Tìm Hiểu Về Các Loại Thuốc Điều Trị Loãng Xương Tốt Nhất Hiện Nay

Tìm Hiểu Về Các Loại Thuốc Điều Trị Loãng Xương Tốt Nhất Hiện Nay

Tìm Hiểu Về Các Loại Thuốc Điều Trị Loãng Xương Tốt Nhất Hiện Nay

Thuốc điều trị loãng xương trở nên phổ biến? Trong những năm gần đây, các bệnh lý xương khớp ngày càng phổ biến, đặc biệt là loãng xương – một căn bệnh tiến triển vô cùng thầm lặng. Khi phát hiện bệnh cũng là lúc cơ thể mất đi một lượng xương đáng kể, buộc phải dùng thuốc điều trị loãng xương.

Thế nhưng, hầu hết người bệnh không nắm rõ cách tác động của thuốc điều trị loãng xương cũng như nguy cơ tiềm ẩn nếu dùng sai cách. Chính vì thế, hãy để Phòng khám Dr Knee giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc điều trị loãng xương, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong suốt quá trình điều trị nhé.

Nguyên tắc – Cơ chế tác động của thuốc điều trị loãng xương

thuốc điều trị loãng xương

Trong cơ thể chúng ta, các tế bào tạo xương được sản sinh và phân huỷ liên tục dựa theo cơ chế tạo xương và tiêu xương. Hai quá trình này diễn ra song song và cân bằng.

Đến một lúc nào đó, khi sự cân bằng bị phá vỡ, quá trình phân huỷ xương diễn ra nhanh hơn hoặc quá trình hình thành xương bị chậm đi dẫn đến mất xương. Đây là dấu hiệu khởi đầu của căn bệnh loãng xương. Dựa trên điều đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra thuốc điều trị loãng xương tác động theo cơ chế:

  • Tăng cường lượng xương được hình thành trong giai đoạn phát triển xương.
  • Giảm bớt hoạt tính của tế bào huỷ xương, ngăn chặn tình trạng xương bị gãy và mất xương.
  • Khôi phục các cấu trúc xương đã hư tổn.
  • Hỗ trợ giảm đau và duy trì chức năng của xương.

>> Xem thêm: Bệnh Loãng Xương Và Phân Độ Loãng Xương: Chuẩn Đoán, Tiêu Chuẩn, Phân Biệt

Phân biệt các loại thuốc điều trị loãng xương

thuốc điều trị loãng xương

Bởi vì không có thuốc đặc trị nên loãng xương được điều trị bằng một loạt các loại thuốc, phù hợp với từng nhiệm vụ, từng cơ chế tác động khác nhau. 

Thuốc điều trị loãng xương (Osteoporosis)

Thuốc điều trị loãng xương (Osteoporosis) là các loại dược phẩm được chế tạo ra để giảm mất mát chất khoáng trong xương và tăng cường sức khỏe xương, cũng như để củng cố và tái tạo mô xương.

Một số loại thuốc điều trị loãng xương phổ biến bao gồm:

  • Bisphosphonates: Chúng ức chế enzyme liên quan đến resorption xương, giúp giảm mất khoáng chất từ xương.
  • Hormone thay thế: Các hormone như estrogen và progesterone có thể được sử dụng ở phụ nữ sau mãn kinh để bảo vệ sức khỏe xương.
  • Calcitonin: Loại hormone này giúp kiểm soát resorption xương và giảm đau xương.
  • Raloxifene và Denosumab: Các loại thuốc khác có tác động tích cực đối với sức khỏe xương

>> Xem thêm: Những Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Glucosamine Điều Trị Thoái Hóa Khớp

Thuốc bổ sung Canxi và Vitamin D

Thuốc bổ sung canxi và vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương và răng, cũng như hỗ trợ nhiều chức năng khác trong cơ thể. Tương tự như thực phẩm chức năng, thuốc này dành cho người thiếu canxi hay vitamin D vì chế độ ăn uống, vận động không điều độ.

Canxi là một khoáng chất quan trọng giúp xây dựng và duy trì cấu trúc xương, trong khi vitamin D hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi từ thức ăn vào huyết tương.

Vitamin D, đặc biệt là vitamin D3, giúp cơ thể sản xuất chất kích thích hấp thụ canxi, đóng vai trò quan trọng trong quá trình định hình xương và duy trì sự cân bằng khoáng chất trong cơ thể. Mặc dù có thể tự tổng hợp từ ánh sáng mặt trời, nhưng việc bổ sung vitamin D qua thuốc có thể cần thiết, đặc biệt là đối với những người thiếu hụt ánh sáng mặt trời hoặc có rủi ro thiếu hụt vitamin D.

