Tế Bào Gốc – Giải Pháp Điều Trị Bệnh Lý Cơ Xương Khớp Trong Tương Lai

Tế Bào Gốc – Giải Pháp Điều Trị Bệnh Lý Cơ Xương Khớp Trong Tương Lai

Tế Bào Gốc – Giải Pháp Điều Trị Bệnh Lý Cơ Xương Khớp Trong Tương Lai

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng từng nghe qua cụm từ tế bào gốc. Chị em phụ nữ làm đẹp từ tế bào gốc. Gia đình có con nhỏ lưu trữ tế bào gốc cuống rốn – một bảo hiểm trọn đời – để điều trị bệnh nan y cho con và người thân. Bạn có biết? Tế bào gốc còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến công dụng tuyệt vời này của tế bào gốc. Hôm nay, hãy cùng DrKnee đi tìm hiểu về tế bào gốc điều trị cơ xương khớp – một trợ thủ mớvi trong điều trị bệnh lý này nhé!

Tế bào gốc là gì?

tế bào gốc

Tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hóa, chúng có khả năng biến thành những tế bào chuyên biệt đảm nhận chức năng trong cơ thể con người. Do đó, chức năng cơ bản nhất của tế bào gốc là thay thế cho các tế bào tổn thương hay tế bào chết.

Khi phân loại dựa trên nguồn gốc, tế bào gốc được chia thành 5 loại sau:

  • Tế bào gốc phôi: là các tế bào phôi từ giai đoạn phân chia sớm đến giai đoạn phôi nang. Tế bào gốc phôi thường khả năng biệt hóa cao. Tuy nhiên, thường được dùng với mục đích nghiên cứu.
  • Tế bào gốc trưởng thành: là các tế bào tồn tại ở các mô trưởng thành. Tế bào gốc trưởng thành thường được lấy từ hai loại chính là tế bào trung mô và tế bào gốc tạo máu.
  • Tế bào gốc từ mô dây rốn: gồm rất nhiều loại khác nhau như gốc biểu mô, trung mô và nội mô… chúng là nhóm tế bào đa năng, có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào của nhiều loại mô trong cơ thể.
  • Tế bào gốc từ máu dây rốn: máu dây rốn chứa rất nhiều tế bào góc tạo máu. Chức năng của chúng tương tự như tủy xương.
  • Tế bào gốc đa chức năng cảm ứng: là các tế bào sinh dưỡng được lập trình trở lại tế bào gốc. Chúng có rất nhiều chức năng nhưng do chi phí cao nên đang dừng ở giai đoạn nghiên cứu chưa ứng dụng vào thực tế lâm sàng.

Vai trò của tế bào gốc

tế bào gốc

Tế bào gốc được ứng dụng rất nhiều trong nghiên cứu và thực tiễn lâm sàng. Các ứng dụng nổi trội của tế bào gốc có thể kể đến:

  • Y học tái tạo: tế bào gốc được sử dụng để thay thế, sửa chữa các tế bào bị tổn thương hay tế bào chết. Chúng được sử dụng để điều trị bệnh nguy hiểm hay nan y. Hiện nay tế bào gốc đang được ứng dụng để điều trị hơn 80 bệnh lý.
  • Hỗ trợ tìm hiểu bệnh và cơ chế bệnh: nhờ việc nghiên cứu quá trình trưởng thành, biệt hóa của tế bào gốc, các nhà khoa học có thể biết được cơ chế bệnh sinh, sinh lý bệnh, mô bệnh học và đưa ra các chỉ định điều trị thích hợp hơn.
  • Thử nghiệm, phát triển các loại thuốc: nhờ tế bào gốc, quá trình nuôi cấy, thử nghiệm độc tính, thử nghiệm hiệu quả của thuốc được tiến hành nhanh chóng hơn. Hạn chế thử nghiệm trên người và động vật

Tế bào gốc điều trị cơ xương khớp

tế bào gốc

Có lẽ, chúng ta cần phải thừa nhận rằng không có một phương pháp điều trị nào có tính ứng dụng cao, đa dạng như điều trị bằng tế bào gốc. Ở Việt Nam, điều trị bằng tế bào gốc được áp dụng ở rất nhiều chuyên khoa lâm sàng và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của tế bào gốc trong điều trị các bệnh lý.

