Yoga là một trong những môn thể dục nâng cao sức khỏe cũng như phát triển các cơ quan của con người đặc biệt là cột sống, các khớp xương, lưng và cổ,… Vậy người bệnh thoái hóa cột sống có nên tập yoga để cải thiện xương khớp cũng như nâng cao sức khỏe? Hãy cùng Phòng khám DrKnee giải đáp thắc mắc này qua bài viết bên dưới nhé!
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là bệnh lý nói về tình trạng viêm xương khớp và quá trình lão hóa tự nhiên ở xương của con người khi tuổi cao. Thế nhưng, hiện nay, thoái hóa cột sống cũng xuất hiện với người trẻ tuổi đặc biệt là nhân viên văn phòng do tư thế ngồi không hợp lý, mang vác năng và thói quen ngủ,… Bệnh cũng thường xuất hiện đối với người có lối sống lười vận động khiến các khớp xương và cột sống phát triển quá trình thoái hóa nhanh, mất sự dẻo dai,… Thoái hóa cột sống ở cổ và thắt lưng hiện nay đang rất được phổ biến.
Để ngăn ngừa bệnh thoái hóa cột sống mọi người nên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và dẻo dai xương khớp. Người bệnh thoái hóa cột sống có nên tập yoga, đi bộ ở mức độ vừa phải để tăng cường cơ bắp, cung cấp chất dinh dưỡng cho đĩa đệm và đẩy lùi quá trình thoái hóa xương khớp.
Người bệnh thoái hoá cột sống có nên tập Yoga không?
Yoga là môn thể dục thể thao giúp cho cột sống của bạn được kéo giãn, các khớp xương được tăng độ chắc khỏe và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, khi tập yoga sẽ vận động cơ thể rất nhiều, vì thế, có nhiều thắc mắc “người bệnh thoái hoá cột sống có nên tập Yoga?”. Theo các chuyên gia xương khớp, yoga là bộ môn phù hợp để người bệnh thoái hóa cột sống nên luyện tập vì sẽ giúp tăng cường độ dẻo dai của xương khớp.
Người bệnh thoái hóa cột sống có thể tự tập yoga ở nhà bằng các bài tập yoga đơn giản được hướng dẫn trên các nền tảng mạng xã hội hay các chương trình tivi. Tuy nhiên, nên luyện tập với mức độ vừa phải, kết hợp với nghỉ ngơi để không gây quá sức làm tác dụng ngược. Bên cạnh đó, nếu không chắc chắn về các động tác cũng như muốn rèn luyện đúng theo quy chuẩn, đạt hiệu quả tốt nhất, tránh nhàm chán khi tập cũng như những tổn thương không đáng có… người bệnh nên tham khảo ý kiến hay tham gia lớp học của huấn luyện viên Yoga.
>> Xem thêm: Giải Đáp Thắc Mắc: Thoái Hóa Cột Sống Có Nên Tập Gym Hay Không? Lợi Ích, Nguy Cơ và Phương Pháp Tập Luyện
Yoga giúp bạn có thể cải thiện bệnh thoái hóa cột sống như thế nào?
“Người bệnh thoái hoá cột sống có nên tập Yoga và mang lại hiệu quả gì?” là điều được rất nhiều người quan tâm. Tập yoga mỗi ngày, đúng tư thế với mức độ luyện tập phù hợp sẽ giúp cho người bệnh được cải thiện rất nhiều về cột sống và các khớp xương. Hãy cùng DrKnee tìm hiểu các lợi ích của việc luyện tập yoga bên dưới nhé!
Tăng cường cơ bắp
Thoái hóa cột sống sẽ làm cho các cơ và đĩa đệm suy yếu. Tập yoga sẽ giúp cho cơ thể phát triển một số cơ nhất định như: cơ đặc hiệu, các nhóm cơ ở cổ, lưng và vùng bụng,… giúp tăng sức mạnh cho cơ bắp và hỗ trợ cho việc điều trị thoái hóa cột sống. Bên cạnh đó, tập yoga cũng sẽ giúp cho người bệnh duy trì vị trí và tư thế đúng, giảm thiểu hiện trạng bị đau nhức cột sống do thoái hóa.
Căng và thư giãn cơ
Luyện tập yoga giúp cho người bệnh cải thiện và tăng giới hạn chuyển động cũng như linh hoạt các bộ phận lưng, cổ,… Các bài tập yoga có những nhịp nghĩ giúp cho các cơ được thư giãn khi luyện tập. Ngoài ra, yoga góp phần thúc đẩy tuần hoàn máu, thúc đẩy chất dinh dưỡng và chữa lành đĩa đệm.
Cải thiện độ cong của cột sống
Yoga giúp bạn cải thiện, cân bằng tư thế và các bộ phận trong cơ thể. Song song đó, luyện tập yoga sẽ giúp cho người bệnh tăng cường sức mạnh cho cơ thể góp phần đóng góp lấy giữ sự thăng bằng của cơ thể và hạn chế áp lực lên đĩa đệm.
Luyện tập yoga mỗi ngày còn giúp cho bạn tránh được những tư thế sai và giảm nguy cơ bị thương nhiều hơn đối với đĩa đệm. Ngoài ra, yoga cũng cân bằng được cân nặng và hạn chế sự béo phì cho cơ thể. Người bị thoái hoá cột sống có nên tập Yoga đúng cách và đúng mực để mang đến những thuận lợi cho việc cải thiện bệnh.