>> Xem thêm: Đo Loãng Xương Bằng Máy DEXA: Nguyên Lý, Ứng Dụng, Ưu Điểm, Chỉ Định

Thuốc hạn chế phân huỷ xương

  • Nhóm Bisphosphonate: cho đến nay, đây là nhóm thuốc được ưu tiên hàng đầu trong điều trị loãng xương. 
  • Alendronate (thuộc nhóm bisphosphonate) là loại thuốc đặc hiệu cho việc chống phân huỷ xương. 

Thuốc Alendronate Sodium (thuộc nhóm bisphosphonate)

  • Zoledronic acid (thuộc nhóm bisphosphonate) là thuốc truyền tĩnh mạch có công dụng bảo vệ xương lâu dài.
  • Calcitonin : nổi tiếng với công dụng làm giảm lượng canxi trong huyết thanh và hạn chế phân huỷ canxi trong xương. 
  • Thuốc Aclasta: làm chậm tốc độ mất xương nhờ ức chế tế bào hủy xương, dẫn đến tăng mật độ xương. 
  • Thuốc Fosamax Plus: điều trị loãng xương và phòng ngừa gãy xương, đảm bảo nhu cầu vitamin D của cơ thể. 
  • Estrogen và liệu pháp hormone: Liệu pháp hormon thay thế Estrogen (ERT) là giải pháp tiềm năng, ngăn ngừa loãng xương, cải thiện nội tiết tố nữ.

>> Xem thêm: Tìm hiểu một số loại thuốc tiêm chất nhờn khớp gối phổ biến hiện nay

Thuốc tăng cường tạo xương

Thuốc kép Strontium Ranelate: vừa có tác dụng tạo xương vừa ức chế sự tiêu xương. Thuốc điều trị loãng xương này thích hợp cho bệnh nhân không thể hấp thụ nhóm bisphosphonate. Tuy nhiên, thuốc chưa được áp dụng rộng rãi bởi các tác dụng phụ nghiêm trọng trên hệ tim mạch.

Thuốc hỗ trợ khác

  • Paracetamol: Đau đớn là điều không thể tránh khỏi khi bệnh loãng xương ngày càng tiến triển. Do đó, paracetamol dùng để cải thiện tình trạng cơn đau kéo dài và ngăn ngừa tái phát.
  • Deca-Durabolin và Durabolin: hỗ trợ quá trình tổng hợp xương. Có thể dùng kết hợp với các loại thuốc kể trên trong trường hợp cần thiết.

>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Bệnh Loãng Xương Và Cách Điều Trị

Phác đồ điều trị loãng xương

thuốc điều trị loãng xương

Chẩn đoán lâm sàng

Hai phương pháp được áp dụng phổ biến đó là chụp X – quang và xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu

  • Chụp X – quang: mục đích chính là đánh giá mật độ xương của người bị nghi mắc bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân kiểm tra ở khu vực cột sống thắt lưng, khu vực xương đùi… Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ có thể đánh giá tổng quan lượng xương mất đi và tình trạng loãng xương của từng người.
  • Trong một số trường hợp, bạn được yêu cầu đi xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu. Mục đích chính là đánh giá lượng nội tiết tố trong cơ thể, đồng thời xác định nguyên nhân gây mất xương. Một số nguyên nhân phổ biến là cơ thể thiếu vitamin D, khoáng chất thiết yếu. Nếu bị thiếu hụt, bệnh nhân có thể được chỉ định bổ sung 
  • Canxi (Ca): 1.000 – 1200 mg/ ngày với người trưởng thành
  • Vitamin D: 800 – 1.000 IU/ ngày.

>> Xem thêm: Tìm Hiểu Một Số Loại Thuốc Uống Được Sử Dụng Trong Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối

