Quy Trình Chiếc Tách Và Bảo Quản Huyết Tương Giàu Tiểu Cầu

Quy Trình Chiếc Tách Và Bảo Quản Huyết Tương Giàu Tiểu Cầu

Quy Trình Chiếc Tách Và Bảo Quản Huyết Tương Giàu Tiểu Cầu

Huyết tương giàu tiểu cầu được sử dụng rộng rãi để điều trị thúc đẩy quá trình sửa chữa mô và phát triển xương trong nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, bao gồm viêm xương khớp, thoái hóa khớp, tổn thương gân hoặc dây chằng, rụng tóc, thẩm mỹ da. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trị liệu tốt nhất thì cần một quy trình chiết tách, bảo quản PRP một cách phù hợp. Hãy cùng DrKnee tìm hiểu thông về quy trình chiếc tách huyết tương giàu tiểu cầu và cách bảo quản.

Quy trình chiếc tách huyết tương giàu tiểu cầu và bảo quản hợp lý:

  • Bước 1: Thu thập mẫu máu lấy từ máu tự thân của bệnh nhân
  • Bước 2: Ly tâm mẫu máu để tập trung tiểu cầu và các yếu tố làm lành vết thương để tạo thành PRP
  • Bước 3: Bảo quản để duy trì chất lượng của PRP trước khi sử dụng trên lâm sàng

Thu thập mẫu máu tự thân từ bệnh nhân

huyết tương giàu tiểu cầu

Vì quy trình chiết tách và bảo quản huyết tương giàu tiểu cầu có nguồn gốc từ huyết tương, nên bước đầu tiên trong việc chuẩn bị PRP là thu thập mẫu máu tự thân từ bệnh nhân. PRP được lấy từ một mẫu máu của bệnh nhân tại thời điểm bệnh nhân điều trị. Bệnh nhân sẽ được lấy khoảng 30cc máu tĩnh mạch, tương đương với khoảng 3-5cc PRP tùy thuộc vào số lượng tiểu cầu ban đầu có trong cơ thể bệnh nhân, thiết bị và kỹ thuật được sử dụng.

Mẫu máu sẽ được thu thập vào các ống có chứa yếu tố chống đông máu, trong đó ACD-A là chất chống đông máu được sử dụng để chuẩn bị huyết tương trước khi ly tâm. Ngoài ra có thể sử dụng citrate phosphate dextrose-adenine). Nó tương tự như ACD-A nhưng có ít thành phần hỗ trợ hơn và do đó, kém hiệu quả hơn 10% trong việc duy trì khả năng tồn tại của tiểu cầu.

Quy trình chiếc tách huyết tương giàu tiểu cầu

huyết tương giàu tiểu cầu

Để tối ưu hóa nồng độ tiểu cầu và các yếu tố tăng trưởng mà vẫn duy trì và bảo tồn được tính nguyên vẹn của tiểu cầu thì cần phải sử dụng quy trình ly tâm thích hợp.

Nguyên tắc của quá trình:

Một lọ máu được đặt trong một máy ly tâm, nơi nó được quay với tốc độ cao. Việc quay vòng làm cho máu phân tách thành các lớp:

  • Các tế bào hồng cầu, khoảng 45% lượng máu, bị ép xuống đáy lọ.
  • Các tế bào bạch cầu và tiểu cầu tạo thành một lớp mỏng ở giữa, được gọi là lớp áo đệm, bao gồm ít hơn 1% lượng máu ly tâm.
  • Huyết tương “nghèo tiểu cầu”, hoặc huyết tương có nồng độ tiểu cầu thấp, chiếm lớp trên cùng còn lại, khoảng 55% của mẫu máu ly tâm.

Trong phương pháp PRP, ly tâm lần đầu để tách các tế bào hồng cầu (RBC), sau đó là ly tâm lần thứ hai để cô đặc các tiểu cầu, những tiểu cầu này lơ lửng trong thể tích huyết tương cuối cùng nhỏ nhất.

Quy trình:

  • Bước 1: Lấy các tế bào bạch cầu bằng cách chọc dò trong ống acid citrate dextrose (ACD)
  • Bước 2: Không làm lạnh máu bất kỳ lúc nào trước hoặc trong khi tách tiểu cầu.
  • Bước 3: Ly tâm máu
  • Bước 4: Chuyển huyết tương nổi phía trên có chứa tiểu cầu vào một ống vô trùng khác (không có chất chống đông máu).
  • Bước 5: Ly tâm ống ở tốc độ cao hơn (quay mạnh) để lấy tiểu cầu cô đặc.
  • Bước 6: 1/3 dưới là PRP và 2/3 trên là huyết tương nghèo tiểu cầu (PPP). Ở đáy ống, các viên tiểu cầu được hình thành
  • Bước 7: Loại bỏ PPP và tiểu cầu trong một lượng huyết tương tối thiểu (2-4 mL) bằng cách lắc nhẹ ống.

