Những Điều Cần Biết Khi Thay Khớp Háng Ở Người Cao Tuổi

Những Điều Cần Biết Khi Thay Khớp Háng Ở Người Cao Tuổi

Những Điều Cần Biết Khi Thay Khớp Háng Ở Người Cao Tuổi

Thay khớp háng là một thành tựu lớn của ngành chấn thương chỉnh hình. Ở Việt Nam, mỗi năm có hàng nghìn bệnh nhân được phục hồi vận động, không phải chịu đau đớn, khó khăn khi sinh hoạt cũng như nâng cao chất lượng sống nhờ thay khớp háng nhân tạo. Một trong những đối tượng bệnh nhân thường phải thay khớp háng nhân tạo phải kể đến người cao tuổi. So với người trẻ, tỷ lệ người cao tuổi thay khớp háng nhiều hơn cả. Ngày hôm nay, hãy cùng Phòng khám DrKnee tìm hiểu về thay khớp háng ở người cao tuổi.

Nguyên nhân khiến người cao tuổi phải thay khớp háng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người bệnh được chỉ định thay khớp háng nhân tạo. Tựu chung lại, thay khớp háng thường được chỉ định trong các trường hợp không thể bảo tồn khớp háng được nữa. Các chỉ định thường thấy của khớp háng nhân tạo là:

  • Thoái hóa khớp háng nặng, cử động khớp háng khó khăn, gây đau nhiều cho người bệnh.
  • Thoái hóa khớp háng độ IV
  • Tiêu chỏm xương đùi nặng
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh lý u xương vùng chỏm, u xương vùng cổ xương đùi phức tạp
  • Gãy cổ xương đùi
  • Vỡ chỏm xương đùi
  • Đã thay khớp háng nhưng thất bại

nguyên nhân thay khớp háng ở người cao tuổi

Trong các nhóm nguyên nhân khiến người bệnh phải thay khớp háng nhân tạo. Thay khớp háng ở người cao tuổi thường được chỉ định trong trường hợp thoái hóa khớp háng gây đau đớn nhiều, bệnh nhân hạn chế vận động. Thay khớp háng nhân tạo khiến cho người già có thể phục hồi lại tầm vận động của mình. Không còn quá phụ thuộc vào con cái cũng như người xung quanh. 

Cần làm gì trước phẫu thuật?

Trước khi phẫu thuật, mọi bệnh nhân đều được làm đầy đủ các cận lâm sàng cần thiết. Tựu chung lại, các cận lâm sàng cần làm:

  • Xét nghiệm cơ bản: tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, điện giải đồ, đo hoạt độ AST/ALT, định lượng ure, creatinin, glucose
  • Đông máu cơ bản, nhóm máu
  • Điện tim thường
  • Xquang ngực thẳng
  • Xquang khớp háng, cắt lớp vi tính để nhìn tổn thương rõ ràng hơn.

Cần làm gì trước khi thay khớp háng ở người cao tuổi

Thay khớp háng ở người cao tuổi, bác sĩ có thể chỉ định thêm các cận lâm sàng khác để cuộc phẫu thuật được tiến hành thuận lợi hơn, hạn chế rủi ro đó là:

  • Siêu âm ổ bụng
  • Siêu âm tim
  • Troponin I, troponin T, BNP, NT-ProBNP…
  • Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số

Thay khớp háng ở người lớn tuổi cần lưu ý trước mổ những điều gì?

Khi chúng ta già đi, các cơ quan trong cơ thể chúng ta cũng già đi. Không chỉ là khớp háng mà các cơ quan khác trong cơ thể cũng bắt đầu thoái hóa, không còn khỏe mạnh và hoạt động tốt như trước. Do đó, thay khớp háng ở người cao tuổi phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ đến từ các bệnh lý nền.

Một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở người cao tuổi gây khó khăn cho cuộc phẫu thuật là tăng huyết áp. Tăng huyết áp khiến khó cầm máu trong phẫu thuật, nặng nề hơn nữa có thể dẫn đến sốc, chảy máu ồ ạt gây mất máu. Do đó, cần điều trị huyết áp ổn định trước khi bệnh nhân tiến hành phẫu thuật.

Lưu ý trước khi thay khớp háng ở người cao tuổi

Một trong những bệnh lý khác thường gặp ở người già là đái tháo đường. Đái tháo đường cũng cần được điều trị tốt trước khi tiến hành phẫu thuật thay khớp háng cho người cao tuổi. Bạn có biết? Đái tháo đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến cho vết thương của bạn lâu lành. Do đó, nếu phẫu thuật trong tình trạng đường huyết cao, vết mổ thay khớp háng của bạn có thể nhiễm trùng, lâu lành. 

Ngoài ra, còn có rất nhiều bệnh lý khác ảnh hưởng đến cuộc phẫu thuật thay khớp háng khác, trong một số bệnh lý nặng nề như suy tim, nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng huyết… bạn không thể thực hiện phẫu thuật thay khớp háng.

