Nhận Diện Các Bệnh Cơ Xương Khớp Phổ Biến: Từ Viêm Khớp Đến Loãng Xương

Nhận Diện Các Bệnh Cơ Xương Khớp Phổ Biến: Từ Viêm Khớp Đến Loãng Xương

Nhận Diện Các Bệnh Cơ Xương Khớp Phổ Biến: Từ Viêm Khớp Đến Loãng Xương

Một ngày bạn nhận ra đầu gối không còn được linh hoạt như trước, mỗi bước đi hay cử động gập duỗi chân cũng cứng hơn. Vùng thắt lưng đôi khi cũng đau nhói mỗi lần đứng lên ngồi xuống, chỉ bê vác vật nhẹ cũng là gánh nặng cho tấm lưng của bạn. Những vấn đề này vẫn luôn thường trực và bạn nên có sự chuẩn bị cho riêng mình trước những bệnh cơ xương khớp thường gặp này.

Bệnh cơ xương khớp là gì?

bệnh cơ xương khớp là gì

Hệ cơ xương khớp được tạo nên từ hệ thống xương, khớp kết nối với nhau nhờ cơ, dây chằng một cách vững chắc và linh hoạt. Điều này giúp định hình, nâng đỡ cơ thể và đảm bảo vai trò quan trọng nhất của hệ cơ xương khớp là vận động. Một khi bị tổn thương sẽ gây nên những hạn chế trong cử động, người bệnh sinh hoạt khó khăn, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.

Bệnh cơ xương khớp là những bất thường tại các thành tố xương, khớp, dây chằng hoặc cơ gây nên những hạn chế nhất định về vận động tại chỗ. Theo thống kê có hơn 200 loại bệnh cơ, xương khớp với những biểu hiện đa dạng và thương tổn phức tạp.Theo WHO, năm 2022 thế giới có tới 1.71 tỷ người gặp vấn đề bệnh lý cơ xương khớp.

Bệnh cơ xương khớp thường gặp

Bệnh cơ xương khớp thường được phân loại và gọi tên theo vị trí và tính chất tổn thương. Để dễ dàng hơn trong nghiên cứu thì ta chia bệnh cơ xương khớp thành hai nhóm.

  • Nhóm có chấn thương có thể kể đến chấn thương trong lao động, thể thao, sinh hoạt hay tai nạn giao thông.
  • Nhóm không chấn thương gồm bệnh lý tại xương khớp do viêm (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, gout..) bệnh lý không do viêm (thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp,..)  hay bệnh lý tự miễn( lupus ban đỏ hệ thống, viêm cơ tự miễn, xơ cứng bì,..), u xương,…

Thoái hóa khớp

thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng thương tổn thành phần cấu tạo nên ổ khớp. Đây là một tổ chức được cấu thành từ hai đầu xương tiếp giáp với nhau có lớp sụn, bao khớp bọc lấy tạo thành một khoang kín và dây chằng neo giữ xung quanh. Thoái hóa khớp xảy ra khi có hiện tượng bào mòn sụn, hẹp khe khớp, gai xương, viêm, gây tăng hoặc giảm tiết dịch khớp.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp hàng đầu phải kể đến quá trình lão hóa. Bệnh thường gặp ở người trung niên trên 45 tuổi. Những yếu tố khác như giới tính, cân nặng, vận động hay yếu tố di truyền, dị tật bẩm sinh cũng thúc đẩy quá trình bệnh lý. Chấn thương tại cơ, xương khớp cũng là yếu tố thuận lợi khiến khớp thoái hóa nhanh hơn.

Khớp càng chịu lực và hoạt động nhiều thì nguy cơ thoái hóa càng cao. Thoái hóa khớp gối là tình trạng phổ biến nhất, đặc biệt đối tượng trên 45 tuổi. Những người béo phì hoặc thường xuyên khiêng vác nặng làm tăng áp lực lên diện khớp. Thoái hóa khớp háng và khớp cổ chân cũng hay gặp vì chịu lực và tham gia vận động. Các khớp nhỏ như khớp cổ tay, khớp khuỷu thường ít thương tổn hơn.

Biểu hiện thường thấy nhất của thoái hóa khớp là đau nhức tại chỗ. Mức độ đau có thể nặng nhẹ tùy vào tình trạng thoái hóa. Có thể sưng tại chỗ nếu đi kèm viêm bao khớp, tràn dịch khớp,.. Hiện tượng cứng khớp, khó vận động và hạn chế tầm hoạt động cũng được ghi nhận. Nặng nề hơn có tình trạng biến dạng khớp, teo cơ,..nếu không can thiệp sớm.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm tràn, chệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép rễ thần kinh liên quan. Nguyên nhân có thể do tư thế làm việc sai, tai nạn lao động, chấn thương cột sống,.. Bê vác vật nặng hay ngồi lâu làm việc và thừa cân béo phì đều làm tăng áp lực lên cột sống. Yếu tố di truyền và tuổi tác cũng tạo điều kiện thuận lợi hình thành bệnh.