Các bệnh lý điều trị bằng tế bào gốc và đang đạt được hiệu quả có thể kể đến như:

Tuy nhiên, bạn cần biết rằng tế bào gốc cũng là một “con dao hai lưỡi”, không có phương pháp điều trị nào không có tác dụng phụ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi điều trị bằng tế bào gốc và không kiểm soát tốt, tế bào gốc trở thành nguồn gốc khởi đầu của ung thư. Khi tế bào gốc có thể biến đổi thành một dạng tế bào được gọi là tế bào gốc ung thư, nó rất khó để kiểm soát. Do đó, cần lựa chọn cẩn thận trước khi quyết định điều trị bằng tế bào gốc.

Mối liên hệ giữa tế bào gốc và bệnh lý cơ xương khớp

tế bào gốc

Cơ xương khớp cũng là một trong những ngành dùng tế bào gốc để ứng dụng điều trị. Có thể kể đến một số bệnh được điều trị bằng tế bào gốc như sau:

Thoái hóa khớp gối

Tế bào gốc được áp dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối từ năm 2008 tại Mỹ và đã nhanh chóng phổ biến ở nhiều quốc gia. Theo các nhà nghiên cứu, tỷ lệ thành công trong điều trị bằng tế bào gốc đạt 83% ngay từ lần điều trị đầu tiên.

Tế bào gốc dùng để điều trị thoái hóa khớp gối có nguồn gốc là tế bào trung mô, được lấy ở mô mỡ thắt lưng hoặc bụng, sau đó tiêm vào khớp gối của bệnh nhân. Thời gian hiệu quả của một liệu trình điều trị lên tới 3-4 năm trong khi sử dụng thuốc giảm đau ít khi đạt được thời gian này.

Kỹ thuật đưa tế bào gốc vào trong khớp cũng có hai cách:

  • Cách 1: tiêm trực tiếp tế bào gốc vào khớp, tế bào gốc sẽ tự thực hiện vai trò của nó mà không có sự can thiệp nào khác.
  • Cách 2: tạo giá thể tổng hợp để tế bào gốc bám vào, nhằm tạo ra các cấu trúc không gian ba chiều phù hợp với tổn thương của sụn khớp.

Thoát vị đĩa đệm

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc thường phối hợp điều trị cùng với huyết tương giàu tiểu cầu. Ưu điểm của việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc phối hợp với huyết tương giàu tiểu cầu đó là: ít xâm lấn, bệnh nhân không cần nằm viện, ít chảy máu, không đau đớn, hạn chế tác dụng phụ của thuốc, rút ngắn thời gian chữa bệnh, hiệu quả lâu.

Tế bào gốc dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm cũng có nguồn gốc từ tế bào trung mô, được lấy từ mô mỡ thắt lưng và bụng, tách chiết và tiêm vào nơi thoát vị. Tác dụng của phương pháp này giúp giảm phản ứng viêm, từ đó giảm đau cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng có thể điều trị bằng phương pháp tế bào gốc. Các tổn thương như rách bao xơ đĩa đệm, thoát vị chèn ép lên rễ thần kinh tủy, rò rỉ bao xơ… bạn cần tìm đến các phương pháp điều trị khác.

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống không chỉ là nỗi khổ của người già mà hiện nay, nó còn là nỗi ám ảnh của không ít người trẻ làm công việc văn phòng phải ngồi nhiều. Nếu muốn tìm một phương pháp ít xâm lấn, tế bào gốc vẫn luôn là lựa chọn hiệu quả.

Tất nhiên, tế bào gốc được lựa chọn trong trường hợp này vẫn là tế bào trung mô. Chỉ sau một liệu trình điều trị, các triệu chứng của bạn sẽ giảm đi rất nhiều. Nếu được kết hợp tốt với phục hồi chức năng, tầm vận động của cột sống sẽ được cải thiện tốt hơn.

Các chống chỉ định của điều trị tế bào gốc trong trường hợp này: bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân có trượt đốt sống trên độ II, gù vẹo cột sống bẩm sinh.

Phương pháp tạo tế bào gốc trung mô

tế bào gốc

Tế bào gốc có thể được lấy từ nhiều nguồn. Hôm nay, phòng khám DrKnee xin giới thiệu cho bạn cách tạo ra tế bào gốc trung mô, một trợ thủ đắc lực của điều trị bệnh lý cơ xương khớp.