Vì vậy, trước khi phẫu thuật thay khớp háng ở người cao tuổi, cần được khám nội khoa tổng quát tất cả các cơ quan từ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, loại trừ các bệnh lý nội khoa. Hơn thế, khi bệnh nhân cao tuổi, cần khám răng hàm mặt xem có răng giả hay không, khám các yếu tố đặt nội khí quản khó.

Nguy cơ, rủi ro trong cuộc phẫu thuật?

Rủi ro trong phẫu thuật thay khớp háng ở người cao tuổi

Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có những rủi ro và nguy cơ nhất định. Phẫu thuật thay khớp háng cho người cao tuổi thì nguy cơ càng tăng lên. Thành mạch yếu khiến cho cầm máu trở lên khó khăn hơn, làm tăng nguy cơ chảy máu. Đồng thời, bệnh nhân có thể dị ứng với thuốc gây mê hay gây tê, sốc trong lúc mổ, thoát mê khó.

Tuy nhiên, tất cả những điều đó đã được dự tính trước. Luôn luôn có đầy đủ các phương tiện gây mê hồi sức, cấp cứu khi có xảy ra rủi ro trong cuộc phẫu thuật. Bạn cũng cần biết rằng, xác suất xảy ra các tai biến trong phẫu thuật là rất thấp.Khi cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích của phẫu thuật thay khớp háng mang lại, thì rủi ro luôn nhỏ hơn rất nhiều so với lợi ích.

Phục hồi sau thay khớp háng?

Sau thay khớp háng, bạn cần một thời gian để hồi phục, hoạt động trở lại như bình thường. Đối với hậu phẫu sau thay khớp háng cho người cao tuổi, quá trình hồi phục có thể chậm hơn một chút do bệnh nhân tuổi đã cao. Tuy nhiên sau 1-2 ngày đầu tiên bạn đã có thể vận động bằng những động tác nhẹ nhàng ở trên giường. Sau đó tập đi và có thể đi lại với nạng sau 4-6 tuần. Lưu ý rằng bạn nên có người giúp đỡ trong thời gian tập luyện để tránh ngã.

phục hồi sau thay khớp háng

Sau phẫu thuật từ 3-6 tháng, bạn không nên “thử thách” khớp háng nhân tạo bằng các động tác khó nhằm tránh trật khớp háng. Các động tác được coi là quá sức, quá tầm đối với khớp háng trong thời gian này là gấp khớp lớn hơn 90 độ, bắt chéo chân của mình, xoay khớp háng ra ngoài hay vào trong.

Đồng thời, nhiều người già thường có suy nghĩ nên  kiêng khem sau phẫu thuật khớp háng. Điều này chỉ làm cho vết thương của bạn chậm liền hơn mà thôi. Hãy ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, có như vậy, bạn mới có thể nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Có nên thay khớp háng ở người cao tuổi?

Có nên thay khớp háng ở người cao tuổi

Rất nhiều người già có suy nghĩ rằng thôi già rồi, phẫu thuật cái gì, can thiệp gì nữa vào tầm tuổi này, có sao thì chấp nhận vậy. Chỉ là, sống một ngày mà mạnh khỏe, vui vẻ, không chịu đau đớn mới là cuộc sống thật sự. Còn cuộc sống phải chịu đựng những cơn đau, sự dày vò, muốn đi nơi này nơi kia nhưng không thể vì khớp háng thì quả thật vô cùng đáng tiếc. Do đó, nếu có điều kiện, hãy thực hiện phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.

Y học là để nâng cao chất lượng cuộc sống, các rủi ro phẫu thuật được giảm đáng kể nhờ sự phát triển của y học. Các yếu tố nguy cơ sẽ được xử trí triệt để nhất để đảm bảo cho bạn luôn an toàn trước trong và sau cuộc phẫu thuật cũng như phục hồi đến mức tối đa khả năng của khớp.

Khớp háng nhân tạo có tuổi đời từ 15-20 năm. Do đó, trong vòng 15-20 năm sau thay khớp háng cho người cao tuổi, bệnh nhân không còn canh cánh với nỗi lo do đau, nỗi lo mất vận động vì thoái hóa khớp háng. Thực tiễn cho thấy, trong mọi cuộc phẫu thuật thay khớp háng, tỷ lệ biến chứng sau mổ rất thấp. Biến chứng nhiễm trùng chỉ xảy ra với xác suất 0,3%. Biến chứng trật khớp háng phải phẫu thuật lại chỉ chiếm 1%. 

Phẫu thuật thay khớp háng cho người cao tuổi giúp người già có một khớp háng khỏe mạnh, không đau nhức, không còn hạn chế tầm vận động. Nếu bạn có nhu cầu, còn thắc mắc, đắn đo về phẫu thuật khớp háng, hãy liên hệ với DrKnee. Chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, máy móc, trang thiết bị hiện đại sẵn sàng mang đến cho bạn trải nghiệm, chất lượng dịch vụ tốt nhất.        

>> Tham khảo thêm về Chi Phí Thay Khớp Háng Nhân Tạo Có Cao Không? Có Được Hỗ Trợ Bảo Hiểm Y Tế Không?

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00