Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Biểu Hiện Khi Bị Trật Khớp Gối và Các Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Biểu Hiện Khi Bị Trật Khớp Gối và Các Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Biểu Hiện Khi Bị Trật Khớp Gối và Các Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Khớp gối, bộ phận chịu trọng lượng cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển, thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ tổn thương. Trong số các chấn thương phổ biến, trật khớp gối là một vấn đề đáng lưu tâm, gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh. Vậy trật khớp gối là gì? Đâu là nguyên nhân dẫn đến trật khớp đầu gồi và dấu hiệu nhận biết như thế nào? Làm thế nào để sơ cứu khi phát hiện trật khớp đầu gối? Hãy cùng phòng khám Drknee đi tìm câu trả lời qua bài viết này.

Trật khớp gối là gì?

trật khớp gối là gì

Đầu gối bao gồm 3 xương chính: xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Các xương đầu gối được kết nối với nhau bởi các dây chằng và sụn, giúp giữ cho khớp gối ổn định và hoạt động trơn tru.

Trật khớp đầu gối xảy ra khi xương đùi và xương chày bị lệch khỏi vị trí bình thường, khiến khớp gối mất ổn định, gây đau nhức hạn chế vận động. Tình trạng này thường dễ nhận biết bằng mắt thường do sự lệch lạc rõ rệt của khớp. Ngoài ra, trật khớp thường đi kèm với tổn thương các cấu trúc xung quanh như dây chằng, bao khớp, gân cơ, thậm chí ảnh hưởng đến mạch máu và dây thần kinh quanh khớp.

>> Xem thêm: Tìm Hiểu Chi Tiết Về Gai Khớp Gối Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Dấu hiệu trật khớp đầu gối

dấu hiệu trật khớp gối

Dấu hiệu trật khớp gối thường rất rõ ràng và dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, một số dấu hiệu thường gặp như:

  • Vùng đầu gối phát ra âm thanh rộp ngay tại thời điểm bạn bị chấn thương.
  • Đau dữ dội ở vùng đầu gối: Dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất thường thấy là xuất hiện những cơn đau dữ dội đột ngột ở vùng khớp gối, và tăng lên khi bạn cố gắng di chuyển khớp gối.
  • Sưng nề, bầm tím: Do máu tích tụ và dịch viêm tích tụ nên khi bị trật khớp gối vùng khớp gối sẽ sưng nề lên nhanh chóng. Bầm tím thường xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày tuỳ vào mức độ tổn thương khớp gối.
  • Vùng đầu gối cảm giác bất ổn định: các xương trong khớp gối bị dịch chuyển dẫn đến khớp gối sẽ có cảm giác lỏng lẻo, không ổn định, dễ bị trượt hoặc vẹo.
  • Khớp gối bị biến dạng, lệch khỏi vị trí ban đầu có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.

>> Xem thêm: 5 Triệu Chứng Thoái Hóa Khớp Gối Giúp Bạn Có Thể Phòng Ngừa

Nguyên nhân trật khớp đầu gối

nguyên nhân trật khớp đầu gối

Trật khớp đầu gối thường do tác động mạnh từ bên ngoài như té ngã, tai nạn giao thông, chơi thể thao dẫn đến va chạm mạnh trực tiếp vào vùng đầu gối hoặc hoạt động gắng sức, xoay người đột ngột, nhảy cao, chạy nhanh,…

Ngoài ra, suy yếu sụn khớp, loãng xương,..cũng là nguyên nhân khiến khớp gối dễ bị tổn thương.

Một số trường hợp khác trật khớp đầu gối bẩm sinh, do cấu trúc xương bất thường hoặc dây chằng yếu sẽ dễ bị căng quá mức hoặc đứt có thể dẫn đến trật khớp gối,…

>> Xem thêm: [Giải Đáp 2024] Những Nguyên Nhân Thoái Hóa Khớp Gối Bạn Nên Biết

Hướng dẫn sơ cứu tại nhà

sơ cứu khi bị trật khớp gối

Mức độ đau do trật khớp gối có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Khi bị trật, việc đầu tiên bạn cần làm là ngồi yên, ngừng các hoạt động đang làm để tránh trường hợp trật nặng hơn.

