Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh thường gặp, tiến triển âm thầm và gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, loãng xương là một căn bệnh mà người cao tuổi hay phải đối mặt, gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tốn kém về mặt kinh tế. Cùng với sự phát triển của xã hội, căn bệnh này ngày càng được nhiều người biết đến và quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết thiết yếu về loãng xương, đặc biệt là loãng xương ở người cao tuổi. Vì vậy, hôm nay hãy cùng Phòng khám Dr Knee tìm hiểu vấn đề loãng xương ở người cao tuổi nhé!
Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Theo tổ chức y tế thế giới, có ⅓ phụ nữ và ⅛ nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương. Gãy xương là hậu quả phổ biến nhất của loãng xương và chỉ đứng thứ hai sau tim mạch trong những bệnh thường gặp.
Tuổi cao là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Khi chúng ta già đi, các tế bào tạo xương cũng “già đi”, chức năng tạo xương bị suy giảm. Từ đó gây nên mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương, gây nên loãng xương.
Đồng thời, khi tuổi đã cao, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu suy giảm khả năng làm việc. Quá trình hấp thu canxi ở ruột và tái hấp thu ở thận đều giảm, thúc đẩy cho loãng xương phát triển. Tham gia vào hấp thu canxi ở ruột còn có vai trò của tiền vitamin D, một chất được tổng hợp từ ánh sáng mặt trời, ở người già, thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở người cao tuổi.
>> Xem thêm: Đo Loãng Xương Bằng Máy DEXA: Nguyên Lý, Ứng Dụng, Ưu Điểm, Chỉ Định
Vai trò của nội tiết tố và loãng xương
Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển xương. Nội tiết tố là chất được tiết ra từ các tuyến nội tiết của cơ thể. Mỗi nội tiết tố khác nhau lại có những vai trò khác nhau. Một bộ xương khỏe không thể thiếu đi vai trò cốt lõi của nội tiết tố.
Nội tiết tố cung cấp canxi và phospho cho xương, duy trì khối lượng và sức mạnh của xương, ức chế quá trình hủy xương. Sự mất cân bằng của các nội tiết tố làm tăng nguy cơ loãng xương, đặc biệt là loãng xương ở người cao tuổi.
Các nội tiết tố chủ đạo tham gia vào cấu trúc và đảm bảo chức năng của xương có thể kể đến như: hormon tuyến cận giáp, calcitriol, calcitonin, estrogen, testosterone, cortisol…
Đối với phụ nữ, estrogen do buồng trứng tiết ra có vai trò vô cùng quan trọng. Estrogen giúp làm giảm lượng tế bào và hoạt động của tế bào hủy xương. Một số tác giả cho rằng khoảng 25% xương xốp và 15% xương đặc bị mất là do suy giảm/thiếu estrogen.
Các bệnh lý như cường giáp, suy giáp, cường cận giáp, cường tuyến thượng thận,… gây thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể là nguy cơ dẫn đến loãng xương hay loãng xương ở người cao tuổi. Sự sụt giảm nồng độ nội tiết tố ở tuổi già và mãn kinh cũng là lý do dẫn đến loãng xương ở người cao tuổi.
>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Bệnh Loãng Xương Và Cách Điều Trị
Phân loại loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương được chia thành hai nhóm chính là loãng xương nguyên phát và thứ phát.
Loãng xương nguyên phát là loãng xương ở người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh.
- Loãng xương sau mãn kinh: nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hụt hormone estrogen, gặp ở phụ nữ đã mãn kinh vài năm, trong độ tuổi từ 50 – 60 tuổi. Biểu hiện bởi sự lún xẹp đốt sống, gãy xương đốt sống, gãy ngang đầu dưới xương quay. Do đó, phụ nữ mãn kinh nên bổ sung estrogen và progesterone. Dù vậy, có một số ý kiến cho rằng các nội tiết tố chỉ có lợi ích về sinh dục mà ít hiệu quả trong dự phòng mất xương sau mãn kinh.
- Loãng xương tuổi già: gặp cả ở nam và nữ, thường trên 70 tuổi. Biểu hiện chủ yếu là gãy cổ xương đùi, xuất hiện muộn, thường sau 75 tuổi. Vì vậy, người già bị loãng xương ở người cao tuổi cần bổ sung thêm canxi hoặc bổ sung cả vitamin D dưới dạng thuốc, nên tránh sử dụng thuốc lá và rượu, phòng tránh nguy cơ té ngã, cần thiết có thể mặc đai bảo vệ đùi và khớp háng, tránh gãy cổ xương đùi. Khi có biến dạng cột sống thắt lưng, cần đeo đai lưng cố định cột sống để trợ giúp cột sống, tránh lún xẹp đốt sống.
