Thoái hóa cột sống từ xưa đến nay luôn là một bệnh phổ biến đối với người cao tuổi, đặc biệt ở những người có sự hoạt động quá mức trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên hiện nay, bệnh đang ngày dần tăng lên ở độ tuổi trẻ hơn rất nhiều. Cho nên, chúng ta cần tìm hiểu các nguyên nhân, các phương pháp để kiểm soát được các nguy cơ gây nên thoái hóa cột sống ở bản thân chúng ta.
Thoái hoá cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ xảy ra ở những đốt sống bị tổn thương thuộc cổ, thông thường đó là những thoái hóa đốt trong đoạn C5 đến C7 của cột sống, khi đó những tổn thương gây ra có thể ảnh hưởng xung quanh vai gáy của người bệnh rất nhiều
Thoái hoá cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra ở những đốt sống bị tổn thương thuộc phần thắt lưng, thông thường đó là những thoái hóa đốt trong đoạn L1 đến L5 của cột sống, khi đó những tổn thương gây ra có thể ảnh hưởng thắt lưng và nặng thêm gây ảnh hưởng xuyến bẹn và chân của người bệnh
Biểu hiện, triệu chứng
Nhìn chung, các biểu hiện của thoái hóa cột sống đều giống nhau. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng thoái hóa ở vị trí nào mà có những biểu hiện ở những phần xung quanh cần được lưu ý.
- Biểu hiện chung nhất đó là sự khó chịu rất lớn bởi bị đau nhức cao, đặc biệt ở những trường hợp người bệnh có sự vận động liên quan đến các cột sống đó như: cúi người xuống sâu để bê các vật khác, xoay người đột ngột, vặn cổ hay lưng quá mức hay hoạt động bình thường quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Mặt khác, khi chúng ta không vận động thì mức độ đau sẽ giảm đi rất nhiều.
- Ở những người bệnh bị thoái hóa, bên cạnh những cơn đau khó chịu thì cũng sẽ khó khăn trong việc chọn lựa tư thế khi đứng, ngồi hay nằm. Bởi sự mỏi mệt của cột sống sẽ xảy ra sau thời gian ngắn mình duy trì một tư thế cố định.
- Một tình trạng thường gặp nữa là những cơn đau ở phía dưới lưng do mỏi, cơn đau thường xảy ra rất liên tục gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt của người bệnh.
- Cũng giống như việc thiếu chất nhờn ở khớp gối, khi thiếu chất nhờn ở cột sống thì cũng gặp tình trạng có âm thanh “lục cục, lạo xạo” khi chung ta vận động liên quan đến cột sống. Đặc biệt tiếng âm thanh sẽ to lên nếu bạn vận động cố sức để cúi người hay ưỡn ngực của mình, đối với tình trạng thiếu chất nhờn và khô khớp nhiều thì tiếng âm thanh càng nặng.
- Hình ảnh thường thấy nhất khi bạn có sự thoái hóa cột sống nặng là tình trạng cong vẹo cột sống được nhìn thấy bằng mắt thường. Cổ của bạn có thể bị nghiêng nếu là tình trạng thoái hóa cột sống cổ hay cột sống thắt lưng của bạn bị nghiêng, vẹo làm tướng đứng của bạn không còn được thằng và cân bằng như người bình thường.
- Nếu trường hợp đau nhiều và lâu dài, viêm và sưng sẽ xuất hiện sau đó. Tình trạng đó nếu sờ lên bạn sẽ thấy đau nặng hơn.
Một số biểu hiện và triệu chứng khác ở từng vị trí thoái hóa
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Vùng phía dưới lưng của bạn sẽ bị đau nhiều hơn, cụ thể là các bộ phận bẹn, lưng dưới. Nếu tình trạng nặng nữa sẽ lan sang đến bắp chân và cẳng chân của bạn.