Lựa chọn máy ly tâm:

huyết tương giàu tiểu cầu

Máy ly tâm phương ngang là một trong những lựa chọn tối ưu để chuẩn bị PRP, vì chúng cho phép tách các thành phần huyết tương tốt hơn dựa trên khác biệt về mặt tỉ trọng. Ngoài ra chúng làm giảm mức độ va đập, tổn thương các tế bào máu hơn so với các loại máy ly tâm khác, giúp cải thiện chất lượng PRP

Nhiệt độ trong quá trình ly tâm:

huyết tương giàu tiểu cầu

Ly tâm PRP thường được thực hiện ở nhiệt độ phòng, khuyến nghị từ 20-24 độ C, Tuy nhiên một vài bằng chứng cho thấy nhiệt độ thấp hơn từ 12-16 độ C có thể cải thiện khả năng phục hồi và tồn tại của tiểu cầu.

Ly tâm đơn vòng hay ly tâm kép?

Nhìn chung, ly tâm kép có hiệu quả hơn ly tâm đơn khi tăng nồng độ tiểu cầu. Tuy nhiên, ly tâm kép cũng có xu hướng làm giảm nồng độ bạch cầu, có thể làm giảm mức độ của các yếu tố tăng trưởng, chẳng hạn như HGF, IGF-1 và PDGF-AB, so với ly tâm đơn. Ngoài ra, ly tâm đơn tốt hơn để chuẩn bị gel PRP, vì ly tâm kép có thể dẫn đến kết tụ fibrin, gây ra những thay đổi siêu cấu trúc cho gel.

Do đó, việc lựa chọn ly tâm đơn hay ly tâm kép sẽ phụ thuộc vào mức độ tối ưu của thành phần PRP khác nhau cần thiết cho quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Lực ly tâm và thời gian ly tâm

Nhìn chung, các nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng ly tâm kép ở một lực ly tâm vừa phải nhưng không quá cao (100-160g sau đó là 250-400g) trong 10-15 phút tạo ra sự gia tăng nồng độ tiểu cầu lớn nhất.

Làm sao biết huyết tương giàu tiểu cầu đạt chất lượng

huyết tương giàu tiểu cầu

Nếu nhìn bằng mắt thường thì không thể đánh giá được huyết tương giàu tiểu cầu có đạt chất lượng hay không. Số lượng tiểu cầu trong huyết tương giàu tiểu cầu trung bình phải từ 1.000.000/ml, nếu nồng độ tiểu cầu thấp hơn thì không đủ để chữa lành vết thương, trong khi nồng độ cao hơn hiện vẫn chưa được chứng minh là tăng cường trong việc điều trị.

Về màu sắc, màu sắc của PRP chỉ cho biết mức độ tập trung của PRP trong tiểu cầu chứ không phản ánh một cách chính xác về chất lượng. Tuy nhiên dựa vào màu sắc ta có thể dự đoán về chất lượng, trong đó PRP đậm đặc có màu vàng cam và PRP tiêu chuẩn có màu vàng

Bảo quản huyết tương giàu tiểu cầu sau chiết tách

huyết tương giàu tiểu cầu

Sau khi chiết tách bằng ly tâm, để đảm bảo tính toàn vẹn của các thành phần hóa học thì PRP cần được bảo quản lạnh. Mặc dù PRP có thể sử dụng ngay sau khi chiết tách, tuy nhiên trên thực tế thì PRP cần được bảo quản cho đến thời điểm sử dụng. Được biết, tiểu cầu vẫn hoạt động từ 5-7 ngày ở nhiệt độ phòng và lên đến 10 ngày ở nhiệt độ 0-6 độ C

Bao lâu thì tiêm được

huyết tương giàu tiểu cầu

Tốt nhất PRP nên được sử dụng trong khoản 8 giờ sau khi ly tâm, vì trong thời gian này giúp duy trì tốt nhất nồng độ và độ pH của dung dịch.

Nếu không tiêm ngay thì bảo quản được bao lâu?

Nếu sau khi ly tâm chưa tiêm ngay được thì huyết tương giàu tiểu cầu sẽ được bảo quản được tới 4 tuần thông qua quá trình đông lạnh. Tuy nhiên quá trình bảo quản lâu có thể khiến giảm đáng kể số lượng tiểu cầu có trong PRP.

Mặc dù huyết tương giàu tiểu cầu được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất thì cần phải hiểu rõ từng quy trình thực hiện cũng như cách bảo quản PRP. Thông qua bài viết trên, phòng khám Drknee hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về quy trình chiếc tách huyết tương giàu tiểu cầu và cách bảo  quản hợp lý. Phòng khám Drknee luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trên những vấn đề về sức khỏe, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và chăm sóc tận tình.

Tài liệu tham khảo: Dhurat R, Sukesh M. Principles and Methods of Preparation of Platelet-Rich Plasma: A Review and Author’s Perspective.

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00