Loãng xương là căn bệnh âm thầm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta. Mỗi năm trên thế giới ước tính có đến 200 triệu người mắc phải bệnh này. Loãng xương biến chuyển từ từ nhưng để lại hậu quả nặng nề như nứt xương, lún đốt sống, gãy xương,… Đó chính là lí do mà bất cứ ai cũng nên biết rõ về mức độ nguy hiểm của loãng xương để chữa trị kịp thời. Phòng Khám Dr Knee đã giúp bạn nhận biết và hiểu rõ hơn mức độ nguy hiểm của loãng xương, từ đó các các biện pháp phòng tránh qua bài chia sẻ dưới đây.
Bệnh loãng xương là gì?
Cấu trúc xương gồm canxi, protein và collagen, tất cả tạo thành khối chắc chắn giúp xương cứng khỏe. Dựa vào các thông số của cấu trúc xương, tính chất cơ bản, tốc độ chuyển hóa, độ khoáng hóa, mức độ tổn thương tích lũy của xương để đánh giá chất lượng xương.
Loãng xương (hay còn gọi là osteoporosis) là tình trạng chuyển hóa làm giảm protein và lượng canxi dẫn tới khối lượng xương trên một đơn vị thể tích cũng giảm đi, từ đó suy giảm cấu trúc bộ xương.
Cấu trúc bên trong xương
Khi chất lượng xương bị giảm mạnh, trở nên giòn và yếu; chỉ cần va chạm nhẹ, cúi xuống hoặc ngã có thể dẫn tới gãy xương hoặc gây những chấn thương nhỏ ở cột sống lưng, cổ tay, thắt lưng và khớp háng.
Có hai loại loãng xương phổ biến:
- Loãng xương nguyên phát gồm loãng xương sau mãn kinh và loãng xương tuổi già. Đây là sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương do quá trình lão hóa gây nên.
- Loãng xương thứ phát là loại loãng xương xuất phát từ một số bệnh mãn tính như đái tháo đường, gan mạn tính, viêm khớp dạng thấp,… hoặc sử dụng các loại thuốc corticoid, heparin, thuốc lợi tiểu lâu ngày.
>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Bệnh Loãng Xương Và Cách Điều Trị
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương
Có nhiều yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, đặc biệt những người có độ tuổi trên 50 đều có khả năng bị loãng xương. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp xuất hiện ở người trẻ tuổi mắc bệnh này do một số nguyên nhân như:
- Theo nghiên cứu, dựa vào giới tính thì phụ nữ dễ bị loãng xương hơn so với nam giới. Nồng độ estrogen thấp do kinh nguyệt không đều, hoặc bước vào thời kỳ mãn kinh. Nữ giới sinh đẻ nhiều, nuôi con bằng sữa mẹ mà không bổ sung chất Protein và Canxi để bù đắp lại.
- Bệnh di truyền do tiểu sử gia đình có ba hoặc mẹ bị loãng xương.
- Ít tập thể dục, hoạt động ngoài trời, ngồi văn phòng thường xuyên do tính chất nghề nghiệp.
- Mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, cường giáp,…
- Sử dụng nhiều bia, rượu, thuốc lá, cà phê,… làm giảm hấp thụ canxi ở đường tiêu hóa và tăng lượng thải canxi qua đường thận.
- Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hụt vitamin D và canxi.
>> Xem thêm: Tìm hiểu tràn dịch khớp gối – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Triệu chứng của bệnh loãng xương
Thông thường, ở giai đoạn đầu bệnh loãng xương không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể không biết về mức độ nguy hiểm của loãng xương cho đến lúc xương yếu đi gặp những va chạm như trẹo chân, té ngã hoặc va đập.
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh loãng xương:
- Thường xuyên đau nhức ở các đầu xương, mỏi dọc ở các phần xương dài, cảm giác đau toàn thân như bị châm chích. Cơn đau chuyển biến nặng hơn về đêm.
- Bị còng lưng khi đi lại, vẹo cột sống và giảm chiều cao.
- Người bệnh có cảm giác ớn lạnh, bị chuột rút thường xuyên hoặc tê chân tay, sụt cân, vã mồ hôi bất thường.
- Có các dấu hiệu như đau thắt ngang cột sống, đau một bên hoặc hai bên mạn sườn. Co cơ, cứng khớp, co rút cơ khi thay đổi tư thế, thường thì những triệu chứng này sẽ thuyên giảm khi được nghỉ ngơi.
Nếu mức độ nguy hiểm của loãng xương không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì các hậu quả của loãng xương gây ra rất nặng nề. Nguy hiểm nhất là dẫn đến rạn, nứt hoặc gãy xương.
>> Xem thêm: 5 triệu chứng thoái hóa khớp gối giúp bạn có thể phòng ngừa
Mức độ nguy hiểm của loãng xương
Khi mắc bệnh loãng xương, nhẹ có thể dẫn đến thương tật, nặng có thể bị tàn phế không thể đi lại và phụ thuộc vào mỗi người khác nhau, thậm chí có những ca dẫn đến tử vong. Gãy xương không chỉ gây đau đớn, biến dạng cơ thể mà còn làm mất khả năng vận động, trở thành gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.
Theo số liệu thống kê, khoảng 20% người mắc bệnh loãng xương khi bị gãy xương dẫn đến tử vong, hậu quả gãy xương gây tàn tật vĩnh viễn chiếm đến 50%. Một con số không nhỏ để thấy được mức độ nguy hiểm của loãng xương, rất đáng để mọi người quan tâm về phòng và điều trị bệnh.
Một số triệu chứng nguy hiểm khác của loãng xương như biến dạng cột sống, gù vẹo cột sống. Những trường hợp bị loãng xương đốt sống ngực dẫn đến biến dạng lồng ngực, ảnh hưởng đến việc hít thở.
Bên cạnh đó, bệnh nhân loãng xương còn tăng nguy cơ mắc các biến chứng về tim mạch, viêm phổi, hô hấp, tắc mạch chi,… do thường xuyên điều trị, nằm bất động vì nứt xương, gãy xương nên cần đi khám để biết mức độ nguy hiểm của loãng xương để điều trị đúng lúc.
Có một số trường hợp, gãy xương cột sống xảy ra ngay cả khi không va chạm. Lúc này, xương đốt sống yếu đến mực bị xẹp xuống, dẫn đến giảm chiều cao, đau lưng, khòm người về phía trước và vẹo cột sống.
Bị gãy xương ở vùng khớp háng gây nên biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh loãng xương. Mức độ nguy hiểm của loãng xương cho thấy tỉ lệ dẫn đến thương tật cao và có nguy cơ tử vong trong năm đầu tiên sau té ngã chấn thương.
>> Xem thêm: Tham Khảo Top 10 Loại Thuốc Trị Đau Khớp Gối Của Mỹ Tốt Nhất
Các phương pháp phòng ngừa bệnh loãng xương
Chế độ ăn uống khoa học
Cần có chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ canxi, khoáng chất và vitamin D. Lựa chọn nguyên liệu thực phẩm tươi sạch. Các thực phẩm như cua, cá, sữa, tôm,… có chứa nhiều canxi. Vitamin D từ ánh nắng mặt trời, có nhiều trong cá hồi, lòng đỏ trứng, hàu, dầu gan cá tuyết,… Những thực phẩm giàu khoáng chất như rau xanh, đậu, thịt, bơ, ca cao,…
Lượng canxi dung nạp vào cơ thể tùy theo độ tuổi. Với trẻ em dưới 15 tuổi là 600 – 700mg/ngày. Trẻ trên 15 tuổi và người lớn là 1000mg/ngày. Người trên 50 tuổi nhu cầu canxi đáp ứng là 1200mg/ngày.
Chế độ tập luyện giúp giảm mức độ nguy hiểm của loãng xương
Có kế hoạch tập luyện thể lực ngoài trời, thường xuyên vận động để cơ bắp dẻo dai, hệ xương chắc khỏe. Tăng cường hệ tim mạch, hô hấp. Việc thể dục thể thao ở mức độ vừa phải, không nên quá sức. Đồng thời có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá và sử dụng rượu bia, chất kích thích thường xuyên có thể làm giảm mức độ nguy hiểm của loãng xương.
>> Xem thêm: Tìm Hiểu Một Số Loại Thuốc Uống Được Sử Dụng Trong Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối
Khám sức khỏe đo mật độ xương để biết mức độ nguy hiểm của loãng xương
Ở độ tuổi trung niên hoặc từng bị gãy xương khi té ngã, nên đi kiểm tra sức khỏe. Khuyến khích tất cả phụ nữ, dù tình trạng xương thế nào, từ độ tuổi mãn kinh nên kiểm tra loãng xương để biết được mức độ nguy hiểm của loãng xương sớm.
Khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp, hay bị chuột rút, tê chân tay, ớn lạnh ở các cơ,… cần đi khám ngay để phát hiện bệnh loãng xương sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Không được tự ý mua thuốc giảm đau, việc lạm dụng thuốc Corticoid có thể để lại hậu quả nặng nề, làm mức độ nguy hiểm loãng xương khó kiểm soát và trở nên nặng hơn.
Phòng tránh té ngã giảm mức độ nguy hiểm của loãng xương
Trong một số tình huống va chạm, té ngã vô cùng nguy hiểm với người mắc bệnh loãng xương. Vì thế trong sinh hoạt hằng ngày, mọi người nên cẩn thận tránh té ngã.Sử dụng loại giày dép có đế chống trượt, hạn chế di chuyển ở nền đất trơn, nhiều đá, sỏi. Để ý đến người lớn tuổi, không nên để họ đi ra ngoài một mình, thiết kế ánh sáng đầy đủ trong khu vực nhà ở.
Người mắc bệnh loãng xương nên duy trì việc thăm khám định kỳ, sau 1 – 2 năm đo lại mật độ xương. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được mức độ tiến triển của bệnh, qua thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Hy vọng, thông qua bài viết trên đây có thể giúp bạn có được những thông tin hữu ích về mức độ nguy hiểm của loãng xương, từ đó có những phương pháp phòng và điều trị bệnh loãng xương phù hợp. Để phát hiện sớm tình trạng bệnh này, bạn có thể đặt lịch khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín chất lượng.
Phòng Khám DrKnee tự hào là phòng khám có nhiều năm kinh nghiệm tìm ra mức độ nguy hiểm của loãng xương và chữa trị thành công cho bệnh nhân, bên cạnh đó phòng khám được trang bị máy móc, thiết bị chẩn đoán hiện đại cùng đội ngũ tư vấn tận tình và chuyên nghiệp.