Cách Chăm Sóc Vết Thương Cho Bệnh Nhân Sau Khi Mổ Thay Khớp Gối

Cách Chăm Sóc Vết Thương Cho Bệnh Nhân Sau Khi Mổ Thay Khớp Gối

Cách Chăm Sóc Vết Thương Cho Bệnh Nhân Sau Khi Mổ Thay Khớp Gối

Thay khớp gối là biện pháp duy nhất chữa trị cho những ca khớp gối bị hư hỏng quá nặng. Sau khi thay khớp ít nhiều sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nên bất kỳ ai trong trường hợp này cũng mong muốn mau chóng phục hồi sức khỏe. Vậy nên chăm sóc ngay sau mổ thay khớp gối như thế nào? Để có câu trả lời cho câu hỏi này xin mời bạn cùng Drknee tham khảo bài viết dưới đây.

Chăm sóc ngay sau mổ thay khớp gối

chăm sóc ngay sau mổ thay khớp gối

Đối với việc chăm sóc vết thương mổ, điều cần lưu ý nhiều nhất đó chính là không được để vết thương thấm nước. Vì thế bạn phải băng kín vết mổ bằng băng không thấm nước trước khi tắm rửa, vệ sinh thân thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân sau khi mổ chân còn rất yếu vì thế khi tắm nên có người nhà hoặc nhân viên y tế hỗ trợ tránh nguy cơ ngã do trơn trượt.

Thêm vào đó, người bệnh cũng tránh dồn lực quá nhiều vào chân phẫu thuật. Bởi vì điều này có thể khiến vết mổ bị tổn thương, hoặc nặng hơn là làm khớp gối bị lệch. Đối với vết khâu, bạn nên vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, nếu có điều kiện có thể nhờ các nhân viên y tế vệ sinh để nhận được hiệu quả làm sạch tốt nhất tránh nhiễm trùng.

Kiểm soát cơn đau ngay sau khi thay như thế nào?

chăm sóc ngay sau mổ thay khớp gối

Ngay sau khi mổ, cơn đau sẽ đến khá dữ dội. Vì thế, hãy chườm túi nước đá lạnh xung quanh khớp gối 20 đến 30 phút/lần để cảm thấy dễ chịu, đỡ đau và giảm sưng nề khớp. Tuy nhiên, túi nước đá cũng không nên quá lạnh, chỉ ở mức lạnh vừa trên da là đủ. Trong trường hợp, khớp gối đau vượt quá khả năng chịu đựng thì bạn nên dùng thuốc theo đơn của bác sĩ để giảm đau và nâng cao hiệu quả phục hồi của khớp gối.

Chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý?

chăm sóc ngay sau mổ thay khớp gối

Chế độ ăn uống dành cho chăm sóc ngay sau mổ thay khớp gối cho bênh nhân nên được bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đủ dinh dưỡng. Từ đó, cơ thể đủ chất giúp vết thương mau chóng lành và phục hồi sức khỏe nhanh nhất có thể.

Đặc biệt, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như hải sản, thịt, các loại rau có chứa chất nhờn. Thêm các loại trái cây vào khẩu phần ăn để giảm tình trạng táo bón do tác dụng phụ của thuốc giảm đau hoặc ít hoạt động sau mổ gây ra.

Vận động đi lại thế nào cho đúng cách?

chăm sóc ngay sau mổ thay khớp gối

Sau khi mổ khớp gối còn khá yếu, vì thể người bệnh cần thực hiện tập hồi sức chức năng trước khi có thể đi lại bình thường. Bệnh nhân nên tham gia buổi tập phục hồi chức năng 2 buổi một ngày để cải thiện biên độ vận động khớp, tránh thuyên tắc mạch. Đồng thời, họ cũng nên duy trì vận động đi lại nhẹ nhàng ở khoảng cách ngắn theo chỉ định của bác sĩ.

Thêm vào đó, bệnh nhân cũng chỉ được chịu trọng lượng từ từ trên chân phẫu thuật theo sự hướng dẫn tận tình của bác sĩ. Khi luyện tập phục hồi phải có khung tập để đảm bảo an toàn. Người bệnh cần tuân thủ mang nẹp chân khi đứng dậy, tập đi và buổi tối trước khi ngủ để cố định khớp. Trong 3 tháng đầu sau khi phẫu thuật, bệnh nhân tuyệt đối không được nâng vật nặng quá 10kg để tránh ảnh hưởng đến khớp gối.

Thêm vào đó, bệnh nhân nên lựa chọn ngồi trên các loại ghế có tay vịn và tuyệt đối không quỳ gối, ngồi xổm, vặn người hay chạy nhảy quá sức sau khi thay khớp gối.

Kiên trì tập luyện khớp gối sẽ ổn định trở lại sau 3 tháng, người bệnh có thể đi lại vận động như bình thường. Đồng thời sau 6 tuần, hầu như nhiều người bệnh có thể tự lái xe đi lại bình thường. Đặc biệt sau 1 năm thay khớp gối, nhiều người bệnh cảm thấy khớp nhân tạo như khớp thật của họ.

Khi nào có thể cắt chỉ vết mổ thay khớp gối?

chăm sóc ngay sau mổ thay khớp gối

Người bệnh nên thực hiện tái khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra mức độ hồi phục của khớp cũng như vết mổ. Nếu được chăm sóc đúng cách và đảm bảo vệ sinh, vết khâu sẽ được cắt chỉ khoảng 14 ngày sau khi phẫu thuật tại phòng khám chấn thương chỉnh hình.

Tất nhiên để có thể cắt chỉ vết thương phải lành tương đối và được thực hiện cắt ngắt quãng. Lưu ý bệnh nhân không nên tự cắt chỉ tại nhà hoặc cắt sớm bởi vì có thể dẫn đến hở vết mổ ảnh hưởng đến sức khỏe khớp gối.

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ như thế nào?

Nếu có dấu hiệu sốt cao, đau gối bất thường, vết mổ tấy đỏ, nhức và có thể có dịch tiết chảy ra thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng. Cần nhanh chóng đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Nếu vết mổ bị nhiễm trùng, bạn sẽ cảm thấy đau hơn trước khi mổ và dùng thuốc hầu như cũng không có tác dụng giảm đau. Đồng thời màu sắc và nhiệt độ chân của bên mổ cũng thay đổi bất thường.

Trên đây là một số thông tin hữu ích để chăm sóc ngay sau khi thay khớp gối cho các bệnh nhân bị hỏng gối nặng. Hy vọng bạn sẽ có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc cơ thể nhanh chóng phục hồi. Để tránh các tình huống không mong muốn có thể xảy ra sau khi thay khớp gối, hãy cẩn thận trong di chuyển và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ bạn nhé!

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00