Chẩn đoán xác định

  • Đo mật độ xương ((Bone Mineral Density- BMD): bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép (DXA) ở các vị trí trung tâm như xương vùng khớp háng hoặc cột sống thắt lưng.Từ đó, dựa vào chỉ số T-score để xác định mức độ loãng xương, dự báo nguy cơ gãy xương và theo dõi điều trị. T-Score của một cơ thể là chỉ số mật độ xương của cơ thể đó so với mật độ xương của nhóm người trẻ tuổi làm chứng.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DXA
  • Xương bình thường: T- score từ – 1SD trở lên. 
  • Thiếu xương (Osteopenia): T-score dưới – 1SD đến – 2,5SD.
  • Loãng xương (Osteoporosis): T-score dưới – 2,5SD.
  • Loãng xương nặng: T-score dưới – 2,5 SD kèm tiền sử có gãy xương.
  • Ngoài ra, có thể chẩn đoán chính xác loãng xương khi đã có biến chứng gãy xương dựa vào triệu chứng lâm sàng:
    • Đau xương, đau lưng cấp và mạn tính. 
    • Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, thân các đốt sống bị gãy. 
    • Đau ngực, khó thở, chậm tiêu… do ảnh hưởng đến lồng ngực và thân các đốt sống 
    • Gãy xương: Các gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy các đốt sống (lưng và thắt lưng), xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương.
  • Một số phương pháp khác: CT Scan hoặc MRI có thể được sử dụng để đánh giá mật độ xương, đặc biệt ở cột sống hoặc cổ xương đùi.  Trong một số trường hợp cần thiết, có thể định lượng các marker hủy xương và tạo xương: Amino terminal telopeptide (NTX), Carboxyterminal telopeptide (CTX),…để đánh giá đáp ứng của điều trị.

Điều trị bằng thuốc điều trị loãng xương

Sau khi chẩn đoán xác định được loãng xương thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể và theo liều lượng chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể điều trị bằng các loại thuốc điều trị loãng xương sau đây:

  • Alendronate: 70mg ( người trưởng thành) uống sáng sớm, lúc bụng đói, một tuần một lần. Khuyến khích vận động, không nằm sau uống thuốc ít nhất 30 phút để hạn chế biến chứng viêm loét thực quản. 

Đối tượng sử dụng: người có nguy cơ loãng xương (BMD từ -1,5 đến – 2,4 SD) và đang trong quá trình sử dụng corticosteroid điều trị bệnh nền, tiền sử gia đình có người thân bị loãng xương,…thì Alendronate (thuốc nhóm bisphosphonates) có thể được chỉ định để phòng ngừa.

  • Zoledronic acid: Liều khuyến cáo cho bệnh nhân trưởng thành là 5mg Zoledronic acid qua đường truyền tĩnh mạch. Chỉ truyền thuốc 1 lần trong năm, đặc biệt là người bệnh loãng xương sau mãn kinh. Cần lưu ý bổ sung đầy đủ nước, canxi và vitamin D trước khi truyền Zoledronic acid. Bên cạnh đó, khuyến cáo dùng Paracetamol để làm giảm các phản ứng phụ sau truyền thuốc như đau khớp, đau đầu, sốt…

Đối tượng sử dụng: bệnh nhân bị gãy xương, bắt buộc phải nằm điều trị lâu dài, khó khăn trong việc ngồi dậy uống thuốc thì Zoledronic acid là giải pháp hữu hiệu

  • Calcitonin: tiêm dưới da (100UI) hoặc xịt qua niêm mạc mũi mỗi ngày (200UI) trong thời gian ngắn (2 – 4 tuần tùy trường hợp). Không sử dụng dài ngày trong điều trị loãng xương.

Đối tượng sử dụng: Calcitonin phù hợp cho bệnh nhân lớn tuổi, người bệnh bị bất động hoặc dùng corticosteroid trong thời gian dài.

  • Thuốc Aclasta: là thuốc truyền tĩnh mạch, thời gian truyền ít nhất là 15 phút hoặc lâu hơn. Để điều trị bệnh loãng xương, thuốc được tiêm mỗi năm một lần và sẽ tiếp tục trong ít nhất 3 năm hoặc dài hơn cho đến khi đáp ứng với thuốc. Cần lưu ý, thuốc chỉ được dùng và giám sát trực tiếp bởi bác sĩ có kinh nghiệm.

Đối tượng sử dụng: người già, phụ nữ sau mãn kinh. Aclasta 5mg có cùng hoạt chất với Zometa thường dùng trong các chỉ định về ung thư. Do vậy, bệnh nhân đang điều trị bằng Zometa không được dùng Aclasta để tránh quá liều.

  • Thuốc Fosamax: Liều khuyến cáo là 1 viên Fosamax Plus 70mg/2800IU hoặc 1 viên Fosamax Plus 70mg/5600IU một lần mỗi tuần. Với phần lớn bệnh nhân loãng xương, liều phù hợp là 1 viên osamax Plus 70mg/5600IU một lần mỗi tuần.

Đối tượng sử dụng: chỉ định điều trị loãng xương ở nam giới và loãng xương sau mãn kinh ở nữ. 