  • Duỗi thẳng chân: Nếu bạn có thể duỗi thẳng đầu gối mà không quá đau, hãy thử thực hiện động tác duỗi thẳng đầu gối. Tuy nhiên, nếu cảm thấy bị kẹt hoặc quá đau để duỗi thẳng, hãy cố gắng giữ đầu gối ở vị trí cố định và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Nâng cao chân: Nâng cao chân bị trật lên cao hơn tim sẽ giúp giảm sưng.
  • Cố định khớp gối: sử dụng băng,nẹp,…hoặc bất kỳ vật dụng nào có thể cố định khớp gối, việc cố định khớp đầu gối sẽ giúp giảm đau.
  • Chườm lạnh: Nhiệt độ thấp giúp có thể làm co mạch máu giảm thiểu tình trạng tích tụ máu quanh vùng bị thương. Vì việc chườm lạnh vào vùng đầu gối bị trật khớp sẽ giúp giảm sưng đau, hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Lưu ý, chườm nhẹ nhàng, không ấn mạnh, tránh việc tiếp xúc trực tiếp đá vào da hoặc quá lạnh gây tê cóng, hoặc bỏng lạnh.

Việc tự đánh giá mức độ đau sẽ giúp bạn đưa ra phương án xử lý phù hợp, giảm thiểu nguy cơ tổn thương thêm.

Giải đáp một số câu hỏi thường găp

Trật khớp đầu gối khi nào nên gặp bác sĩ?

Trật khớp đầu gối là một chấn thương nghiêm trọng, nếu kéo dài không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan xung quanh và có thể dẫn đến các biến chứng hoặc nguy hiểm hơn là dẫn đến tàn tật khi xử lý quá trễ. Vì vậy khi gặp các vấn đề về trật khớp gối do các chấn thương nặng, tái phát,…hãy đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Trật khớp đầu gối có đi được không?

trật khớp gối có đi được không

Trật khớp đầu gối do cấu trúc xương đầu gối bị lệch dẫn đến người bệnh không thể di chuyển đi lại bình thường. Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương, trật khớp gối nhẹ hoặc nặng mà người bệnh có thể di chuyển lại bình thường hay không. Trong một số trường hợp người bệnh cần nẹp khớp gối, phẫu thuật,…sẽ gây hạn chế vận động, khó khăn trong quá trình di chuyển trong một khoảng thời gian.

Trật khớp đầu gối bao lâu thì khỏi?

Thời gian phục hồi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ trật nhẹ hay nặng, hiệu quả của quá trình sơ cứu lúc ban đầu hay phương pháp điều. Trong trường hợp trật khớp gối nhẹ chỉ cần sơ cứu đúng cách như chườm lạnh, bó nẹp,…thì có thể di chuyển đi lại bình thường. Nhìn chung, thời gian phục hồi trật khớp đầu gối khoảng 6-8 tuần để có thể phục hồi hoàn toàn.

Phương pháp điều trị khi trật gối

Điều trị bằng vật lý trị liệu

điều trị trật khớp đầu gối

Để điều trị trật khớp gối, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật nắn chỉnh để đưa các xương ở khớp gối về vị trí ban đầu. Bằng cách sử dụng lực tay, bác sĩ sẽ điều chỉnh vị trí của xương bánh chè, xương đùi và xương ống chân, giúp khớp gối trở lại trạng thái bình thường.

Sau khi nắn chỉnh, khớp gối sẽ được cố định bằng cách bó bột hoặc bó ống. Bó bột giúp giữ cố định khớp gối trong tư thế gập nhẹ khoảng 15 độ trong vòng một tuần. Sau đó, bó ống sẽ được sử dụng trong ba tuần tiếp theo để hỗ trợ phục hồi chức năng của khớp gối và giảm đau.