- Thoái hóa cột sống cổ: Khó chịu nhất chính là khu vực cổ vai. Dần là tới đau khu vực lưng trên và lan xuống khu vực lưng dưới. Nếu tình trạng nặng thêm thì sẽ lan sang các cánh tay và bàn tay của bạn. Ở một số người bệnh, thường có thể gặp tình trạng đau đầu kèm theo khi đau cột sống cổ.
Nguyên nhân
Thoái hóa cột sống được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, có thể nguyên nhân từ tuổi tác, tổn thương không chữa trị hay có thể do sự vận động không đúng mức trong thời gian lâu dài, cụ thể được ghi nhận như sau:
- Ở những người tuổi già từ 60 tuổi trở đi thì tình trạng này gặp phải rất nhiều. Hiện nay, độ tuổi được chẩn đoán thoái hóa cột sống ngày càng bị trẻ hóa, từ 40-50 tuổi đã chiếm tỉ lệ cao hơn trước rất nhiều.
- Nguyên nhân gây nên việc trẻ hóa độ tuổi mắc thoái hóa cột sống có thể chính do các tư thế không đúng trong sinh hoạt. Ở người trẻ, tình trạng ngồi hay đứng không đúng cách trong một thời gian dài sẽ gây nên cột sống bị cong vẹo, từ đó nếu không điều trị kịp thời sau thời gian chuyển thành thoái hóa cột sống ở vị trí đó.
- Một nguyên nhân gây thoái hóa trực tiếp đó là có tiền sử phẫu thuật ở lưng hay cổ trước đó, trong trường hợp không chăm sóc hợp lý và đúng cách, không theo hướng dẫn lưu ý của bác sĩ điều trị cũng dễ gây nên việc thoái hóa cột sống trong thời gian sau này.
- Những người chơi thể thao quá mức gây nên các tổn thương, chấn thương thường xuyên cũng là tiền đề cho thoái hóa cột sống ở thắt lưng và cổ.
Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?
Bất kì một bệnh nào nếu không được điều trị kịp thời, để quá lâu dài đều có những nguy hiểm nhất định. Đối với thoái hóa cột sống nếu như không phát hiện và điều trị nhanh chóng thì có thể gây nên những trường hợp nghiêm trọng khác như:
- Chèn ép rễ thần kinh: Trường hợp hay gặp và gây nguy hiểm đối với những người bị thoái hóa cột sống là bị chèn ép rễ thần kinh. Khi đó, ngoài việc đau nhiều hơn thì người bệnh còn có cảm giác tê và ngứa, liên đới đến các bệnh khác liên quan đến dây thần kinh như: Hội chứng cổ vai gáy làm khó sinh hoạt và luôn mệt mỏi, làm thần kinh tọa cũng bị đau nhiều và nếu nặng nhất thì tổn thương dây thần kinh dẫn đến tàn phế.
- Gây thoát vị đĩa đệm: Ở thoái hóa cột sống nặng là tiền đề gây nên việc thoái vị đĩa đệm. Khi đó các chất nhầy phía bên ngoài lớp cột sống sẽ bị tổn thương, đĩa đệm sẽ di chuyển làm dẫn đến tình trạng thoái vị xảy ra.
- Gai cột sống: Đó là tình trạng hình thành gai xương ở những trường hợp cột sống bị tổn thương sụn và khô dịch nhờn. Khi đó những cơn đau do ma sát với gai xương xảy ra thường xuyên hơn và gây khó chịu rất nhiều đối với người bệnh.
- Gây trượt đốt sống: Đây là tình trạng cột sống có sự di chuyển bất thường, thường di chuyển ra phía trước hoặc phía sau của thân đốt sống, không còn liền khớp với đốt sống bên dưới. Nguyên nhân chủ yếu do khi thoái hóa cột sống, dây chằng ở đây sẽ yếu dần, không giữ nổi đốt sống gây nên biến chứng trượt đốt sống.
- Hẹp ống sống: Khi thoái hóa khớp nặng, gai xương được hình thành. Khi đó, các gai xương này lớn lên bị phát triển lên làm ảnh hưởng chèn ép đến ống của cột sống, gây hẹp ống sống và nặng hơn là chèn ép tủy sống. Ngoài ra, khi thoái hóa cột sống nặng, sự tổn thương hệ thống dây chằng sẽ xuất hiện hoặc gây dày dây chằng làm gây nên hẹp ống sống.
Hình ảnh học liên quan
Hiện nay có rất nhiều phương pháp hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh lý thoái hóa cột sống hiện nay, chúng có thể giúp cho người bệnh đánh giá được các mức độ nặng nhẹ của thoái hóa, có thể kể đến như:
– Chụp X-quang: Đây là phương pháp để ghi nhận lại những tình trạng có thể bị biến chứng của thoái hóa cột sống như tình trạng của đĩa đệm, sự xuất hiện của gai xương hay có thể giúp xem được mức độ hẹp rộng của khe khớp.
– Chụp CT: Ở phương pháp này sẽ nhận được hình ảnh rõ hơn về các vấn đề nêu như chụp X quang. Từ đó giúp chắc chắn chẩn đoán chính xác nhất cho người bệnh.
– Chụp MRI: phương pháp này rõ hơn nữa về tình trạng cột sống của người bệnh. Ngoài các vấn đề như trên, chúng ta còn có thể thấy được các tình trạng của một số bộ phận xung quanh như cơ bắp, dây chằng hay cả gân của người bệnh.
– Phương pháp chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn: Đây là trường hợp có thể cho biết được những đốt sống nào đang bị tổn thương rõ rệt của người bệnh. Thông thường, bác sĩ và các chuyên gia thường kết hợp với chụp X quang để đánh giá chính xác nhất tình trạng thoái hóa cột sống.
Một số hình ảnh về thoái hóa cột sống được ghi nhận
Điều trị như thế nào?
Mục tiêu điều trị
- Giảm đau cột sống
- Duy trì hoặc phục hồi chức năng vận động của cột sống
- Giảm thiểu tổn hại lên chức năng của cột sống
- Bảo tồn cột sống, ngăn ngừa biến dạng của cột sống (vẹo hay sai lệch)
- Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh
- Cần hướng dẫn cho người bệnh và người nhà những vấn đề cần lưu ý.
Cho nên từ đó đưa ra được 3 hướng điều trị chính: Điều trị không dùng thuốc (chăm sóc cơ thể), điều trị dùng thuốc (nội khoa) và phẫu thuật (Ngoại khoa). Điều trị không dùng thuốc là cốt lõi nhất trong điều trị thoái hóa, điều trị dùng thuốc chủ yếu sẽ điều trị triệu chứng, trong khi phẫu thuật sẽ được cân nhắc cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp mức độ nặng, đau kéo dài và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống.
Đối với điều trị không dùng thuốc
Có thể kể đến như bổ sung các chất dinh dưỡng thường xuyên và phù hợp, một số các như tập luyện những bài tập vật lý trị liệu, thay đổi sinh hoạt, tư thế, tập thể dục, tập yoga, phối hợp những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý.
Ngoài ra cũng có một số cách khác như:
- Chườm nóng (bao gồm cả tắm nước nóng) hoặc chườm lạnh giúp giảm đau, cải thiện cử động và giảm co cứng cơ: Người bệnh có thể sử dụng túi chườm nóng/lạnh để giảm bớt những cơn đau mang lại, giúp giảm sự cơ cứng tức thì, nhức mỏi do ngồi hay tư thế sai lúc ngủ.
- Châm cứu có thể hỗ trợ trong một số trường hợp nếu được bác sĩ điều trị của bạn khuyến cáo, gợi ý. Phương pháp này dùng các mũi kim để châm vào các huyết trong cơ thể, giúp góp phần đả thông các thần kinh và mạch máu giúp người bệnh giải tỏa được các bó cơ, giảm đau và giúp di chuyển một cách nhẹ nhàng, dễ dàng hơn.
- Các phương pháp khác như massage trị liệu, thể dục và vật lý trị liệu theo hướng dẫn để giúp tăng sức cơ nhằm hỗ trợ dây chằng không bị yếu theo thời gian.