  • Estrogen và liệu pháp hormone:  Raloxifen, chất điều hoà chọn lọc thụ thể Estrogen (SERMs): 60mg/ ngày, sử dụng không quá 2 năm

Đối tượng sử dụng: phụ nữ tiền mãn kinh, nguy cơ mắc chứng loãng xương tăng cao.

Nên dùng thuốc điều trị loãng xương trong bao lâu?

Theo dõi sau 3 tháng điều trị bằng thuốc điều trị loãng xương Alendronate, các bác sĩ nhận thấy mật độ chất khoáng ở xương gia tăng rõ rệt. Thế nhưng, nếu dừng sử dụng sau 1-2 năm điều trị thì sự tăng cường khối lượng xương không còn nữa. Vì vậy, phải sử dụng thường xuyên mới duy trì được hiệu quả chữa bệnh.

Mặc dù thuốc điều trị loãng xương Bisphosphonate đem lại hiệu quả cao nhưng khoảng thời gian tối ưu cho việc dùng thuốc vẫn chưa rõ, nó còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy rằng:

  • Bệnh nhân nhỏ tuổi (đối tượng có khả năng gãy xương, loãng xương thấp) có thể dừng sử dụng Bisphosphonate sau 3-5 năm.
  • Người lớn (nguy cơ loãng xương cao) được tiếp tục điều trị bằng Bisphosphonate theo chỉ định của bác sĩ và dừng lại ngay khi có biến chứng.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị loãng xương

thuốc điều trị loãng xương

Nhóm thuốc điều trị loãng xương Bisphosphonate dạng uống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, dẫn đến viêm thực quản, loét dạ dày,…

Paracetamol ít khi gây ra tác dụng phụ khi dùng liều thấp. Nếu dùng liều cao và kéo dài có thể gây buồn nôn, chán ăn, dị ứng, mẩn da, vàng mắt… nhưng thường nhẹ và thoáng qua.

Các biện pháp nên kết hợp với thuốc điều trị loãng xương

thuốc điều trị loãng xương

Việc kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ là rất quan trọng để phát hiện sớm căn bệnh loãng xương. Do bệnh tiến triển âm thầm và không có triệu chứng lúc ban đầu nên rất khó phát hiện. Ngoài ra, thuốc điều trị loãng xương sẽ phát huy tác dụng tối đa khi kết hợp với:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: sử dụng thực phẩm giàu canxi và loại bỏ các chất kích thích như: thuốc lá, cafe, rượu… tránh thừa cân hoặc thiếu cân.
  • Chế độ vận động hợp lý: Tăng cường tập thể dục, hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời vào buổi sáng. Nếu đã lớn tuổi thì vận động vừa phải để tránh nguy cơ gãy xương.

Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị loãng xương 2 năm một lần, bằng cách đo khối lượng xương qua phương pháp DEXA. Nhằm giảm bớt áp lực đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông, người bệnh có thể dùng công cụ, nẹp chỉnh hình… theo ý kiến của chuyên gia.

Các lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương

  • Tình trạng bệnh của mỗi người không giống nhau, vì vậy cách dùng thuốc điều trị loãng xương cũng khác nhau hoàn toàn. Để đảm bảo hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn, tất cả thuốc loãng xương trước khi sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không tự ý ngừng điều trị, thay đổi loại thuốc hoặc tăng, giảm liều dùng thuốc.
  • Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc, đặc biệt lưu ý các tác dụng phụ và chống chỉ định trên bao bì.
  • Cần trình bày với bác sĩ về tiền sử bệnh lý, bệnh nền, dị ứng để đưa ra phác đồ phù hợp, hạn chế nguy cơ tương tác giữa các loại thuốc với nhau.
  • Bệnh nhân sỏi thận, ung thư xương, huyết áp cao cần thận trọng khi dùng thuốc.
  • Khuyến khích uống thuốc điều trị loãng xương với nhiều nước để tránh tác dụng phụ lên dạ dày.
  • Khi gặp tác dụng phụ quá mức và biến chứng trong quá trình dùng thuốc thì dừng ngay và thông báo với bác sĩ để can thiệp kịp thời.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về thuốc điều trị loãng xương. Nếu nói các bệnh về tim mạch, ung thư là nguy cơ gây tử vong hàng đầu thì loãng xương là nguyên nhân gây tàn phế, mất khả năng lao động đứng đầu hiện nay.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong suốt quá trình điều trị bệnh. Nếu có thắc mắc gì thêm, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Phòng khám Dr Knee qua số điện thoại: 0938 246 482. Chúng tôi sẽ tư vấn nhiệt tình và hỗ trợ bạn hết mức có thể.

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00