Sau khi tháo bó bột hoặc bó ống, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện các bài tập vật lý trị liệu. Các bài tập này tập trung vào việc co duỗi khớp gối, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp vùng đầu gối, cải thiện độ linh hoạt của khớp và ngăn ngừa cứng khớp.

Phương pháp này giúp người bệnh phục hồi chức năng khớp gối một cách hiệu quả, giảm đau và sớm trở lại các hoạt động thường ngày.

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Các Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Thoái Hóa Khớp Gối Cho Bệnh Nhân

Phẫu thuật điều trị trật khớp đầu gối

Phẫu thuật điều trị trật khớp gối nhằm điều chỉnh sự sai lệch vị trí cấu trúc xương đùi, xương chày, hoăc trật khớp gối gây tổn thương đến dây thần kinh, dây chằng bị rách. Tuy theo mức độ tổn thương bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật đóng khung cố định bên ngoài hoặc bên trong xương đùi, xương chày bằng đinh. Phẫu thuật để điều trị khớp đầu gối người bệnh có thể đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn như nhiễm trùng, cứng khớp mãn tính, khớp gối bến dạng vĩnh viễn, dây thần kinh xung quanh có thể bị tổn thương, sức khoẻ và chức năng khớp gối mất ổn định. Do đó điều trị trật khớp gối bằng phương pháp phẫu thuật không phải là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu.

Biện pháp phòng ngừa trật khớp đầu gối

phòng ngừa trật khớp gối

Để phòng ngừa trật khớp gối bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Luyện tập các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện độ linh hoạt của khớp gối, giúp giảm nguy cơ chấn thương.
  • Khi chơi thể thao nên chú ý cẩn thận tránh va đập mạnh gây chấn thương, có thể sử dụng đai bảo vệ khi chơi để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
  • Chú ý tư thế khi hoạt động giúp trọng lượng cơ thể phân bổ đều giúp giảm áp lực lên khớp gối và không nên hoạt động quá sức.
  • Cẩn thận trong các hoạt động hằng ngày, tránh các hoạt động có nguy cơ chấn thương cao, cần có biện pháp bảo vệ.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho khớp gối như cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D giúp duy trì sức khoẻ xương khớp. Hạn chế các thực phẩm có thể gây viêm khớp, ảnh hưởng xấu đến khớp gối như những đồ ăn chứa nhiều đường, chất béo.
  • Thăm khám sức khoẻ định kỳ giúp phát hiện và điều trị kịp thời bảo vệ hệ xương khớp khoẻ mạnh.

Trật khớp gối có thể điều trị và phục hồi giúp người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, trật khớp gối có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng tác động xấu đến khả năng vận động nếu không được chữa trị kịp thời. Việc phát hiện và điều trị sớm là chìa khoá vàng giúp đảm bảo được khả năng phục hồi tối ưu, mang lại hiệu quả cao. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở khớp gối hãy liên hệ ngay với phòng khám Drknee để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Phòng khám Drknee chuyên sâu khớp gối, tự hào là phòng khám đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại chỉ chuyên sâu về khớp gối nhằm mang đến hiệu quả cao nhất cho người bệnh. Mang trong mình sứ mệnh “Vì một Việt Nam hết đau gối, xương khớp khỏe mạnh, chất lượng cuộc sống được nâng cao ngang bằng với các nước phát triển”.

Phòng khám Drknee với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm đang làm việc tại các bệnh viện lớn như BV Chợ Rẫy, FV,  Đại học Y Dược, CTCH,.. Với trang thiết bị hiện đại, điều trị chuẩn y học Pháp, sử dụng thuốc chính hãng, cam kết điều trị giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng đau khớp gối, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thông tin liên hệ:

Số điện thoại: 0938 246 482

Địa chỉ: Số 42/31Phạm Nhữ Tăng, Phường 4, Quận 8, TP.HCM

Email: [email protected]

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00