Thoát vị thường xảy ra ở cột sống thắt lưng và đốt sống cổ là nơi chịu lực và hoạt động nhiều. Biểu hiện thường gặp là cảm giác tê bì, châm chích lan theo đường đi của rễ thần kinh bị chèn ép. Đau sau khi vận động, khi thay đổi tư thế và giảm khi giãn cơ. Nặng hơn thì cảm giác vùng thần kinh chi phối bị giảm, cơ lực giảm và liệt chi.

>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Các Loại Nệm Dành Cho Người Bị Đau Lưng Và Thoát Vị Đĩa Đệm

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa dùng để chỉ tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh này. Cơn đau lan nhanh từ lưng xuống mông, đến mặt sau đùi và xuống bàn chân. Bệnh thường gặp nhất trong thoát vị đĩa đệm, khối lồi của đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí và chèn vào thần kinh. Gai xương trong thoái hóa cột sống thắt lưng hay tình trạng trượt đốt sống có thể làm hẹp lỗ liên đốt cột sống nơi thần kinh tọa đi ra.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm mạn tính với biểu hiện sưng nóng đỏ đau tại nhiều khớp, có tính đối xứng. Các khớp này thường giới hạn ở bàn tay, bàn chân. Bệnh đi kèm với hiện tượng cứng khớp, biến dạng khớp(bàn tay gió thổi). Trong giai đoạn trễ, biểu hiện cơ quan khác như nốt đỏ trên da, khô mắt, khô miệng cũng cần chú ý. Bệnh không chỉ tại khớp mà còn có thể ảnh hưởng đến tim, phổi.

>> Xem thêm: Các Giai Đoạn Và Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp

Bệnh gout (bệnh gút)

Bệnh gout xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể, dẫn đến tăng nồng độ acid uric trong máu. Từ đó lắng đọng các tinh thể urat trong khớp, da, tim, thận,..Biểu hiện trên lâm sàng là cơn đau dữ dội, cấp tính chỉ trong 1-2 ngày. Thường thấy nhất là vị trí ngón cái bàn chân, khớp bàn ngón chân. Bệnh thường diễn tiến mạn tính gây đau đớn kéo dài, biến dạng khớp và hạn chế vận động. Nặng nề hơn là gây phá hủy khớp gây tàn phế, suy tim suy thận.

Bệnh loãng xương

loãng xương

Loãng xương là bệnh lý rối loạn chuyển hóa tại xương làm tổn thương độ chắc, tăng nguy cơ gãy xương. Độ chắc của xương phản ánh qua hai yếu tố là chất lượng và khối lượng của xương. Khối lượng của xương được tính toán dựa trên mật độ khoáng chất của xương và khối lượng xương trong cơ thể. Chất lượng xương lại phụ thuộc thể tích của xương, vi cấu trúc và chu chuyển xương.

Nguyên nhân gây loãng xương là do mất cân bằng giữa tân tạo và phá hủy xương. Lý do lớn nhất là tuổi già, quá trình lão hóa khiến khối lượng xương mất đi nhanh hơn lượng xương được tạo ra. Yếu tố hormon estrogen giảm tạo điều kiện cho mật độ khoáng trong xương bị loãng hơn. Bệnh lý nội tiết, tiêu hóa, cơ xương khớp khác hay rối loạn di truyền, ung thư, thuốc,.. cũng là tác nhân gây bệnh.

Bệnh loãng xương thường không biểu hiện rõ trên lâm sàng mà chỉ phát hiện khi có biến chứng. Người bệnh cần cảnh giác khi có biểu hiện giảm chiều cao, khom hoặc gù lưng, cột sống biến dạng. Đau vùng đầu xương là triệu chứng dễ nhận thấy, đặc biệt những vùng xương chịu lực nhiều. Nặng hơn sẽ có thể gãy xương khi va chạm nhẹ hoặc không rõ chấn thương.

Bệnh xương khớp do chấn thương hay tai nạn gây ra

tai nạn chấn thương

Tai nạn lao động hay sinh hoạt hằng ngày đều có thể gây nên thương tổn đối với hệ cơ xương khớp. Nhẹ thì bong gân gây đau nhẹ và hạn chế phần nào vận động. Nếu không điều trị sớm dễ gây giãn dây chằng hoặc bong điểm bám dây chằng. Chấn thương mạnh hơn có thể gây dập cơ, đứt gân, đứt dây chằng hay gãy xương, dập nát xương. Tất cả cần được chẩn đoán sớm, can thiệp kịp thời.

Tóm lại, mỗi chúng ta cần có hiểu biết đúng mực trước những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp. Việc nhận diện chúng để phát hiện kịp thời, điều trị đúng lúc giúp tránh được biến chứng không mong muốn. Hiểu rõ được nguyên nhân giúp chúng ta phòng bệnh tốt hơn. Đó chính là điều mà DrKnee chúng tôi muốn hướng đến – Vì một cuộc sống lành mạnh với cơ thể khỏe mạnh hơn.

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00