Loãng xương thứ phát là tình trạng loãng xương bệnh lý hay do một số thuốc gây nên.
Các bệnh lý dẫn đến loãng xương có thể kể đến: cường vỏ thượng thận, cường cận giáp trạng, cường giáp trạng, thiếu canxi, bất động dài ngày… Cũng cần lưu ý đến một số bệnh lý ác tính có thể gây tình trạng loãng xương như đa u tủy xương, ung thư di căn vào xương.
Các thuốc có thể gây loãng xương có thể kể đến như: dùng thuốc chống đông dài ngày, corticoid, lợi tiểu kéo dài…
>> Xem thêm: Bệnh Loãng Xương Và Phân Độ Loãng Xương: Chuẩn Đoán, Tiêu Chuẩn, Phân Biệt
Người trẻ tuổi có bị loãng xương không?
Nhiều người trẻ chủ quan cho rằng loãng xương ở người cao tuổi là chủ yếu. Tuy nhiên, người trẻ cũng có thể bị loãng xương. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người trẻ quá bận rộn với công việc, ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao, không đảm bảo chế độ ăn giàu canxi và có các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu đều làm tăng nguy cơ loãng xương.
Một số căn bệnh di truyền và bệnh thường gặp ở người trẻ cũng làm tăng nguy cơ loãng xương. Có thể kể đến như đa u tủy xương, ung thư di căn vào xương hay cường giáp trạng.
Do đó, ngay từ khi còn trẻ, hãy thực hiện một chế độ ăn giàu canxi và thực hiện chế độ tập luyện, sinh hoạt tốt nhằm tránh loãng xương. Và hãy nhớ rằng không chỉ có loãng xương ở người cao tuổi mà hiện nay loãng xương cũng có thể xảy ra với người trẻ với thói quen sống không lành mạnh.
>> Xem thêm: Bài Tập Thoái Hoá Khớp Vai Hiệu Quả, An Toàn Có Tác Dụng Cao
Nguy cơ loãng xương ở phụ nữ
Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở người cao tuổi cao hơn nam giới. Ở phụ nữ, sự mất xương xuất hiện sớm hơn 15 – 20 năm so với nam giới do hậu quả suy giảm chức năng buồng trứng. Đặc biệt là ở tuổi mãn kinh. Ngoài ra các nhóm bệnh lý tuyến giáp thường gặp ở phụ nữ làm tăng nguy cơ loãng xương.
Ở Việt Nam, loãng xương ở phụ nữ thường được phát hiện ở giai đoạn muộn khi đã có biến chứng của loãng xương. Vì vậy, nên chủ động bổ sung canxi và đo mật độ xương để có các biện pháp phòng tránh loãng xương hiệu quả. Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo tổ chức y tế thế giới WHO phụ thuộc vào mật độ xương (T-score). Khi T-score dưới -2,5 thì được chẩn đoán xác định là loãng xương.
Cũng theo tổ chức này, những đối tượng sau cần được chỉ định điều trị nhằm giảm nguy cơ gãy xương:
- Phụ nữ trên 65 tuổi có từ hai yếu tố nguy cơ trở lên. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: dinh dưỡng kém, vận động kém, mắc các bệnh lý gây loãng xương,…
- Phụ nữ đã mãn kinh có gãy xương.
- Phụ nữ có chỉ số mật độ xương (T-scores) dưới -2 và không có yếu tố nguy cơ hoặc phụ nữ có T-scores dưới -1,5 mà có yếu tố nguy cơ.
>> Xem thêm: Top 5 Phòng Khám Chữa Bệnh Tràn Dịch Khối Gối Uy Tín Tại TPHCM
Nam giới có nguy cơ loãng xương không?
Không chỉ loãng xương ở người cao tuổi mà còn xét về giới tính. Loãng xương là bệnh gặp ở cả hai giới, nam giới có nguy cơ loãng xương thấp hơn phụ nữ. Nếu không mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình tạo xương và hủy xương kể trên, loãng xương thường chỉ gặp ở nam giới khi về già.