Đối với điều trị nội khoa
Có rất nhiều thuốc được chỉ định cho điều trị thoái hóa cột sống. Có thể kể đến thuốc kháng viêm không steroid, các thuốc giảm đau đường uống như paracetamol, tramadol; các nhóm thuốc tiêm trong khớp như corticoid và một số nhóm thuốc khác như: thuốc giãn cơ, thuốc dùng ngoài khác.
Đối với điều trị ngoại khoa
Đây là phương pháp điều trị được lựa chọn cuối cùng nếu các phương pháp trên không đáp ứng được người bệnh. Khi các đốt của cột sống bị tổn thương quá nặng, các bác sĩ và chuyên gia sẽ tiến hành phẫu thuật để thay các đốt sống bằng các vật liệu y tế thích hợp, giúp người bệnh có thể có được một cột sống nhân tạo tốt hơn. Khi phẫu thuật sẽ giúp cho người bệnh đẩy nhanh quá trình phục hồi hơn, giúp sự vận động của người bệnh tốt hơn rất nhiều.
Khi thoái hóa cột sống tiến triển nặng lên, các biến chứng gặp phải sẽ nhiều hơn bao gồm: Chèn ép rễ thần kinh, gây thoát vị đĩa đệm, xuất hiện gai cột sống, gây trượt đốt sống, hẹp ống sống. Ở những trường hợp này, dù vật lý trị liệu hay dùng thuốc cũng không thể nào chữa khỏi được. Phương pháp duy nhất đó là ngoại khoa: phẫu thuật để giải quyết những biến chứng trên.
Các cuộc phẫu thuật có thể diễn ra để điều trị các biến chứng trên như: phẫu thuật giải phóng sự chèn ép lên rễ thần kinh, từ đó làm rộng ra ống sống của cột sống. Khi đó, lấy bỏ toàn bộ đĩa đệm và cố định lại cột sống giải quyết được các vấn đề gặp phải. Ở trường hợp thoái vị địa đệm do thoái hóa lâu ngày, việc mổ để lấy khối thoát vị là điều rất cần thiết, đối với trường hợp trượt đốt sống thì phẫu thuật giúp làm vững cột sống lại.
Cho nên, ngoại khoa chính là giải pháp cuối cùng và hiệu quả nhất cho những người bị thoái hóa. Không chỉ chữa trị bệnh mà còn có thể điều trị các biến chứng khi thoái hóa cột sống nặng gây ra.
Các biện pháp hạn chế triệu chứng
Sinh hoạt, lối sống
Việc thay đổi sinh hoạt là rất cần thiết đối với thoái hóa nói chung và thoái hóa cột sống nói riêng. Tất cả các bệnh nhân bị hoặc có nguy cơ thoái hóa cột sống luôn được khuyến khích thay đổi lối sống. Các bài tập thể dục nâng cao sức bền và sức mạnh là cần thiết nhưng nên thực hiện một cách vừa phải như: đi bộ, bơi lội hay yoga. Cần lưu ý các tư thế hoàn chỉnh nhất tránh cho việc vẹo hay sai lệch cột sống cổ và thắt lưng
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu được thực hiện thường xuyên, từ 3 đến 4 lần mỗi tuần sẽ giúp bạn cải thiện chức năng về thể chất, giúp giảm đau hiệu quả, giảm tần suất dùng các thuốc giảm đau được bác sĩ chỉ định. Chúng giúp cho giảm bớt các áp lực và trọng lượng lên cột sống và đĩa đệm của bạn. Đặc biệt, trên thế giới luôn khuyến cáo người bệnh thoái hóa cột sống nên luyện tập cùng với chuyên gia có uy tín và cần duy trình vật lý trị liệu thường xuyên ngay tại gia đình của bạn.
Hy vọng những thông tin mà DrKnee chia sẻ trên đây giúp các bạn có đủ kiến thức hiểu biết về thoái hóa cột sống. Để được tư vấn và thăm khám về các tình trạng sức khỏe của bạn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây: Phòng khám DrKnee, website: https://drknee.vn/