>> Xem thêm: Thoái Hóa Cột Sống Và Những Bài Tập Thoái Hóa Cột Sống Trong Điều Trị Và Hồi Phục Bệnh
Lưu ý về các bài tập yoga cho người bệnh thoái hóa cột sống
Cũng như đã được đề cập ở trên, người bệnh thoái hoá cột sống có nên tập yoga vì chúng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Thế nhưng, phải cân nhắc một số lưu ý sao trong quá trình tập để hạn chế tác dụng ngược, dẫn đến đến bệnh tình ngày càng nặng hơn.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về bệnh lý trước khi luyện tập các bài tập yoga.
- Trước khi luyện tập, nên dành 5 – 10 phút để khởi động cho cơ thể và các cơ ấm lên, hạn chế sự chấn thương trong quá trình thực hiện các động tác.
- Bắt đầu từ những động tác nhẹ nhàng và tăng dần về động tác từ từ, để có thể được thích ứng với các bài tập không bị quá sức.
- Duy trì luyện tập yoga ít nhất 3 buổi/ tuần và mỗi buổi khoảng từ 30 – 60 phút, để giúp sức khỏe và khớp xương ngày càng được cải thiện theo thời gian.
- Chọn trang phục thoải mái và không gian hợp lý khi tập yoga.
Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí bị thoái hóa cột sống mà người bệnh có những bài tập phù hợp. Đối với thoái hóa cột sống dẫn đến hẹp ống sống, thì người bệnh không nên luyện tập các bài tập uốn cong lưng. Còn nếu là thoái hóa cột sống ở cổ, bạn nên tránh các bài tập yoga trồng chuối trên đầu hoặc vai.
Một số bài tập yoga cho người bệnh thoái hóa cột sống
Người bệnh thoái hóa sống nên tập các bài tập yoga nào? Hãy cùng DrKnee tìm hiểu ba bài tập cơ bản, dễ thực hiện tại nhà bên dưới nhé!
Bài tập số 1: Tư thế em bé
Đối với bài tập yoga tư thế em bé sẽ giúp cho người bệnh cải thiện các cơn đau nhức vùng lưng, cổ, thư giãn các khớp xương và kéo dài cột sống. Bài tập dễ thực hiện và phổ biến cho người bệnh thoái hóa cột sống.
Các bước thực hành yoga tư thế em bé như sau:
- Tư thế ngồi xuống sàn và hai chân gập lại sau đó ngồi lên gót chân, mở rộng phần đầu gối và hông người
- Gập người từ từ về phía trước nhưng vẫn giữ vững 2 đùi, mở rộng thêm phần hông.
- Hai tay thẳng hàng với đầu gối và vươn thẳng qua đầu, thả lỏng vai và hít thở nhịp nhàng trong thời gian khoảng 30 giây.
- Nâng người lên từ từ và thu tay lại vị trí ban đầu kết hợp với hít thở nhẹ nhàng và kết thúc bài tập.
Bài tập số 2: Tư thế cây cầu
Bài tập với tư thế cây cầu có các động tác nhiều đến cột sống cổ và thắt lưng giúp cho người bệnh giãn các vùng cơ khớp xương ở lưng và tăng đàn hồi cho cột sống. Ngoài ra, bài tập còn giúp lưu thông máu và sụn khớp được nhận oxy và dưỡng chất tốt hơn.
Cách thực hiện bài tập yoga tư thế cây cầu:
- Tư thế người tập nằm ngửa trên sàn, hai chân sát nhau, tay thả lỏng hướng theo chiều của cơ thể và hai lòng bàn tay được up xuống.
- Hai chân được mở rộng bằng vai sau đó đầu gối từ từ co lại vuông góc với mặt đất, nâng mông lên khỏi mặt sàn.
- Giữ vững tư thế kết hợp với hít thở nhịp nhàng khoảng 15 giây.
- Từ từ hạ phần lưng sau đó là phần hông xuống dưới sàn và trở về vị trí ban đầu.
- Luyện tập động tác từ 8 – 10 lần.
Bài tập số 3: Tư thế rắn hổ mang
Tư thế yoga rắn hổ mang sử dụng chủ yếu vùng cột sống lưng và cơ lưng dưới. Động tác này giúp các đốt sống được kéo giãn, lưu thông máu dễ dàng và tăng độ đàn hồi cho các khớp xương. Bên cạnh đó, tư thế rắn hổ mang còn giúp giảm các cơn đau cổ vai gáy.
Tư thế yoga rắn hổ mang được thực hiện qua các bước sau:
- Tư thế nằm sấp xuống sàn với hai chân duỗi thẳng và tay đặt song song hay bên ngực với lòng bàn tay úp.
- Đặt hai bàn tay chặt xuống mặt sàn để chống đỡ để dùng lực. Các ngón tay nên được mở rộng và ấn đều lực lòng bàn tay xuống sàn.
- Sử dụng cơ lưng cùng lực tay để nâng thân người trên lên kết hợp với hít thở sâu.
- Cằm nghiêng phía lên trên và ngực đẩy hướng trần nhà và cách sản khoảng từ 20 – 30 cm.
- Giữ vững cơ thế khoảng 3 giây hoặc 4 – 5 nhịp thở và từ từ trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
- Thực hiện động tác 5 – 7 lần để nhận được hiệu quả bài tập.
Với bài viết trên, DrKnee hy vọng đã giải đáp được câu hỏi mà nhiều người quan tâm là “người bệnh thoái hoá cột sống có nên tập yoga không?”. Tập yoga đúng tư thế với tần suất hợp lý sẽ giúp cho người bệnh cải thiện được cột sống cũng như các khớp xương. Liên hệ ngay với DrKnee để được hướng dẫn nhiều bài tập yoga nâng cao sức khỏe hơn. Đội ngũ tư vấn viên của DrKnee luôn tận tình hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
>> Xem thêm về bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ.