tích được thì phải dựa vào mật độ xương đo ở những vị trí khác.
- Tại xương đùi, chỉ có 2 vùng khảo sát được công nhận trong chẩn đoán loãng xương là vùng cổ xương đùi và toàn bộ xương đùi, người ta sẽ sử dụng chỉ số T thấp nhất trong 2 vùng khảo sát này để chẩn đoán loãng xương. Có thể đo xương đùi ở cả hai bên. Đối với đầu dưới xương cẳng tay, người ta sử dụng tay không thuận để đo mật độ xương để chẩn đoán.
>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Bệnh Loãng Xương Và Cách Điều Trị
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Sau khi bệnh nhân được đo loãng xương bằng phương pháp DEXA, trị số mật độ xương thu được sẽ được máy tính toán để cho ra 2 chỉ số T và Z-score:
- Chỉ số đo loãng xương T được dùng để so sánh mật độ xương của bệnh nhân được kiểm tra với mật độ xương cao nhất của dân số.
- Chỉ số đo loãng xương Z được dùng để đánh giá xem đối bệnh nhân được kiểm tra có “bình thường” so với độ tuổi hay không. Chỉ số đo loãng xương này rất hữu ích, nó gợi ý cho chẩn đoán loãng xương thứ phát vì sự mất xương nhiều, nếu Z- score nhỏ hơn – 1,5 gợi ý rằng có những yếu tố bất thường tác động vào sự mất xương.
Dựa vào chỉ số đo loãng xương T-score mà bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán:
- Xương bình thường: T- score ≥ – 1, tức là lượng chất khoáng xương (BMD) của người được đo bằng hoặc trên – 1 so với giá trị trung bình của người trưởng thành trong độ tuổi 20 – 35 tuổi của cộng đồng.
- Thiếu xương (Osteopenia): – 1 > T- score > – 2,5, tức là BMD của người được đo trong khoảng – 1 đến – 2,5 so với giá trị trung bình của của người trưởng thành trong độ tuổi 20 – 35 tuổi của cộng đồng.
- Loãng xương (Osteoporosis): T – score ≤ – 2,5, tức là khi BMD của người được đo bằng và dưới ngưỡng -2,5 so với giá trị trung bình của người trưởng thành trong độ tuổi 20 – 35 tuổi của cộng đồng.
- Loãng xương nặng: T-score ≤ -2,5 và bệnh nhân có tiền sử hoặc hiện tại có một hay nhiều vị trí gãy xương.
Ngoài ra, chẩn đoán loãng xương không áp dụng đối với những người dưới 20 tuổi mà chỉ chẩn đoán mật độ xương có bị thấp hơn so với lứa tuổi của bệnh nhân hay không.
>> Xem thêm: Khám Cơ Xương Khớp Tại TP Hồ Chí Minh Ở Đâu Tốt Nhất?
Đo loãng xương uy tín tại Phòng khám Dr Knee
Hiện nay, Phòng khám Dr Knee đã nổi danh bấy lâu nay là một địa chỉ mà người bệnh có thể yên tâm đặt niềm tin vào thực hiện đo loãng xương sớm. Phòng khám được trang bị và luôn cập nhật toàn bộ là những máy móc phục vụ đo loãng xương thế hệ máy đời mới và tiên tiến vì thế sẽ cho ra kết quả nhanh chóng và chính xác cao. Hơn nữa, tại đây chúng tôi tự hào sở có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác thông qua những hình ảnh thu được.
Với hơn 10 năm tuổi nghề, Bác sĩ Nguyễn Tuấn Định từng đảm nhiệm vị trí điều trị tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM và công tác tại các đơn vị y tế lớn khác như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Giao thông 5. Là Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM, Bác sĩ nội trú Bệnh viện Chợ Rẫy.
Ý nghĩa của việc đo loãng xương
Loãng xương hiện nay là một vấn đề về y tế và xã hội của mọi quốc gia do tần suất loãng xương trong cộng đồng tương đương với tần suất mắc bệnh tim mạch và ung thư. Mặc dù loãng xương diễn biến thầm lặng, nhưng có thể gây nên hậu quả nặng nề như gãy xương, từ đó người bệnh sẽ bị tàn phế, mất khả năng lao động, giảm tuổi thọ, gia tăng gánh nặng lên xã hội….
Áp dụng kỹ thuật đo mật độ xương DEXA giúp cho bác sĩ nhận định được mô xương nào của người bệnh có độ khoáng thấp, từ đó đánh giá chính xác tình trạng loãng xương và giúp xác định được nguy cơ gãy xương của người bệnh.
- Đối với những người trị số chẩn đoán nằm trong ngưỡng loãng xương: cần có những biện pháp điều trị phù hợp để ngăn ngừa gãy xương.
- Đối với những người trị số chẩn đoán nằm trong ngưỡng bình thường: không nên chủ quan vì mật độ xương giảm đi theo độ tuổi. Để phòng ngừa đúng bệnh và đạt hiệu quả cao, bạn nên thực hiện kiểm tra xương thường xuyên 2 năm/lần khi nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ (trên 45 tuổi, tiền mãn kinh…) hoặc theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
- Đối với các trường hợp người bệnh sử dụng thuốc steroid liều cao, thời gian kiểm tra có thể rút ngắn thành mỗi 6 tháng/ lần để xem xét tác dụng của thuốc và một số vấn đề khác liên quan đến tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu có dấu hiệu đau nhức xương, mỏi khớp hoặc dễ bị chấn thương do va chạm nhẹ, lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và cần đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Đo mật độ xương là phương pháp được sử dụng để chẩn đoán tình trạng loãng xương ở người. Đo loãng xương để kiểm tra tình trạng loãng xương và phát hiện sớm có thể giúp tránh được những nguy cơ chấn thương ở xương.
Hy vọng bài viết về việc đo loãng xương của Phòng Khám DrKnee đã có thể giúp các bạn có thêm kiến thức về loãng xương cũng như phương pháp đo mật độ xương. Nếu có bất kì thắc mắc gì thêm về đo loãng xương, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho Phòng khám DrKnee để được tư vấn bạn nhé!