Vị trí thường được chọn lấy tế bào gốc trung mô là mô mỡ vùng bụng, mông, mặt trong đùi, hoặc vùng thắt lưng. Tuổi càng cao, mô mỡ của bạn sẽ bị teo đi, do đó, khá khó khăn để tách chiết tế bào gốc trung mô ở người cao tuổi. Bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ vùng lấy mô mỡ, sau đó sẽ dùng kim hút số ml cần thiết. Có thể từ 50 – 200ml.

Tiếp theo đó là quy trình phân lập tế bào gốc từ mô mỡ. Bắt đầu với công việc rửa dung dịch mỡ sau hút, thu hoạch tế bào, trộn với huyết tương giàu tiểu cầu nếu cần. Tiếp theo, trộn lẫn tế bào gốc thu được với dung dịch chứa các yếu tố tăng trưởng để tạo thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tế bào gốc.

Tế bào gốc sau đó được đưa vào hỗn dịch và đèn laser chuyên dụng, nơi tạo ra các bước sóng thích hợp cho hoạt hóa tế bào. Kết quả là thu được hàng triệu tế bào gốc hoạt hóa, sẵn sàng để đưa vào điều trị lâm sàng.

Bảo quản tế bào gốc ra sao?

tế bào gốc

Một trong những vấn đề bạn cần biết đó là việc bảo quản tế bào gốc. Bảo quản tế bào gốc trung mô khá phức tạp. Dung dịch mỡ sau khi được hút ra khỏi cơ thể, có thể bảo quản ở nhiệt độ 25 độ C tối đa 24 giờ trước khi đưa vào xử lý.

Các tế bào gốc sau khi thu hoạch cần phải kiểm tra để đánh giá chất lượng và tiềm năng biệt hóa của nó trước khi mang đi lưu trữ. Theo như tiêu chuẩn của Hiệp hội quốc tế về liệu pháp tế bào ISCT, tế bào gốc trung mô phân lập từ mô mỡ trong cơ thể sẽ được đánh giá dựa trên ba tính chất đặc trưng:

  •  Khả năng tạo cụm
  • Các dấu ấn bề mặt đặc trưng
  • Tiềm năng biệt hoá thành xương, sụn, mỡ phục vụ cho quá trình điều trị.

Bên cạnh đó, mẫu tế bào cũng cần được kiểm tra không mang các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, vi nấm, mycoplasma…

Chăm sóc và hiệu quả sau khi tiêm tế bào gốc

tế bào gốc

Sau khi tiêm tế bào gốc, bạn cần có cho mình chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và nghỉ ngơi thật hợp lý. Bạn nên vận động nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh để quá trình hồi phục được diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, hãy nhớ bổ sung thêm dinh dưỡng. Một lưu ý quan trọng dành cho bạn, giữ khô vị trí tiêm trong vòng 24 giờ, sau 24 giờ bạn có thể mở băng dính, rửa nước sạch như bình thường. Bạn cần theo dõi các tai biến, tác dụng phụ của tiêm tế bào gốc như sau:

  • Các triệu chứng của sốc: vã mồ hôi, ho khan, tức ngực, khó thở, choáng váng…
  • Đau tăng lên sau tiêm 12 – 24 giờ
  • Sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch.

Hãy liên hệ với bác sĩ khi gặp các biểu hiện sau tiêm tế bào gốc để được xử trí kịp thời.

Bất kỳ phương pháp nào cũng cần có thời gian để đạt hiệu quả điều trị. Đối với điều trị bằng tế bào gốc, bề mặt sụn khớp sẽ được cải thiện rõ rệt sau 6-12 tháng và các triệu chứng trên lâm sàng của bạn sẽ được cải thiện dần.

Liệu pháp tế bào gốc đã được áp dụng trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp và đạt được những hiệu quả nhất định. Dù vậy, các nhà nghiên cứu nhận định rằng, chúng ta đang chỉ loanh quanh ở điểm khởi đầu điều trị bằng tế bào gốc. Trong tương lai, chúng ta có thể hy vọng tế bào gốc được áp dụng điều trị vào nhiều bệnh lý và mang lại hiệu quả hơn nữa! Bạn muốn hiểu hơn về điều trị bằng tế bào gốc và điều trị bệnh lý cơ xương khớp bằng tế bào gốc, liên hệ với phòng khám DrKnee ngay từ hôm nay nhé!

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00