Loãng xương ở người cao tuổi đối với nam giới ngoài 70 tuổi. Thường có biểu hiện gãy cổ xương đùi sau 75 tuổi. Loại loãng xương này thường liên quan đến hai yếu tố quan trọng là giảm hấp thu canxi và giảm chức năng tạo cốt bào dẫn đến cường cận giáp thứ phát.
Dù vậy, nam giới cũng nên bổ sung canxi, đảm bảo chế độ ăn giàu canxi trong suốt cuộc đời, dù là thời kỳ bào thai, nằm trong bụng mẹ, thời niên thiếu, khi còn trẻ hay ở bất kỳ lứa tuổi nào, không bao giờ là quá muộn để thực hiện chế độ ăn giàu canxi và vitamin. Đồng thời, thể thao và các hoạt động thể lực rất quan trọng trong việc củng cố chất lượng xương. Các đấng mày râu có thể luyện tập các bộ môn thể thao tốt cho xương như: đi bộ, tennis, các bài tập kháng lực, cử tạ,… để phòng chống mắc loãng xương ở người cao tuổi.
>> Xem thêm: Địa điểm khám cơ xương khớp uy tín và cách phòng tránh bệnh lý về cơ xương khớp
Mối quan hệ giữa loãng xương và di truyền
Loãng xương và di truyền có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, 60% loãng xương là do di truyền. Nếu cha mẹ bị loãng xương, con cái cũng có nguy cơ cao bị loãng xương hay sẽ mắc loãng xương ở người cao tuổi.
Tuy nhiên, cần hiểu rằng, loãng xương là một bệnh bao gồm rất nhiều yếu tố nguy cơ và yếu tố thúc đẩy. Do đó, không nên đổ lỗi cho yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây loãng xương. Nếu bạn thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện lành mạnh và có chế độ phòng bệnh tốt, bạn vẫn có thể dự phòng loãng xương tốt dù có yếu tố di truyền từ gia đình.
Mối quan hệ giữa mãn kinh và loãng xương
Mãn kinh là một trong những nguyên nhân chính gây loãng xương ở phụ nữ. Sự sụt giảm của nội tiết tố do suy giảm chức năng buồng trứng sau mãn kinh làm đẩy nhanh tốc độ loãng xương ở phụ nữ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khối lượng xương thấp cùng tốc độ mất xương sẽ nhanh hơn ở những phụ nữ cắt bỏ buồng trứng (mãn kinh do phẫu thuật).
Chẩn đoán loãng xương ở người cao tuổi ở phụ nữ đã mãn kinh khi có các triệu chứng sau:
- Giảm chiều cao so với thời thanh niên.
- Cột sống biến dạng – gù vẹo.
- Gãy xương không do chấn thương hoặc chấn thương nhẹ.
Mối quan hệ giữa mang thai, cho con bú và loãng xương
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, thai nhi càng lớn nhu cầu canxi càng cao, do đó một lượng lớn canxi của mẹ được chuyển sang thai nhi dẫn đến thiếu hụt canxi. Đồng thời, khi mang thai, việc đi tiểu thường xuyên làm một lượng lớn canxi thất thoát qua đường niệu.
Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Một lượng lớn estrogen sẽ được khôi phục trong vài tháng sau sinh, giúp cho xương được bảo vệ và vững chắc hơn.
Ở giai đoạn mang thai và cho con bú, rất hiếm có tình trạng gãy xương do loãng xương. Nếu xảy ra trong quá trình thai kỳ, cho con bú, xương sẽ sớm phục hồi thường sau vài tháng sau sinh hay ngưng cho con bú.
Loãng xương là một bệnh lý thường gặp, gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Khi chưa có biến chứng, bệnh hầu như không có biểu hiện lâm sàng. Do đó, loãng xương ở người cao tuổi thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, gây ra nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ tử vong đặc biệt là loãng xương ở người cao tuổi.
Vì vậy, tất cả chúng ta cần có sự quan tâm đúng mực đến vấn đề loãng xương ở người cao tuổi. Mỗi cá nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện đúng mực để phòng tránh bệnh loãng xương.
Hy vọng, thông qua bài viết trên đây giúp bạn có được những thông tin hữu ích về bệnh loãng xương cũng như loãng xương ở người cao tuổi, từ đó có những phương pháp phòng và điều trị bệnh loãng xương phù hợp. Để phát hiện sớm tình trạng bệnh này, bạn có thể đặt lịch khám và điều trị tại Phòng khám Dr Knee, phòng khám được trang bị máy móc, thiết bị chẩn đoán hiện đại cùng đội ngũ tư vấn tận tình và chuyên nghiệp.